Thực phẩm giúp bé tăng cân tốt nhất theo từng độ tuổi

16/02/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Dinh dưỡng sẽ tác động đến sự phát triển suốt cuộc đời của trẻ, do đó việc đảm bảo trẻ ăn uống đủ chất và đủ số lượng là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Nếu trẻ không được theo dõi hoặc đột nhiên không ăn tốt như trước đây, bạn nên cho trẻ đi khám để loại trừ bất kỳ nguyên nhân nào. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về những thực phẩm giúp trẻ tăng cân tốt nhất tại bài viết dưới đây.

Thực phẩm giúp trẻ tăng cân tốt nhất | viamclinic.vn
Trẻ cần một thực đơn giúp trẻ tăng cân, phát triển đúng tốc độ tăng trưởng.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do tốc tộ tăng trưởng của trẻ rất nhanh và cũng như áp lực từ bên ngoài nên đôi khi các bà mẹ sẽ thường lo lắng liệu trẻ có tăng cân đúng so với lứa tuổi hay không?

Trên thực tế, khi trẻ mới sinh ra thông thường trẻ sẽ giảm từ 3-7% (tối đa 10%) cân nặng khi sinh trong những ngày đầu đời. Tuy nhiên trẻ sẽ tăng cân trở lại sau khi trẻ vượt qua mốc hai tuần tuổi. Khi trẻ đạt đủ 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh có thể tăng ít nhất 0.45kg mỗi tháng. Trẻ sơ sinh cần phải đạt được cân nặng gấp ba lần cân nặng khi sinh trong năm đầu tiên của cuộc đời. Những số liệu này là trung bình và một em bé khỏe mạnh có thể tăng cân khác nhau tùy thuộc vào cân nặng khi sinh, tốc độ tăng trưởng và các yếu tố khác.

Gắn liền với quá trình phát triển của trẻ, yếu tố dinh dưỡng là rất quan trọng. Dưới đây là 7 loại thực phẩm tốt nhất giúp trẻ tăng cân được sắp xếp theo từng nhóm tuổi của trẻ.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Một em bé dưới 6 tháng tuổi tăng cân ít hơn mức trung bình là một yếu tố rất cần phải chú ý. Vì tất cả hoặc hầu hết lượng calo của trẻ ở thời điểm này đều đến từ sữa mẹ, sữa công thức hoặc cả hai. Điều mà bạn có thể kiểm soát đó là tần suất trẻ bú và liệu trẻ có bú đủ không.

Trẻ sơ sinh bú mẹ 2-3 giờ một lần, vì vậy với một em bé bình thường, trẻ sẽ bú từ 8-12 lần mỗi ngày trong 4 tháng đầu. Hãy chắc chắn rằng trẻ đã bú hết một bầu vú của mẹ. Vì sữa ở cuối bầu sẽ có đậm độ dinh dưỡng lớn hơn sữa đầu. Cho trẻ bú hoàn toàn, cho đến khi ngực của mẹ bắt đầu cảm thấy mềm. Điều này sẽ đảm bảo rằng trẻ sẽ nhận được tất cả các chất dinh dưỡng có trong sữa và điều này cũng sẽ giúp mẹ tạo được nhiều sữa hơn.

Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường sản xuất sữa như các loại trà hoặc thực phẩm từ cỏ cà ri, cây kế sữa hoặc thì là. Bột yến mạch và bia đen cũng giúp tăng cường sản xuất sữa. Mặc dù vậy, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để chứng minh các giải pháp.

Ngoài ra, người mẹ cần tránh mặc áo ngực hoặc áo bó sát. Cho đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm, trẻ sẽ không cần uống nước. Thay vào đó, mẹ cần cung cấp cho trẻ sữa mẹ và sữa công thức để giúp trẻ tăng cân tốt nhất.

Đọc thêm bài viết: Tại sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân?

Trẻ từ 6 đến 9 tháng

Ở giai đoạn này trẻ sẽ bắt đầu thể hiện sự sẵn sàng để làm quen với các thức ăn mới đặc hơn.

Quả bơ

Quả bơ | viamclinic.vn
Bơ là trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, ngon và rất phong phú.

Cho dù bạn đang cho trẻ áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, ăn dặm truyền thống hay kết hợp cả hai, quả bơ là thực phẩm tuyệt vời trong giai đoạn chuyển tiếp khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Thêm vào đó, chất béo lành mạnh và hương vị nhẹ của quả bơ khiến đây là một thực phẩm tuyệt vời khi bạn đang cố gắng giúp trẻ tăng cân. Bạn có thể nghiền nát bơ hoặc cắt lát miếng bơ để cho trẻ tập ăn, thậm chí bạn cũng có thể bổ sung quả bơ vào các loại thực phẩm khác như ngũ cốc hoặc hỗn hợp trái cây nghiền.

Bột yến mạch

Ngũ cốc bột yến mạch là một thực phẩm giàu dinh dưỡng tuyệt vời khác và dễ dàng để bổ sung vào chế độ ăn của trẻ. Để làm bột yến mạch, hãy trộn yến mạch nguyên hạt đã nấu chín trong nước, và thêm lượng nước phù hợp để bát bột có kết cấu giống như súp. Để tăng khẩu vị của bát bột, hãy nấu và pha loãng bột yến mạch với sữa công thức hoặc sữa mẹ. Sau đó dần dần tăng độ đặc khi trẻ đã làm quen. 

Bột yến mạch chứa nhiều chất xơ, bao gồm beta glucan, một dạng chất xơ hòa tan. Chất xơ này thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ và khuyến khích sự đa dạng của các vi khuẩn đó. Thêm vào đó, bột yến mạch có hương vị khá trung tính, giúp bạn dễ dàng kết hợp với các món ăn bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe khác.

Một điều cần chú ý là không bao giờ được cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong vì độc tố trong mật ong có thể gây ngộ độc ở trẻ và có thể khiến trẻ có nguy cơ ngừng thở.

Bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng | viamclinic.vn
Bơ đậu phộng chứa protein và chất béo – cả hai đều khuyến khích sự tăng cân của trẻ.

Bơ đậu phộng là một trong 8 nguyên nhân gây dị ứng phổ biến gồm: sữa bò, trứng, cá, tôm, cua, lúa mì, đậu nành, đậu phộng, các loại hạt. Để nhận biết các thực phẩm gây dị ứng ở trẻ, mẹ luôn cần giời thiệu từng loại thực phẩm một cho trẻ, với những thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao mẹ cần cho trẻ dùng cách nhau ít nhất một tuần.

Điều quan trọng là phải cho trẻ ăn những thực phẩm này thường xuyên – luôn theo dõi các dấu hiệu dị ứng bao gồm: nổi mề đay, mẩn đỏ xung quanh miệng, thở khò khè. Nếu trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào, cần cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.

Khi cho trẻ ăn bơ đậu phộng, không bao giờ cho trẻ ăn bơ đậu phộng trực tiếp từ lọ vì có thể khiến trẻ bị ngạt thở.  Cách tốt nhất là để trẻ ăn bơ đậu phộng tự nhiên hoặc bất kỳ loại bơ hạt nào khác là trộn với nước ấm, nước sốt táo, sữa mẹ hoặc sữa công thức hoặc có thể trộn với sữa chua.

Trứng

Trứng là một thực phẩm giàu năng lượng khác rất tốt cho cả trẻ sơ sinh và người lớn. Trứng cung cấp một sự kết hợp đầy đủ chất béo và protein. Trứng cũng là một thực phẩm dễ tiêu hóa và linh hoạt, dễ dàng chế biến.

Tuy nhiên, trứng cũng là một trong những thực phẩm gây dị ứng cao, do đó mẹ cần cho trẻ sử dụng từng chút một và theo dõi các phản ứng sau khi trẻ ăn trứng.  Nếu trẻ không bị dị ứng với trứng, trứng có thể là một món chính trong chế độ ăn của trẻ, bạn có thể thử trộn trứng sau đó rắc một ít phô mai và rau để bổ sung chất dinh dưỡng. Ngoài ra, ăn cơm với trứng luôn là một món ăn đơn giản và dễ ăn với trẻ.

Đọc thêm bài viết: Làm thế nào để bé tăng cân?

Trẻ từ 9-12 tháng

Bạn có thể không cần đợi đến khi trẻ đủ 9 tháng mới cho trẻ ăn cá, nhưng trẻ ở độ tuổi này có thể dễ dàng xử lý các thành phần trong cá hơn so với khi còn nhỏ. Cá cung cấp protein và chất béo lành mạnh quan trọng nhất cho sự phát triển của trẻ. Hãy chú ý sử dụng các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như: cá hồi và cá trích. Hơn nữa, những loại cá này và các loại cá khác đều có chứa Acid docohexaenoic (DHA), một loại acid béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Trẻ trên 1 tuổi

Mặc dù có vẻ kỳ lạ, nhưng khi trẻ đạt đủ 1 tuổi, bạn có thể thấy trẻ ăn ít hơn. Điều này là do tốc độ tăng trưởng của trẻ bị chậm lại. Tất nhiên, trẻ vẫn đang phát triển và cần nhiều chất dinh dưỡng- đơn giản là trẻ không phát triển nhanh như trong 12 tháng đầu đời. Vì vậy, không cần quá lo lắng nếu trẻ ăn chậm lại và ít đi trong giai đoạn này. Nếu trẻ vẫn vui chơi và khỏe mạnh thì trẻ vẫn đang phát triển rất tốt.

Dầu oliu hoặc dầu bơ

Dầu oliu hoặc dầu bơ | viamclinic,.vn
Dầu quả bơ và dầu oliu đều là những loại dầu có lợi cho sức khỏe.

Trên thực tế, trẻ trong giai đoạn này cần 30-40% lượng calo đến từ chất béo. Điều này tương đương khoảng 1000-1400 calo mỗi ngày, tương đương 30-40g chất béo mỗi ngày. Nếu trẻ đang bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu hụt năng lượng, bạn có thể bổ sung thêm dầu oliu hoặc dầu bơ vào thức ăn của trẻ khoảng 4-7ml khi mới bắt đầu.  Chú ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều dầu vì có thể làm trẻ bị khó chịu hoặc tiêu chảy.

Bạn có cần lo lắng về cân nặng của trẻ?

Nếu trẻ có đủ năng lượng để tham gia các hoạt động hàng ngày và đang theo kịp các mốc tăng trưởng, thì có thể trẻ vẫn đang phát triển bình thường. Trừ khi trẻ được các bác sĩ chẩn đoán có vấn đề liên quan đến cân nặng, thì bạn không cần phải quá lo lắng.

Hãy nhớ rằng, trẻ sinh non và trẻ có vấn đề sức khỏe đặc biệt có thể không thể đạt được cân nặng trung bình theo biểu đồ chung. Dinh dưỡng sẽ tác động đến sự phát triển suốt cuộc đời của trẻ, do đó việc đảm bảo trẻ ăn uống đủ chất và đủ số lượng là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Nếu trẻ không được theo dõi hoặc đột nhiên không bú tốt như trước đây, bạn nên cho trẻ đi khám để loại trừ bất kỳ nguyên nhân nào.

Tham khảo video hấp dẫn dưới đây:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY