Có thể bạn đang lo lắng về đường tiêu hóa của bé và tin rằng bé đang bị táo bón. Nếu gần đây bạn mới cho bé làm quen với thức ăn đặc, thì những lo lắng của bạn có thể là do: thức ăn đặc có thể không phù hợp cho đường tiêu hóa của bé và gây ra táo bón. Bài biết này cung cấp những thực phẩm giúp trị táo bón cho trẻ.
Contents
Thực phẩm giúp trị táo bón cho trẻ
Làm thế nào để biết trẻ bị táo bón?
Trước khi bắt đầu điều trị táo bón, bạn nên xác định xem thực sự có vấn đề gì. Vì vậy, đây là thông tin về phân và cách nhận biết nếu bạn lo lắng con bạn bị táo bón.
Trẻ bú sữa mẹ
Trong vài tuần đầu tiên, bạn sẽ thấy mình phải thay tã với tần suất đáng báo động. Nhưng đừng lo lắng, vì khi bé được 6 tuần tuổi, bé có thể chỉ đi tiêu một hoặc hai lần một ngày. Mặt khác, có thể có một lần trong 7–10 ngày. (Tần suất thực sự có thể thay đổi nhiều). Phân có màu vàng, mềm, chảy nước và đôi khi vón cục, mùi không khó chịu.
Trẻ bú sữa công thức
Một em bé sơ sinh bú sữa công thức thường đi vệ sinh đến 5 lần một ngày. Vào khoảng 6 – 8 tuần, có thể giảm xuống khoảng 1 lần/ ngày. Trẻ bú sữa công thức có phân màu nâu, đặc hơn, giống như bột nhão, thường có mùi hăng hơn.
Dấu hiệu bé bị táo bón
Dưới đây là những dấu hiệu có thể xác nhận sự nghi ngờ của bạn:
– Trẻ khóc hoặc quấy khóc trong khi cố gắng đi tiêu.
– Phân cứng hơn.
– Xuất hiện những vệt máu đỏ trong phân cứng.
>>>Xem thêm: Top 5 bác sĩ khám dinh dưỡng cho bé uy tín tại Hà Nội
Nguyên nhân nào gây ra táo bón?
Các loại thực phẩm mới
Trẻ trên 6 tháng ăn dặm bị táo bón là hiện tượng khá phổ biến bởi đây là thời điểm trẻ gặp sự thay đổi bất ngờ về chế độ ăn uống. Trước 6 tháng tuổi, phần lớn trẻ sơ sinh thường chỉ bú mẹ hoàn toàn. Trong một số trường hợp mẹ thiếu sữa hoặc không có sữa, trẻ thường được bổ sung thêm sữa công thức phù hợp. Do đó, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ không cần phải hoạt động quá mức. Khi trẻ ăn dặm, thức ăn ở dạng lỏng, mềm và đặc dần trẻ khiến hệ tiêu hóa cần thích nghi dần với thức ăn mới.
Giảm lượng chất lỏng
Chất lỏng giảm sẽ làm cho phân của bé cứng hơn và khó đẩy ra ngoài hơn. Nếu trẻ đã bắt đầu ăn thức ăn đặc, có thể cần tăng lượng chất lỏng. Và nếu trẻ đang mọc răng hoặc cảm thấy không khỏe, cũng có thể dẫn đến việc bé uống ít chất lỏng hơn bình thường.
Thiếu chất xơ
Mặc dù việc chuyển sang thức ăn đặc có chất xơ có thể gây táo bón tạm thời, nhưng dạ dày của trẻ sẽ điều chỉnh. Đảm bảo theo dõi lượng chất xơ của trẻ và kết hợp nó với nhiều nước để vệ sinh dễ dàng hơn.
Thức ăn nào giúp trị bị táo bón?
Trên thực tế, có rất ít nghiên cứu hoặc bằng chứng hỗ trợ các loại thực phẩm cụ thể trong việc điều trị hoặc ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh. Hầu hết các khuyến nghị này dựa trên bằng chứng cho người lớn tuổi và trẻ em. Khi trẻ tập ăn dặm giới thiệu thức ăn dưới dạng nguyên liệu đơn lẻ, sẽ dễ dàng phát hiện trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm nào. Nếu trẻ chưa thử những loại thực phẩm này trước đây, đừng vội vàng. Hãy từng loại một và sau đó kết hợp các loại thực phẩm khi bạn tin rằng chúng được dung nạp tốt.
– Giúp cho đường tiêu hóa của trẻ được nghỉ ngơi bằng cách cho trẻ ăn bơ nghiền hoặc khoai lang nghiền. Đây là những thức ăn dễ tiêu hóa và có thể mang lại cho bé sự khởi đầu cần thiết.
– Các loại rau như bông cải xanh, cải Brussels và đậu. Hãy xay nhuyễn những thứ này để có một bữa ăn đầy chất xơ.
– Một hỗn hợp bao gồm hỗn hợp mận khô với lê hoặc đào sẽ có tác dụng kỳ diệu. Hãy thử dùng hàng ngày để có sự thay đổi.
– Nếu bé trên 8 tháng, có thể cho bé ăn ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, ngũ cốc giàu chất xơ, mì ống nguyên cám và gạo lứt.
– Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn hoặc bú sữa công thức không cần uống nước. Trên độ tuổi này, có thể cho trẻ uống một lượng nhỏ nước.
Sự thật về nước trái cây
Một số nguồn cho thấy nước ép mận, lê và táo giúp tăng hàm lượng nước trong phân và có thể làm dịu táo bón. Tuy nhiên, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo không nên uống nước ép trái cây cho trẻ dưới 1 tuổi. Nước ép mận có hàm lượng cao các chất sorbitol và phenolic có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu. Vì vậy, nếu trẻ trên 1 tuổi, bạn có thể dùng một lượng nhỏ nước ép mận để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Có thức ăn nào gây táo bón cho trẻ không?
Một số nghiên cứu cho thấy táo bón có thể ảnh hưởng đến 30% trẻ em. Nếu con của bạn là một phần của thống kê này, đây là một số loại thực phẩm nên hạn chế: chuối, các sản phẩm từ sữa như pho mát và sữa chua, thực phẩm ít chất xơ như gạo trắng, bánh mì trắng và mì ống trắng…
Có thể làm gì khác để chữa táo bón?
Các bậc cha mẹ sẽ cố gắng làm bất cứ điều gì có thể để giúp con mình nhanh chóng cảm thấy thoải mái trước tình trạng táo bón. Dưới đây là một số mẹo nhỏ có thể áp dụng để giảm bớt tình trạng táo bón của trẻ:
– Tắm nước ấm có thể làm giãn các cơ bụng và giúp đi tiêu dễ dàng hơn.
– Tập thể dục, vận động: Đặt trẻ nằm ngửa và đẩy chân luân phiên như thể trẻ đang đạp xe. Ngoài ra, giữ đầu gối và bàn chân gần nhau và đẩy về phía bụng.
– Mát xa: Dùng đầu ngón tay vẽ những vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trên bụng bé.
Nếu bạn thấy dù đã áp dụng các biện pháp tại nhà nhưng bé vẫn đi tiêu phân cứng hoặc không đi tiêu sau 2 hoặc 3 ngày kể từ lần phân cứng cuối cùng, đặc biệt nếu liên tục nhận thấy máu trong phân hoặc trẻ cực kỳ cáu kỉnh và đau đớn hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa.
Làm thế nào để giúp con trẻ có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để có cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
ThS. BS. Thanh Hằng
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM