Làm thế nào để giảm triglyceride trong máu?

28/07/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Triglyceride, hay còn được gọi là chất béo trung tính, là lipid quan trọng đối với sự sống và là dạng chất béo chính trong cơ thể. Loại chất béo này được tích tụ ở những phần mỡ thừa ở vùng hông hoặc bụng. Tăng triglyceride có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

triglyceride test kit

Triglyceride là gì?

Triglyceride là sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hóa và phân hủy chất béo trong thức ăn. Một số được tạo ra trong cơ thể từ các nguồn năng lượng khác, chẳng hạn như carbohydrates. Khi cơ thể bạn cần thêm năng lượng, các hormone trong cơ thể sẽ giải phóng triglyceride để bạn khai thác lượng calo từ đó.

Làm thế nào để đo lường Triglyceride?

Bác sĩ có thể cho bạn làm xét nghiệm lipid máu để đo lượng lượng triglyceride trong máu. Ngoài triglyceride, xét nghiệm này sẽ kiểm tra cả các loại cholesterol khác nhau trong máu, bao gồm cả LDL cholesterol (cholesterol xấu) và HDL cholesterol (cholesterol tốt). Các chuyên gia khuyến cáo rằng tất cả mọi người từ 21 tuổi trở lên nên kiểm tra lipid máu ít nhất 5 năm một lần.

Kết quả của xét nghiệm lipid máu có thể lấy nhanh chóng sau vài giờ. Tuy nhiên chất béo từ bữa ăn gần nhất có thể làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

Những xét nghiệm này rất quan trọng vì không giống như nhiều bệnh lý khác, tăng Triglyceride hiếm khi gây ra các triệu chứng rõ ràng. Bạn buộc phải xét nghiệm máu để biết được mình có bị tăng Triglyceride hay không.

Ngưỡng triglyceride

Người lớn Trẻ em 10–19 tuổi Trẻ em dưới 10 tuổi
Bình thường dưới 150 mg/dL dưới 90 mg/dL ddưới 75 mg/dL
Ngưỡng giới hạn 151–199 mg/dL 90–129 mg/dL 75–99 mg/dL
Cao trên 200 mg/dL 130 mg/dL trên 100 mg/dL
Rất cao trên 500 mg/dL n/a n/a

Ngưỡng triglyceride theo độ tuổi (Nguồn: Healthline)

  • Mức bình thường: Dưới 150 mg/dL;
  • Ngưỡng giới hạn: từ 150 đến 199 mg/dL;
  • Ngưỡng cao: từ 200 đến 499 mg/dL;
  • Ngưỡng rất cao: từ 500 mg/dL trở lên.

Tăng triglyceride có thể dẫn đến bệnh tim, đặc biệt ở những người có mức HDL cholesterol thấp và mức LDL cholesterol cao hoặc bệnh tiểu đường type 2.

Một chế độ ăn uống tốt và tập thể dục đều đặn có thể làm giảm triglyceride, cải thiện cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bạn có thể làm gì tại nhà để điều trị tình trạng tăng triglyceride?

Biện pháp chính để đối phó với tình trạng tăng triglyceride là ăn uống tốt hơn và tập thể dục nhiều hơn.

Tham khảo: Chế độ ăn giúp giảm lượng triglyceride trong máu.

Tập thể dục vừa phải

Cố gắng tập thể dục từ 5 ngày trở lên mỗi tuần. Ít vận động khiến cơ thể bạn khó xử lý lượng đường trong máu và triglyceride. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải đứng dậy và vận động nhiều hơn mỗi ngày. Tìm các hoạt động bạn yêu thích: Đi bộ, bơi lội, đi xe đạp hoặc tham gia một phòng tập thể dục. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn bắt đầu bất kỳ kế hoạch tập thể dục nào.

Theo dõi cân nặng của bạn

Nếu bạn đang tăng cân, việc giảm 5% đến 10% trọng lượng có thể làm giảm triglyceride. Những người có trọng lượng cơ thể khỏe mạnh có nhiều khả năng có mức triglyceride bình thường. Mỡ bụng cũng có liên quan đến tình trạng tăng triglyceride nặng hơn.

Ăn ít chất béo xấu và carbs

Cố gắng giảm chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol trong chế độ ăn uống của bạn. Cắt giảm lượng carbohydrate cũng sẽ hữu ích. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chẳng hạn như thịt đỏ, làm tăng mức độ triglyceride. Bơ và phô mai cũng chứa những chất béo làm tăng triglyceride. Chọn thịt nạc hoặc các loại thực phẩm cung cấp protein có hàm lượng chất béo bão hòa thấp hơn, chẳng hạn như thịt gà.

Thực hiện các bữa ăn không thịt. Tránh các món ăn có kem hoặc phô mai, ưu tiên các công thức nấu ăn sử dụng thực vật hoặc dầu ô liu và bổ sung nhiều rau.

Carbs là “thực phẩm trắng” – như mì ống hoặc bánh mì làm từ bột mì trắng – có thể làm tăng triglyceride. Thực phẩm giàu tinh bột như gạo trắng và khoai tây cũng vậy. Ngũ cốc nguyên hạt là một sự thay thế tuyệt vời, bạn cũng có thể ăn gạo lứt thay cho gạo trắng. Thay vì khoai tây trắng, hãy thử các loại ngũ cốc như quinoa và lúa mạch.

Uống ít rượu hơn

Bia, rượu có thể làm tăng triglyceride. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 1 ly rượu mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc 2 ly đối với nam giới có thể làm tăng mức triglyceride lên rất nhiều. Nếu bạn đã cắt giảm và mức triglyceride không giảm đủ, bác sĩ có thể khuyên bạn nên bỏ rượu hoàn toàn.

Ăn cá

Cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ và cá hồi có nhiều omega-3, đây là một chất béo tốt cho bạn. Bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn uống bổ sung omega-3. Hãy chọn những loại cá béo như cá hồi, cá ngừ hoặc những loại cá đặc biệt giàu omega-3, sau đó nướng chúng thay vì rán. Ngoài ra, quả óc chó, hạt lanh, các sản phẩm từ đậu nành và rau xanh đậm là những nguồn cung cấp omega-3 rất tốt, có khả năng làm giảm triglyceride.

Uống nhiều nước hơn

Đường được sử dụng làm chất tạo ngọt trong soda, trà ngọt hoặc nước trái cây – có thể làm tăng triglyceride. Năng lượng bổ sung trong đồ uống có đường cũng có thể khiến bạn tăng cân, gây căng thẳng cho tim và góp phần làm tăng cholesterol và triglyceride. Nước lọc là thức uống giải khát tiện lợi và rẻ tiền nhất hiện nay. Để thêm một ít hương vị, hãy vắt vài giọt chanh vào ly nước lọc. Bỏ đường ra khỏi trà và thử một loại trà có hương vị thảo mộc hoặc hương hoa.

Không ăn quá nhiều

Các bữa ăn quá lớn có thể khiến mức triglyceride rơi vào vùng nguy hiểm và có thể làm tăng nguy cơ đau tim. Chia khẩu phần ăn thông thường của bạn thành các phần nhỏ hơn. Ở nhà, nấu số lượng bình thường nhưng chỉ ăn một nửa. Khi ăn tại nhà hàng, hãy chia bữa ăn của bạn thành nhiều phần nhỏ hơn. Ăn chậm để cơ thể có thời gian nhận biết rằng bạn đã no. Chỉ tiếp tục ăn nếu bạn vẫn còn đói. Nếu bạn cảm thấy đã no, hãy gói phần thức ăn còn lại để thưởng thức sau.

Không bỏ bữa

Có thể bạn quá bận để ăn hoặc có thể bạn nghĩ mình sẽ giảm được cân nếu bỏ bữa. Vấn đề là sau đó bạn có khả năng đói đến mức bạn sẽ ăn bất cứ thứ gì dù chúng có lợi cho sức khỏe hay không. Hoặc bạn sẽ ăn quá nhiều vào bữa ăn tiếp theo, điều này làm cho mức triglyceride tăng vọt. Tốt hơn là bạn nên ăn các bữa ăn hợp lý một vài lần một ngày. Thưởng thức bữa sáng, bữa trưa và bữa tối và tuân theo khẩu phần được khuyến nghị. Ăn nhẹ lành mạnh như các loại hạt, trái cây hoặc cà rốt và cần tây khi đói.

Bỏ hút thuốc

Khi bạn bị tăng triglyceride, bệnh tim là một mối quan tâm lớn. Nếu bạn hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim của bạn sẽ tăng lên đáng kể. Hãy quyết tâm bỏ thuốc lá. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy nói chuyện với bác sĩ. Chọn một ngày để từ bỏ thói quen hút thuốc của bạn. Bạn có thể nhận hỗ trợ từ bạn bè và gia đình. Mua kẹo cao su không đường và đồ ăn nhẹ ít calo để dùng thay vì thuốc lá. Hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc có thể giúp bạn bỏ thuốc lá.

Thuốc nào có thể làm giảm triglyceride?

Đối với một số người, thói quen tốt có thể là chưa đủ mà có thể cần phải dùng thêm thuốc. Một số loại thuốc có thể cải thiện mức độ triglyceride của bạn bao gồm:

  • Fibrates (Fibreor, Lopid và Tricor)
  • Axit nicotinic (Niaspan)
  • Sử dung omega-3 liều cao là cần thiết để giảm triglyceride và chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ. Epanova, Lovaza và Vascepa là các dạng omega-3 được kê đơn.
  • Bác sĩ cũng có thể kê đơn một nhóm thuốc gọi là “statin” làm giảm cholesterol. Ví dụ bao gồm: atorvastatin (Lipitor), rosuvastatin (Crestor) và simvastatin (Zocor).

Bạn có thể cảm thấy tác dụng phụ từ những loại thuốc này. Hãy đảm bảo rằng bạn có thể trao đổi với bác sĩ khi cần thiết để điều chỉnh lượng thuốc trong khi sử dụng.

Mọi thông tin xin liên hệ Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

BS. Đoàn Hồng

Phòng khám Chuyên khoa dinh dưỡng VIAM

Theo WebMD



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY