Tại sao Triglyceride lại là một chỉ số quan trọng?

29/08/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Triglyceride là một thước đo quan trọng để đánh giá sức khỏe tim mạch. Đây là lý do tại sao chỉ số này lại quan trọng – và phải làm gì khi triglyceride của bạn quá cao.

Làm thế nào mà triglyceride ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Nếu bạn đã theo dõi huyết áp và mức cholesterol của mình, bạn có thể cần theo dõi thêm cả chỉ số Triglyceride. Triglyceride tăng cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhưng rất may thay đổi lối sống sinh hoạt cũng có thể góp phần cải thiện lượng triglyceride của bạn

Triglyceride là gì?

Triglyceride là một loại chất béo được tìm thấy trong máu. Khi bạn ăn, cơ thể sẽ chuyển hóa phần nặng lượng dư thừa chưa được sử dụng ngay thành triglyceride. Triglyceride được lưu trữ trong các tế bào mỡ và sẽ được các hormone giải phóng để tạo năng lượng cho cơ thể giữa các bữa ăn.

Tham khảo: Dinh dưỡng tổng quát cho người trưởng thành.

Nếu bạn thường xuyên ăn nhiều khiến năng lượng nạp vào nhiều hơn mức tiêu hao, đặc biệt là ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate, cơ thể bạn sẽ càng tích trữ nhiều triglyceride qua đó làm tăng triglyceride máu.

Chỉ số Triglyceride bao nhiêu được coi là bình thường?

Xét nghiệm chỉ số Triglyceride chẩn đoán bệnh gì cho bạn? | Medlatec

Một xét nghiệm máu đơn giản có thể cho biết liệu triglyceride của bạn có nằm trong ngưỡng bình thường hay không:

  • Bình thường – Dưới 150 (mg/dL), hoặc dưới 1,7 (mmol/L)
  • Mức ranh giới cao: 150 đến 199 mg/dL (1,8 đến 2,2 mmol/L)
  • Cao: 200 đến 499 mg/dL (2,3 đến 5,6 mmol/L)
  • Rất cao: 500 mg/dL trở lên (5,7 mmol/L trở lên)

Chỉ số này thường được xem là một phần của xét nghiệm cholesterol. Bạn sẽ phải nhịn ăn trước khi lấy máu để đo chính xác lượng triglyceride của cơ thể.

Sự khác biệt giữa triglyceride và cholesterol là gì?

Triglyceride và cholesterol là các loại chất béo khác nhau lưu thông trong máu:

  • Triglyceride là nơi lưu trữ lượng calo dư thừa và cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn.
  • Cholesterol được sử dụng để xây dựng tế bào và một số hormone.

Tại sao triglyceride cao lại đáng quan tâm?

High triglycerides causes, symptoms, high triglycerides diet and treatment

Triglyceride cao có thể gây cứng hoặc dày thành động mạch (xơ cứng động mạch) – làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và các bệnh tim liên quan. Triglyceride quá cao cũng có thể gây ra tình trạng viêm tụy cấp.

Triglyceride cao cũng có thể là một dấu hiệu của các bệnh như:

  • Bệnh đái tháo đường type 2 hoặc tiền đái tháo đường
  • Hội chứng chuyển hóa – một tình trạng sức khỏe khi tăng huyết áp, béo phì và đường huyết tăng xảy ra cùng nhau, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Suy giáp
  • Một số tình trạng di truyền hiếm gặp liên quan đến cơ chế chuyển hóa chất béo trong cơ thể.

Đôi khi triglyceride cao là một tác dụng phụ của việc dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Estrogen và progestin
  • Retinoids
  • Steroid
  • Thuốc chẹn beta
  • Một số thuốc ức chế miễn dịch
  • Một số thuốc điều trị HIV.

Cách tốt nhất để giảm triglyceride là gì?

Triglyceride Levels| Natural Ways To Reduce - 6 Natural Ways To Reduce  Triglyceride Levels From Your Body To Prevent Health Diseases

Lối sống lành mạnh là chìa khóa giúp bạn cải thiện Triglyceride máu:

Tập thể dục thường xuyên. Bạn hãy cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để hoạt động thể chất. Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm triglyceride và tăng cholesterol “tốt”. Bạn nên kết hợp nhiều hoạt động thể chất hơn vào các công việc hàng ngày – ví dụ, leo cầu thang tại nơi làm việc hoặc đi dạo trong giờ nghỉ giải lao.

Tránh ăn nhiều đường và carbohydrate tinh chế. Các loại carbohydrate đơn giản, chẳng hạn như đường và thực phẩm làm từ bột mì trắng hoặc đường fructose, có thể làm tăng lượng triglyceride.

Tham khảo: Làm thế nào để giảm triglyceride trong máu?

Giảm cân. Nếu bạn bị tăng triglyceride từ nhẹ đến trung bình, hãy tập trung vào việc cắt giảm lượng calo. Năng lượng dư thừa được chuyển hóa thành triglyceride và được lưu trữ dưới dạng chất béo trong cơ thể. Giảm lượng calo nạp vào sẽ làm giảm triglyceride.

Lựa chọn ưu tiên những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh. Thay vì ăn chất béo bão hòa có trong thịt bạn nên chọn chất béo lành mạnh hơn có trong thực vật, chẳng hạn như dầu ô liu và dầu hạt cải. Thay vì thịt đỏ bạn hãy thử cá có nhiều axit béo omega-3 như cá thu hoặc cá hồi. Tránh chất béo dạng trans hoặc thực phẩm chiên rán.

Hạn chế uống rượu. Rượu chứa nhiều calo và đường và có tác động đặc biệt mạnh đến triglyceride. Nếu bạn bị tăng triglycerid máu nghiêm trọng, hãy tránh uống bất kỳ loại rượu nào.

Các loại thuốc trong điều trị Triglyceride

Nếu thay đổi lối sống lành mạnh không đủ để kiểm soát triglyceride, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tham khảo sử dụng một số loại thuốc:

Statin: nhóm thuốc làm giảm cholesterol có thể được khuyên dùng nếu bạn có vấn đề về cholesterol máu hoặc tiền sử bị tắc mạch hoặc bệnh đái tháo đường. Một số loại thuốc thuộc nhóm statin bao gồm atorvastatin canxi và rosuvastatin canxi.

Chất xơ

Dầu cá. Còn được gọi là axit béo omega-3, dầu cá có thể giúp giảm triglyceride. Các chế phẩm dầu cá kê đơn, chứa nhiều axit béo hoạt tính hơn nhiều chất bổ sung không kê đơn. Tuy nhiên bổ sung dầu cá liều cao có thể cản trở quá trình đông máu, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung.

Niacin: đôi khi được gọi là axit nicotinic, có thể làm giảm triglyceride và cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) – loại cholesterol “xấu”. Niacin có thể tương tác với các loại thuốc khác và gây ra các tác dụng phụ đáng kể vậy nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung.

Nếu bác sĩ kê đơn thuốc để giảm triglyceride của bạn, hãy dùng thuốc đúng liều lượng và cũng đừng quên tầm quan trọng của việc thay đổi lối sống lành mạnh vì cả hai đều mang lại hữu ích cho bạn.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

BS. Hoài Thu

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Mayo Clinic



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY