Trẻ ăn dặm nên ăn gì?

16/10/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Khoảng 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển vị giác của mình khi bắt đầu ăn dặm. Trẻ có thể được cha mẹ xúc/bón cho trong quá trình ăn dặm, hoặc trẻ có thể cho ăn thông qua phương pháp ăn dặm tự chỉ huy.

Weaning | Start 4 Life

Bài viết này mách bạn những món ăn dặm tốt và không tốt cho trẻ ăn dặm.

Quả bơ

Bơ là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng là một thực phẩm lý tưởng cho trẻ sơ sinh và người lớn. Trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh trong năm đầu đời và cần đầy đủ dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình phát triển này.

Trái bơ có chứa hàm lượng chất béo lành mạnh, đồng thời cũng chứa nhiều chất xơ, kali, folate, đồng và vitamin E.

Tham khảo: Những điều cần biết về cai sữa và cho trẻ ăn dặm.

Chỉ 5% người Mỹ đáp ứng đủ lượng chất xơ cần thiết hàng ngày. Chất xơ giúp tăng cường tiêu hóa và giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính, bao gồm ung thư, tiểu đường và bệnh tim.

Trong một nghiên cứu ở trẻ nhỏ, những có lượng chất xơ trong chế độ ăn cao hơn cũng sẽ hấp thụ nhiều hơn các chất dinh dưỡng tăng cường trí não hơn, bao gồm sắt, folate và vitamin B6. Vì vậy, cho trẻ ăn bơ và các thực phẩm giàu chất xơ khác sẽ cung cấp cho trẻ nhiều chất dinh dưỡng có lợi.

Sữa chua

Creamy Homemade Yogurt Recipe - NYT Cooking

Sữa chua là một thực phẩm thân thiện với vị giác, giúp bổ sung canxi, protein và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe đường ruột. Sữa chua là một sản phẩm sữa được nuôi cấy, có nghĩa là nó có chứa các lợi khuẩn probiotic lành mạnh như Lactobacillus.

Probiotics đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe hệ tiêu hóa và có thể có lợi cho trẻ nhỏ gặp phải các vấn đề về dạ dày như tiêu chảy và táo bón.

Ví dụ, trong một nghiên cứu năm 2019 trên 82.485 trẻ sơ sinh Nhật Bản, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn sữa chua ít nhất 3 lần mỗi tuần giúp giảm đáng kể nguy cơ viêm dạ dày.

Sữa chua nguyên kem có nhiều loại hương vị khác nhau có thể được làm ngọt bằng đường bổ sung. Theo khuyến cáo, trẻ em dưới 2 tuổi nên tránh các loại đường bổ sung. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng không khuyến khích bổ sung đường ở trẻ nhỏ vì lượng đường bổ sung nhiều hơn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do làm tăng huyết áp và chất béo trung tính.

Vì vậy, lựa chọn tốt hơn cho trẻ sơ sinh là sữa chua nguyên kem không đường.

*** Thông tin thêm: https://viamclinic.vn/bai-viet/kham-dinh-duong-cho-tre-em/

Trứng

Không chỉ có giá cả phải chăng và dễ chế biến mà trứng còn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, vitamin D và A, và choline. Trên thực tế, trứng là một trong những nguồn cung cấp choline hàng đầu trong chế độ ăn uống, rất cần thiết cho sự phát triển của não và mắt của trẻ sơ sinh.

Các nghiên cứu cho thấy choline có liên quan tích cực đến thành tích học tập ở trẻ em và tốc độ xử lý thông tin ở trẻ sơ sinh.

Hãy nhớ rằng điều quan trọng là chỉ cho trẻ ăn trứng đã nấu chín hoàn toàn để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm do tiếp xúc với vi khuẩn Salmonella.

Salmonella là một loại vi khuẩn được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm cả trứng, có thể gây bệnh nếu thực phẩm bị nhiễm Salmonella không được nấu chín đúng cách trước khi ăn. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc các triệu chứng ngộ độc thực phẩm vì hệ thống miễn dịch tự nhiên của chúng rất yếu.

Cà rốt

Carrots: Tracing this Vegetable's Roots | Food & Nutrition Magazine | Volume 9, Issue 1

Carotenoid là một loại chất dinh dưỡng được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Do đó, cà rốt cung cấp cho trẻ sơ sinh vitamin A, một loại vitamin cần thiết để tang cường chức năng miễn dịch.

