Tại sao thời điểm chuyển từ hè sang thu lại rất dễ ốm vặt?

07/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Thời điểm giao mùa được nhận định là một trong những thời điểm có nền nhiệt dao động liên tục, nóng lạnh, nắng mưa bất thường nên nếu hệ miễn dịch yếu, bạn rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt vào giao mùa thu, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh.

Nguyên nhân bạn dễ bị ốm trong thời điểm giao mùa

Theo TS. Bradley Chipps, chủ tịch ĐH Dị ứng – Hen và Miễn dịch Mỹ, người có bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa sẽ dễ bị lây bệnh hơn do vi rút tập trung trong mũi họ. Ngoài ra, do hệ miễn dịch tập trung vào chứng dị ứng nên ít có nguồn lực để bảo vệ cơ thể khỏi các kẻ ngoại xâm khác. Thậm chí, nếu bạn không bị dị ứng, những sự thay đổi đột ngột về áp suất, nhiệt độ và gió có thể gây kích ứng đường thở và mũi – làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch vốn có nhiệm vụ chống lại cảm lạnh và nhiễm trùng.

Nghiên cứu này cũng cho thấy, cảm lạnh thường tăng lên khi nhiệt độ thấp đi. Nghiên cứu gần đây từ ĐH Yale cho thấy nhiệt độ môi trường chênh lệch khoảng 7 độ là đủ gây rối cho hệ thống phòng thủ vi rút của cơ thể. Nhiệt độ giảm và độ ẩm thấp có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ nhiễm virus rhinovirus, là loại virus gây cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Nhiệt độ thấp làm mát bề mặt cơ thể, nhưng có thể gây ra sự hạn chế trong các mạch máu ở mũi và đường hô hấp trên, có thể ức chế hệ thống phòng thủ của đường hô hấp. Điều kiện thời tiết này cũng có thể gây hẹp đường hô hấp và làm viêm đường hô hấp, trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng và hen suyễn.

Đọc thêm bài viết: Thời tiết thất thường, bố mẹ nên làm gì để bảo vệ trẻ?

Độ ẩm thấp làm khô đường hô hấp, không khí khô hơn có thể làm khô niêm mạc mũi, miệng, thực quản, phổi và khiến bạn dễ nhiễm trùng. Virus cúm được bao phủ bởi một lớp vỏ bên ngoài làm từ chất béo. Ở nhiệt độ cao, lớp vỏ này có thể bị tan chảy thành chất lỏng. Nhưng khi nhiệt độ giảm, lớp vỏ này đông đặc thành gel, giúp virus có thể chịu được nhiệt độ lạnh và di chuyển dễ dàng hơn từ người này sang người khác.

Lời khuyên để giữ sức khỏe khi thời tiết thay đổi

Giữ ấm cơ thể: Luôn giữ cho cơ thể được ấm, nhất là khi thời tiết lạnh, lúc này bạn nên học cách mặc nhiều lớp áo. Bạn có thể mặc đồ lót dài bên trong, giúp thấm hút mồ hôi tốt, giúp giữ da khô ráo tránh bị lạnh, hạ thân nhiệt. Một lớp ở giữa, ví dụ như áo khoác lông vũ giúp giữ nhiệt. Và một lớp bên ngoài như áo mưa vào những ngày mưa gió.

Uống nhiều nước: Hệ thống miễn dịch cần nước để hoạt động bình thường và hiệu quả. Theo dõi màu nước tiểu để đánh giá lượng nước trong cơ thể.

Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng: Dinh dưỡng rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch. Khi ốm, cơ thể cần nhiều năng lượng hơn. Các chất dinh dưỡng như vitamin A, kẽm, arginine có vai quan trọng trong việc phát triển và duy trì hệ thống miễn dịch.

Đọc thêm bài viết: Các bệnh lý dễ “tấn công” trẻ vào mùa hè

Thực phẩm giàu protein như hải sản, trứng, thịt gia cầm, đậu nành và các loại đậu là nguồn cung cấp kẽm và arginine dồi dào. Vitamin A ở dạng tiền vitamin (carotenoid) có trong rau lá xanh, trái cây, rau củ màu cam và màu vàng. Vitamin A đã được chuyển hóa (retinol và retinyl esters) có trong các thực phẩm từ sữa, phô mai, lòng đỏ trứng, một số loại cá như cá trích, cá hồi.

Ngủ 7 – 9 tiếng mỗi đêm: Nhu cầu ngủ có thể phụ thuộc vào độ tuổi của bạn, tuy nhiên bạn nên ngủ đủ từ 7 – 9 tiếng để không làm ảnh hưởng xấu đến hệ thống miễn dịch.Rửa tay sạch: Rửa tay đúng cách có thể ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn vi trùng xâm nhập vào mắt, mũi, miệng, các loại thực phẩm, bề mặt và đồ vật. Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là:

  • Trước, trong và sau khi chế biến thức ăn
  • Trước và sau khi ăn
  • Trước và sau khi chăm sóc người bệnh, đặc biệt là những người bị tiêu chảy, nôn mửa
  • Trước và sau khi điều trị vết thương
  • Sau khi đi vệ sinh
  • Sau khi thay tã cho trẻ
  • Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi
  • Sau khi chạm vào động vật, thức ăn cho động vật hoặc chất thải của động vật
  • Sau khi chạm vào rác
  • Tập thể dục hàng ngày: hoạt động thể chất hàng ngày có thể có tác động quan trọng đến các khía cạnh sức khỏe của bạn, bao gồm cả hệ thống miễn dịch. Tập thể dục cường độ vừa phải được chứng minh là có tác dụng kích thích khả năng miễn dịch của tế bào. Những người tập thể dục thường xuyên có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn, các triệu chứng có thể nhẹ hơn và khả năng tử vong do nhiễm virus cũng thấp hơn.

Ngoài ra, bạn nên tiêm phòng vắc-xin cúm đầy đủ, giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, ít bụi bẩn. Đặc biệt là khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 024.3633.5678

Bs Hồ Mai Hương – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY