5 chất dinh dưỡng nên bổ sung khi bị nhiễm COVID-19

24/02/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Tình trạng dinh dưỡng của cơ thể có mối liên quan mật thiết tới sức khỏe, hệ miễn dịch, nguy cơ nhiễm bệnh và khả năng phục hồi sau bệnh tật của bạn. Dinh dưỡng kém tác động tiêu cực đến tình trạng viêm và stress oxy hóa của cơ thể và làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cũng như sức khỏe nói chung. Và đặc biệt, cả tình trạng viêm và trạng thái Stress oxy hóa đều gia tăng khi bạn bị nhiễm COVID-19.

Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố COVID-19 là đại dịch vào tháng 3 năm 2020. Tên đầy đủ của virus gây bệnh là coronavirus gây hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS-CoV-2) và căn bệnh mà nó gây ra được gọi là COVID-19.

COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng vì làm giảm cảm giác thèm ăn và có thể hạn chế khả năng tiếp cận của bạn với nguồn thực phẩm bổ dưỡng trong thời gian bị cách li điều trị bệnh, tuy nhiên bệnh cũng đồng thời làm tăng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể với các chất dinh dưỡng trong đó có thể kể đến như vitamin D.

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng có thể giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của bạn khi bị nhiễm COVID-19, đặc biệt nếu bạn bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và chống viêm

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng những thực phẩm này sẽ không ngăn chặn được việc bạn nhiễm COVID-19 hoặc giúp chữa khỏi bệnh, nhưng các thực phẩm này đã được chứng minh là hỗ trợ tăng cường miễn dịch của cơ thể.

Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn những thông tin về các chất dinh dưỡng, thực phẩm và các lưu ý trong thực hành dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe cho những người bị COVID-19 hoặc đang phục hồi sau COVID-19.

Vitamin D

21 điều cần biết về vitamin D | Vinmec

Vitamin D là vi chất dinh dưỡng được thảo luận thường xuyên nhất giữa các chuyên gia dinh dưỡng trong việc kiểm soát COVID-19. Theo nghiên cứu, vitamin D – một vitamin tan trong dầu hay còn được biết đến với vai trò như một hormone trong cơ thể, có tác dụng chống viêm bằng cách ngăn chặn sự hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch. Trong cơ thể, vitamin D có ảnh hưởng đến hoạt động của các thụ thể men chuyển angiotensin 2 (ACE2), một thụ thể protein được tìm thấy trong phổi và mô mỡ

Khi bị nhiễm COVID-19, virus sẽ liên kết với ACE2 gây ra tình trạng nhiễm trùng, có khả năng dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp tính và bệnh nặng ở những người bị COVID-19. Tuy nhiên, vitamin D tương tác với các thụ thể ACE2, có khả năng ngăn chặn virus liên kết với men chuyển này qua đó giảm thiểu được các biến chứng liên quan đến COVID-19. Vitamin D cũng có thể đóng một vai trò bảo vệ và hỗ trợ chữa lành các mô bị tổn thương chủ yếu là các tổn thương ở phổi.

Nguồn cung cấp vitamin D

Trung bình, cơ thể chúng ta tạo ra khoảng 80% lượng vitamin D khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (tia cực tím) và 20% còn lại đến từ chế độ ăn uống. Do đó, bổ sung vitamin D hàng ngày có thể là một ý kiến ​​hay nếu bạn đang bị nhiễm COVID-19 phải cách li và ít có cơ hội được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể tương tác với các chất bổ sung vitamin D trong đó có thuốc chống đông, tình trạng này có thể gặp ở những người nhiễm COVID-19 do làm tăng nguy cơ đông máu của người bệnh. Đó là lý do tại sao bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia bác sĩ trước khi bổ sung vitamin D.

Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D trong khi nhiễm hoặc đang phục hồi sau COVID-19 là một cách tuyệt vời để giảm nguy cơ thiếu hụt vitamin D và cải thiện hệ miễn dịch của bạn. Dưới đây là những loại thực phẩm giàu vitamin D bạn có thể tham khảo:

Dầu gan cá tuyết: 1 muỗng canh dầu gan cá (13.6g) đáp ứng 1.7 lần nhu cầu vitamin D hàng ngày

Cá trích: 100 gam cá trích cung cấp tới 27% nhu cầu vitamin D hàng ngày

Lòng đỏ trứng: trong 100 gam lòng đỏ trứng có hàm lượng vitamin D tương đương với 27% nhu cầu hàng ngày của cơ thể

Cá mòi: 100 gam cá mòi cung cấp 24% nhu cầu vitamin D hàng ngày

Cá ngừ đóng hộp: cung cấp 34% nhu cầu vitamin D của cơ thể chỉ trong 100g cá đóng hộp

Cá hồi: 100 gam cá hồi cung cấp tới 66% nhu cầu vitamin D của của cơ thể

Ngoài ra các loại nấm cũng là một nguồn rau củ giàu vitamin D cho cơ thể

Carotenoid và vitamin A

Carotenoid là chất chống oxy hóa và góp phần tạo các sắc tố (đỏ, xanh lá cây, vàng và cam) cho các loại thực phẩm rau củ quả chứa chất dinh dưỡng này. Carotenoid được tìm thấy trong tự nhiên ở một số loại tảo, vi khuẩn, nấm, thực vật, trái cây và rau có màu sắc sặc sỡ – là những thực phẩm mà bạn nên thêm vào bữa ăn hàng ngày của mình

Trong số 700 loại carotenoid được xác định trong tự nhiên, chỉ có khoảng 30 loại được tìm thấy trong cơ thể con người. Một trong số đó là vitamin A và tiền chất của nó là beta carotene

Vitamin A là một chất chống oxy hóa carotenoid hòa tan trong chất béo. Vitamin A có đặc tính chống viêm và nghiên cứu cũng chỉ ra tác dụng của vitamin trong việc kiểm soát bệnh viêm phổi và nhiễm trùng đường hô hấp. Trong trường hợp nhiễm COVID-19, các nghiên cứu chỉ ra vitamin A làm giảm tình trạng viêm và stress oxy hóa cảu cơ thể, tăng cường phản ứng miễn dịch và có thể làm giảm mức độ trầm trọng của bệnh

Các nhà nghiên cứu cho thấy cơ chế tác động của vitamin A trong việc bảo vệ các thụ thể ACE2, tương tự như vitamin D, ngoài ra vitamin A có thể hoạt động trên một số mục tiêu phân tử khác để chống lại COVID-19.

Một số người có thể bị thiếu hụt vitamin A khi bị nhiễm trùng điển hình như khi nhiễm COVID-19, và sự thiếu hụt này có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu điều này xảy ra, bạn nên bổ sung vitamin A

Tuy nhiên, tương tác thuốc cũng có thể xảy ra nếu bạn đang bổ sung vitamin A, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Nguồn thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A - Tất cả những điều bạn cần biết | Vinmec

Các loại rau có lá màu xanh đậm và các loại thịt nội tạng động vật, đặc biệt là gan, là những nguồn cung cấp vitamin A dồi dào. Dưới đây là các loại thực phẩm giàu vitamin A:

Gan bò: 100g gan bò đáp ứng 552% nhu cầu vitamin A của cơ thể

Gan gà: 100g gan gà cung cấp 327% nhu cầu vitamin A của cơ thể

Cá thu: 100g cá thu chứa hàm lượng vitamin A tương đương với 24% nhu cầu của cơ thể

Phô mai: trong 100g phô mai cung cấp 54% nhu cầu vitamin A của cơ thể

Khoai lang, nấu chín: hàm lượng vitamin A lên tới 87% nhu cầu của cơ thể chỉ trong 100g khoai

Cải rổ: 100g rau đáp ứng 28% nhu cầu vitamin A của cơ thể

Cà rốt sống: 100g cà rốt cung cấp cho bạn 93% vitamin A

Cải bó xôi: chứa 31% nhu cầu vitamin A của cơ thể

Kẽm

Thiếu kẽm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm giảm phản ứng miễn dịch ở những người nhiễm COVID-19. Kẽm được coi là một trong những khoáng chất quan trọng nhất của cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của kẽm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện sức khỏe của đôi mắt và rất cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể.

Với COVID-19, kẽm có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đồng thời làm giảm hoạt động của các thụ thể ACE2, là mục tiêu hướng tới của virus gây bệnh. Kẽm cũng tham gia bảo vệ sức khỏe của mô phổi, các nghiên cứu đang hướng tới việc bổ sung kẽm là một phương pháp điều trị bổ sung cho COVID-19.

Nếu bạn được chẩn đoán thiếu kẽm, bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn bổ sung kẽm. Tuy nhiên, lưu ý không nên lạm dụng, bổ sung quá nhiều, vì lượng kẽm dư thừa sẽ gây độc. Hãy tuân thủ liều lượng mà bác sĩ đưa ra

Nguồn thực phẩm giàu kẽm

Các loại thực phẩm giàu kẽm và hàm lượng kẽm bạn nên biết:

Thịt bò: cung cấp 41 nhu cầu kẽm của cơ thể chỉ với 100g thịt

Sô cô la đen (với loại có hàm lượng 70–85% cacao): 100g sô cô la đáp ứng 30% nhu cầu của cơ thể

Hàu: 100g hàu chứa tới 73% lượng kẽm cơ thể cần hàng ngày

Hạt điều: 100g hạt điều đáp ứng 53% nhu cầu kẽm của cơ thể

Hạt gai dầu: 100g hạt chứa tới 90% hàm lượng kẽm mà cơ thể cần hàng ngày

Hạt bí ngô: cung cấp 71% nhu cầu kẽm của cơ thể trong 100g hạt

Đậu lăng: có 14% hàm lượng kẽm mà cơ thể cần trong 100g hạt đậu

Axit béo Omega-3

Chất béo không bão hòa Omega-3 là một loại axit béo được chứng minh là có lợi cho sức khỏe, giúp chống viêm, omega-3 tốt cho sức khỏe não bộ, bệnh tim và viêm khớp dạng thấp

Các axit béo omega-3 đặc biệt là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA), có thể cải thiện khả năng phục hồi ở những người bị nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề này trước khi đưa omega-3 vào trong hỗ trợ điều trị COVID-19. Axit béo omega-3 làm giảm tình trạng viêm cũng như giảm hội chứng cơn bão cytokine ở bệnh nhân COVID-19 đây là tình trạng hệ miễn dịch bị kích thích quá mức, các cytokine tràn ngập trong máu, như một cơn bão… gây nên các các phản ứng viêm và khiến bệnh nhân trở nặng khi nhiễm bệnh.

Axit béo omega-3 ngăn chặn điều này bằng cách tham gia tạo màng tế bào của các mô khác nhau trên khắp cơ thể và ngăn chặn việc sản xuất các hợp chất chống viêm. Một lợi ích tiềm năng khác của axit béo omega-3 trong việc điều trị những người nhiễm hoặc phục hồi sau COVID-19 là tác dụng trong việc cải thiện tâm trạng, giảm lo lắng và trầm cảm là những trạng thái tinh thần thường gặp khi nhiễm COVID-19 và có thể tác động xấu đến tình trạng của bệnh.

Nguồn thực phẩm giàu Omega-3

Omega 3 fats

Dưới đây là các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3:

Hạt Chia: 100 g hạt chứa 6 g omega-3

Đậu tương rang khô: chứa 1,4 g axit béo omega-3 trên 100 g

Cá mòi đóng hộp: chứa 498 mg axit béo omega-3 trong 100 gam

Dầu gan cá tuyết: 1 muỗng canh dầu cá tuyết (13.6g) chứa 935 mg axit béo omega-3

Cá thu vua: 100 g cá cung cấp 159 mg axit béo omega-3

Hạt lanh: chứa 23 g axit béo omega-3 trên 100 g hạt

Quả óc chó: cung cấp 9 g axit béo omega-3 trên 100 gam

Cá hồi: chứa 113 mg trong 100 g cá

Như bạn có thể nhận thấy, nhiều loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 cũng là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào cho cơ thể

Vitamin C

Vitamin C là một loại vitamin có vai trò chống oxy hóa, hỗ trợ sức khỏe miễn dịch cho cơ thể ở mọi lứa tuổi. Các nghiên cứu trên động vật và con người đã phát hiện ra rằng vitamin C có thể làm giảm trạng thái stress oxy hóa, cải thiện chức năng nội mô để bảo vệ chống lại bệnh tim và hỗ trợ phục hồi sau cảm lạnh thông thường. Nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng việc bổ sung vitamin C cho những người bị COVID-19 có thể hỗ trợ phục hồi và cải thiện tình trạng bệnh.

Vitamin C có một vai trò tiềm năng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm trùng huyết. Bằng chứng sơ bộ cho thấy uống vitamin C có thể giúp ích cho những người mắc bệnh COVID-19, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn ở người.

Nguồn thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là gì? - PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ EXSON

Dưới đây là các loại thực phẩm trong tự nhiên giàu vitamin C:

Ổi: ăn 100g ổi giúp bổ sung 253% nhu cầu vitamin C của cơ thể

Cherry: 10g cherry đã cung cấp đủ nhu cầu vitamin C của cơ thể

Kiwi: ăn 100 g kiwi là bạn đã đáp ứng đủ nhu cầu vitamin c hàng ngày của cơ thể

Súp lơ: 100 g rau súp lơ cung cấp 54% nhu cầu vitamin C của cơ thể

Cà chua: 100g cà chua bổ sung 14% nhu cầu vitamin c của cơ thể

Khoai tây: củ khoai tây 100g cung cấp 13% nhu cầu vitamin C của cơ thể

Ớt chuông đỏ: cung cấp 142% nhu cầu vitamin C của cơ thể chỉ trong 100g

Đu đủ: 1 miếng đu đủ khoảng 100g đáp ứng 68% nhu cầu vitamin C của cơ thể

Tạm kết

COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng của cơ thể, một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là điều tối quan trọng để giảm nguy cơ nhiễm và hỗ trợ phục hồi sau khi nhiễm bệnh.

Các nhà nghiên cứu đang quan tâm nhiều đến vitamin D, carotenoid, vitamin A, kẽm, axit béo omega-3 và vitamin C để xác định lợi ích sức khỏe tiềm năng của các vi chất này để bổ sung trong phương pháp điều trị COVID-19.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh Dưỡng VIAM để được chuyên gia chế độ ăn và sinh hoạt thích hợp để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh trong và sau khi nhiễm Covid-19 bạn nhé. Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

BS. Hoài Thu

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY