Béo phì nhưng cân đối liệu có phải là khỏe mạnh?

23/02/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Có một cuộc tranh luận kéo dài về việc liệu có thể vừa “vừa khỏe vừa béo” hay không. Ý tưởng cho rằng ai đó có thể “béo và khỏe mạnh” – nghĩa là thừa cân nhưng vẫn khỏe mạnh – đã xuất hiện được một thời gian.

béo phì

Béo phì nhưng cân đối liệu có phải là khỏe mạnh?

Nếu ai đó dành hàng giờ mỗi tuần để chạy trên máy chạy bộ, tập tạ trong phòng tập hoặc đạp xe, bạn sẽ nghĩ rằng họ hẳn phải là những người khỏe mạnh và cân đối. Nhưng nếu cân nặng của họ trong ngưỡng thừa cân béo phì thì sao ? Ý kiến ​​của bạn liệu có thay đổi không?

Béo phì được xác định bởi khối lượng cơ thể – cụ thể là khi bạn có khối lượng cơ thể quá nhiều. Một công cụ sàng lọc được gọi là chỉ số khối cơ thể (BMI) thường được sử dụng để đánh giá xem ai đó có bị béo phì hay không. Công thức sử dụng chiều cao và cân nặng để ước tính lượng mỡ trong cơ thể.

Tuy nhiên công cụ xác định BMI này có thể không phù hợp trong một số trường hợp. Ví dụ một vận động viên thể hình với thân hình vạm vỡ sẽ có chỉ số BMI cao hơn vì cơ nặng hơn mỡ. Chủng tộc và sắc tộc cũng có thể làm lệch lạc thế nào là chỉ số BMI “tốt” hay “xấu”.

Béo phì gia tăng thêm căng thẳng cho cơ thể và đặc biệt là trái tim, béo phì thường đi đôi với các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm tăng huyết áp , cholesterol cao, tiểu đường tuýp 2 và các bệnh lý tim mạch khác. Nhưng không phải ai mắc bệnh béo phì cũng có các vấn đề sức khỏe liên quan. Đó là lúc khái niệm béo phì nhưng trao đổi chất khỏe mạnh bình thường ra đời.

Theo Johns Hopkins Medicine, khi đánh giá sức khỏe trao đổi chất của một người, các chuyên gia y tế thường tính đến 5 điều sau đây, là những thành phần của hội chứng chuyển hóa :

  • Huyết áp
  • Triglyceride (mỡ máu)
  • Cholesterol HDL trong máu (hay còn gọi là cholesterol “tốt”)
  • Đường huyết
  • Chu vi vòng eo

Nhiều người béo phì gặp phải hầu hết hoặc thậm chí tất cả những bất thường về chuyển hóa này, nhưng một số người lại có ít hoặc không có bất thường nào trong số này. Tuy nhiên nhóm béo phì nhưng trao đổi chất khỏe mạnh này đại diện cho một tỷ lệ nhỏ dân số béo phì. Các chuyên gia cho biết điều này hay gặp những phụ nữ có lượng mỡ phân bố ở phần dưới cơ thể, nghĩa là họ tăng mỡ ở đùi, chân và mông chứ không phải ở vùng bụng và rất ít nam giới béo phì khỏe mạnh về mặt trao đổi chất . Theo đại học Y Harvard, chu vi vòng eo và mỡ bụng tăng lên hầu như luôn là dấu hiệu của những bất thường về trao đổi chất, vì mỡ bụng có xu hướng là mỡ nội tạng – đây là loại mỡ thường có vấn đề, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính liên quan đến viêm mạn tính, cũng như tăng huyết áp.

Duy trì tình trạng béo phì nhưng cân đối, trao đổi chất khỏe mạnh lâu dài liệu có phải là một ý hay?

Các nghiên cứu đã liên tục chỉ ra rằng những người duy trì tình trạng béo phì trong thời gian dài cuối cùng có xu hướng bị huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường, ngưng thở khi ngủ và tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy, ngay cả khi có thể lực tốt, nguy cơ vẫn không biến mất. Bên cạnh đó những người béo phì có thân hình cân đối có thể đánh giá quá cao sức khỏe của mình, điều này có thể trì hoãn việc chẩn đoán và điều trị các vấn đề sức khỏe cần được chú ý.

Giảm cân có nên luôn là mục tiêu nếu bạn thừa cân hoặc béo phì?

Những người béo phì có nguy cơ cao bị suy giảm khả năng vận động do tuổi tác, các vấn đề về khớp như viêm khớp, mất trí nhớ và một số nguy cơ mắc bệnh ung thư như ung thư gan và tử cung, so với những người không béo phì. Nếu bạn béo phì, ngay cả khi bạn có hệ trao đổi chất khỏe mạnh thì việc cố gắng giảm cân là điều hợp lý. Tuy nhiên đối với những người chỉ thừa cân nhưng cân đối, thì việc giảm cân có thể không mang lại cho họ nhiều lợi ích như mong đợi. Đặc biệt nếu một người thừa cân đang có lối sống lành mạnh, việc cố gắng giảm cân không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe. Và ở người cao tuổi thì việc mang một số trọng lượng dư thừa thậm chí có thể có lợi.

Tuy nhiên cả người thừa cân hay béo phì đều nên quan tâm đến chu vi vòng eo và hình dáng cơ thể của mình. Những người có mỡ thừa quanh vùng thân giữa và có hình dáng “quả táo” có xu hướng mắc bệnh tim mạch cao hơn. Mỡ bụng chủ yếu là mỡ nội tạng bao quanh và gây ảnh hưởng xấu cho các cơ quan quan trọng như dạ dày, gan và ruột của bạn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe liên quan đến béo phì ở người lớn sẽ tăng lên nếu chu vi vòng eo là:

•             Hơn 101cm với nam giới.

•             Hơn 89cm đối với phụ nữ không mang thai.

Tuy nhiên, cũng như chỉ số BMI, chỉ số về chu vi vòng eo có thể thay đổi đôi chút tùy theo chủng tộc và sắc tộc

Và cuối cùng lời khuyên mà chúng tôi muốn giành cho mọi người là quyết định giảm cân và phương pháp giảm cân tốt nhất cần được bệnh nhân và bác sĩ trao đổi để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bs. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY