Contents
Khám dinh dưỡng cho trẻ em: Lợi ích, quy trình và điều cần lưu ý
Thực hiện khám dinh dưỡng cho trẻ em định kỳ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sức khỏe toàn diện cho bé. Nếu các phụ huynh cần thêm thông tin về quy trình khám dinh dưỡng thì hãy theo dõi bài viết này nhé!
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi chuyên gia dinh dưỡng Nguyên Xuân Ninh.

PGS. TS. BS Nguyễn Xuân Ninh
PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh – Trưởng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM là một trong những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Dinh dưỡng và Vi chất dinh dưỡng tại Việt Nam.
Web: https://viamclinic.vn/doi-ngu-chuyen-gia/nguyen-xuan-ninh/
Email: info@viamclinic.vn
Call: 0935.18.39.39
Tầm quan trọng của khám dinh dưỡng cho trẻ em định kỳ?
Khám dinh dưỡng cho trẻ định kỳ là một việc làm cần thiết để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
Phòng ngừa bệnh tật
Đối với trẻ, việc thực hiện khám dinh dưỡng định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tật. Nhờ vào việc theo dõi dinh dưỡng, người chăm sóc có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, từ đó có thể đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời để ngăn chặn sự phát triển của các vấn đề sức khỏe, giúp phòng ngừa các bệnh tật như:
- Suy dinh dưỡng
- Thừa cân, béo phì
- Rối loạn tiêu hóa
- Thiếu máu
- Còi xương
- Loãng xương
Đánh giá tăng trưởng và phát triển
Khám dinh dưỡng định kỳ cung cấp một cơ hội quan trọng để đánh giá tình trạng tăng trưởng và phát triển của trẻ. Thông qua việc đo lường cân nặng, đo chiều cao và theo dõi các chỉ số cơ bản, nhà y tế và người chăm sóc có thể đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ. Điều này không chỉ giúp xác định nếu trẻ đang phát triển đúng chuẩn mà còn phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn hoặc cần can thiệp để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.

Quy trình Khám dinh dưỡng cho trẻ em
Quy trình khám dinh dưỡng cho trẻ em bao gồm các bước sau:
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ
Trong quy trình khám dinh dưỡng cho trẻ em, bước đầu tiên là đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng cách đo chiều cao, cân nặng, vòng đầu và vòng ngực. Những thông số này sau đó được so sánh với chuẩn phát triển để đánh giá xem trẻ đang phát triển bình thường về thể chất hay không.
Khám, tư vấn với bác sĩ dinh dưỡng
Sau khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ, bác sĩ sẽ khám lâm sàng tổng quát để phát hiện các vấn đề sức khỏe khác có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ. Bác sĩ cũng sẽ hỏi cha mẹ về chế độ ăn uống, thói quen ăn uống của trẻ để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
>> Tổng hợp: Danh sách 4 bác sĩ khám dinh dưỡng cho bé ở Hà Nội uy tín nhất!

Xét nghiệm
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ một cách chính xác hơn. Các xét nghiệm thường được thực hiện khi khám sức khỏe cho trẻ bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
- Xét nghiệm nước tiểu: Đánh giá tình trạng rối loạn tiêu hóa, thận.
- Xét nghiệm phân: Đánh giá tình trạng hấp thu dinh dưỡng.
Xây dựng thực đơn cho trẻ
Trên cơ sở đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ, bác sĩ sẽ xây dựng thực đơn cho trẻ phù hợp với độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng và sở thích của trẻ. Thực đơn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Hướng dẫn vận động, tập luyện tại nhà
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, vận động, tập luyện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách vận động, tập luyện cho trẻ phù hợp với độ tuổi và thể trạng của trẻ.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng?
Theo sự khuyến cáo của các chuyên gia, trong thời gian 1000 ngày đầu đời của trẻ, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì đây là giai đoạn tập trung cho sự phát triển của não bộ và tạo lập nền tảng thể chất về lâu dài nên các bậc cha mẹ cần quan tâm, chú trọng hơn.
Ở những cột mốc như 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 15 tháng, 18 tháng và 24 tháng, việc khám dinh dưỡng cho trẻ em định kỳ giúp đảm bảo trẻ được phát triển tối ưu nhất. Còn đối với trẻ từ 2 tuổi trở đi thì thực hiện khám dinh dưỡng định kỳ ít nhất 1 – 2 lần/năm sẽ giúp duy trì sự phát triển ổn định và từ đó góp phần ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan.
Bố mẹ cũng cần thường xuyên quan sát con trẻ và khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường như: bé nhẹ cân, thấp còi so với tiêu chuẩn thông thường, hệ tiêu hóa thường gặp vấn đề hoặc bé bị thừa cân… thì nên được thăm khám và tư vấn về chế độ dinh dưỡng để kịp thời phát hiện và xử lý ngay các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Những lưu ý khi đưa trẻ đi khám dinh dưỡng
Để việc khám dinh dưỡng cho trẻ em đạt được hiệu quả tốt, bố mẹ cần lưu ý một số thông tin sau đây.
Nắm rõ biểu hiện và tình trạng của trẻ
Điều quan trọng nhất bạn cần biết rõ khi đưa trẻ đi khám dinh dưỡng là liệu trẻ có đang gặp vấn đề gì về sức khỏe và dinh dưỡng hay không. Hãy dành nhiều thời gian để chăm sóc cho bé và chủ động tìm hiểu kỹ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng của bé. Từ đó, nắm rõ thực trạng cũng như các biểu hiện bất thường trong thời gian gần đây và mô tả cụ thể với bác sĩ dinh dưỡng để giải quyết kịp thời vấn đề.
Ghi nhớ chế độ ăn và thói quen sinh hoạt của bé
Hãy ghi lại các bữa ăn của trẻ trong vòng 1 tháng, 1 tuần gần đây, bao gồm: loại thực phẩm (đồ ăn, thức uống), số lượng và tần suất bé ăn, thời gian ăn… Bên cạnh đó, bạn cần ghi nhớ thời gian ngủ nghỉ, vui chơi, sinh hoạt trong ngày của bé. Tất cả những thông tin này rất quan trọng khi đi khám dinh dưỡng cho trẻ em, hỗ trợ bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng của bé.
Chuẩn bị sẵn các câu hỏi cho vấn đề của con
Nếu đã có kế hoạch đi khám dinh dưỡng cho bé, các bạn nên chuẩn bị sẵn các câu hỏi về những lo lắng, băn khoăn của mình trong suốt quá trình chăm sóc, nuôi dạy con. Bạn hãy viết tất cả ra một tờ giấy để đảm bảo không bỏ sót một vấn đề nào.

Thời điểm cần khám dinh dưỡng cho trẻ em
Như thông tin đã đề cập ở trên, tình trạng dinh dưỡng của bé sẽ thay đổi liên tục theo tháng tuổi, do đó, bạn nên cho con khám dinh dưỡng định kỳ cho trẻ để điều chỉnh kịp thời chế độ dinh dưỡng của con, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Khi trẻ phát triển đến 6, 9, 12, 15, 18, 24 tháng tuổi, cần cho trẻ đi khám dinh dưỡng tại các cột mốc quan trọng này.
Chọn địa chỉ khám uy tín
Vấn đề khám dinh dưỡng cho trẻ em ngày càng được chú trọng nên có rất nhiều cơ sở y tế mà bạn có thể lựa chọn đưa bé đến thăm khám. Bạn nên tìm đến những bệnh viện có chuyên khoa dinh dưỡng hoặc các phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng với các chuyên gia hàng đầu để đảm bảo chất lượng thăm khám.
>> Có thể bạn quan tâm: Top 10 phòng khám dinh dưỡng cho trẻ tại Hà Nội được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng!
Khám dinh dưỡng cho trẻ ở đâu?
Phụ huynh nên lựa chọn địa chỉ khám dinh dưỡng cho trẻ em uy tín và chất lượng để nhận được những tư vấn tốt nhất cho sự phát triển của bé.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
- Địa chỉ: 12 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Thời gian làm việc: Từ thứ Hai – Thứ 7 (cả ngày) và chủ nhật từ 8h00 – 11h30

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt, là một trong những phòng khám có chất lượng cao tại Việt Nam. Các bác sĩ tại phòng khám là những Tiến sĩ, Phó giáo sư hàng đầu về dinh dưỡng trong nước. Thêm vào đó, trang thiết bị máy móc cũng được đánh giá là hiện đại và tân tiến. Đặc biệt, phòng khám VIAM còn được trang bị phần mềm đánh giá phân tích khẩu phần giúp cho việc đánh giá khẩu phần ăn của trẻ thêm cụ thể, chi tiết nhằm để bố mẹ hiểu có những điều chỉnh hợp lý theo sự chỉ dẫn của các chuyên gia.
Chúng tôi mong rằng những thông tin trên sẽ giúp cho các phụ huynh hiểu thêm về tầm quan trọng của việc khám dinh dưỡng đối với trẻ. Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM luôn đồng hành cùng các bố mẹ trong hành trình phát triển toàn diện cho con. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39 hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.