Cụ thể, lutein là một loại carotenoid được tìm thấy trong cà rốt. Nó giúp ích cho thị lực và có thể góp phần vào sự phát triển của não.

Đậu phụ

Đậu phụ là thực phẩm giàu canxi, mềm, có nguồn gốc từ thực vật, là một lựa chọn tuyệt vời cho trẻ sơ sinh.

Một lát đậu phụ cung cấp 10% nhu cầu khuyến nghị canxi hàng ngày của trẻ. Canxi giúp trẻ phát triển và duy trì xương khỏe mạnh.

Thịt và cá

How meat, poultry, and fish affect cardiovascular and death risk

Một số cha mẹ lo lắng khi cho trẻ ăn thịt và cá và không dám cho trẻ ăn những thực phẩm này từ sớm. Tuy nhiên, hãy yên tâm rằng em bé có thể nhận được rất nhiều lợi ích dinh dưỡng từ những thực phẩm giàu protein này.

Thịt và cá rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, bao gồm sắt dễ hấp thụ, vitamin A, vitamin B6 và B12, và kẽm.

Các nguồn cung cấp sắt khác bao gồm đậu lăng, rau bina và ngũ cốc ăn sáng tăng cường. Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong chức năng não, phát triển thần kinh và trí nhớ. Trẻ lớn hơn có nguy cơ thiếu kẽm cao hơn vì nhu cầu kẽm của chúng tăng lên khi lớn hơn.

Thịt và cá là nguồn cung cấp kẽm chính. Nếu gia đình bạn theo chế độ ăn chay, bột yến mạch, hạt chia xay và gạo lứt là những nguồn cung cấp kẽm khác cho trẻ lớn hơn.

Táo

Trẻ được nuôi theo chế độ ăn dặm tự chỉ huy có thể ăn táo để giúp đáp ứng nhu cầu vitamin C.

Thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp cơ thể trẻ hấp thụ sắt từ thực phẩm chứa sắt. Hơn nữa, nếu trẻ sơ sinh không nhận đủ vitamin C trong chế độ ăn uống của mình, chúng sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về mô liên kết do tình trạng thiếu vitamin C gây ra (bệnh scurvy)

Khoai lang

21 of the Best Sweet Potato Cultivars to Grow at Home | Gardener's Path

Khoai lang là một loại thực phẩm thân thiện với trẻ em rất được ưa thích và dễ chế biến.

Khoai lang có chứa chất xơ, một chất dinh dưỡng cần thiết cho tiêu hóa khỏe mạnh. Trên thực tế, ăn ít chất xơ có liên quan đến tình trạng táo bón, vì vậy khoai lang có thể giúp con bạn đi ngoài một cách đều đặn và thoải mái.

Yến mạch

Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, đồng, selen, kẽm và nhiều chất dinh dưỡng khác rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch và sức khỏe đường ruột. Trẻ sơ sinh thường hấp thụ tốt các loại hạt ngũ cốc như yến mạch vì kết cấu của chúng, hương vị nhẹ và dễ ăn.

Bơ hạt

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến khích cung cấp các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, chẳng hạn như đậu phộng và các loại hạt cây, ở giai đoạn sơ sinh. Tiếp xúc sớm với các chất gây dị ứng thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm ở trẻ ít nhất 4 tháng tuổi.

Các loại bơ hạt, chẳng hạn như bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân và bơ hạt điều, rất giàu protein và dễ dàng kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác. Trẻ sơ sinh phải nhận được đầy đủ protein trong chế độ ăn uống của mình để hỗ trợ phát triển xương và sức mạnh cơ bắp.

Chọn một loại bơ đậu phộng tự nhiên để tránh các loại dầu hydro hóa và đường bổ sung có xu hướng kém lành mạnh.

*** Bật mí địa chỉ: https://viamclinic.vn/bai-viet/phong-kham-dinh-duong-uy-tin-cho-tre-em-uy-tin/

Lựa chọn nước uống

Drinking Water - The Best Drink for the Baby | Chef Reader

Ngay cả khi con bạn đang thử thức ăn mới, bạn vẫn cần cho trẻ uống đủ nước.

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Nếu không có sữa mẹ, sữa công thức có bổ sung sắt là nguồn dinh dưỡng thay thế tốt nhất để đảm bảo cho trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Trẻ sơ sinh cần sữa mẹ hoặc sữa công thức từ sơ sinh đến khoảng 12 tháng tuổi.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên có thể uống 120-240ml nước lọc hàng ngày, theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

Hồng Ngọc

Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY