Nhịn ăn gián đoạn có an toàn với người bệnh tiểu đường?

24/03/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Thói quen ăn uống lành mạnh là một điều rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, thời điểm bạn ăn uống và khoảng cách giữa các bữa ăn cũng đóng vai trò không kém với vấn đề kiểm soát đường huyết. Nhịn ăn giữa các bữa ăn là một cách tiếp cận để hạn chế lượng calo nạp vào, tuy nhiên các nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của việc nhịn ăn gián đoạn vẫn còn hạn chế.

Top in endocrinology: Intermittent fasting, triple therapy for diabetes

Gần đây đã có nhiều nghiên cứu quan tâm đến ảnh hưởng của phương pháp nhịn ăn gián đoạn với những người mắc bệnh tiểu đường type 2 hoặc tiền tiểu đường. Kết quả đã cho thấy sự cải thiện độ nhạy insulin, lượng đường trong máu giảm và giảm cân – là những hiệu quả của việc nhịn ăn gián đoạn góp phần cải thiện tình trạng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những người bị bệnh tiểu đường type 1 cũng đang sử dụng insulin vì vậy nếu họ nhịn ăn thì nguy cơ hạ đường huyết có thể xảy ra.

Nhịn ăn gián đoạn là gì?

Fasting and Diabetes

Chế độ ăn uống cơ bản bình thường bao gồm ba bữa ăn mỗi ngày và đôi khi còn thêm ăn nhẹ giữa các bữa ăn. Chuyên gia cho biết khi cả ngày bạn chỉ ăn uống mà không dành thời gian tập thể dục, thì bạn chỉ đang nạp thêm calo cho cơ thể mà không đốt cháy được lượng chất béo dự trữ dư thừa nào.

Ngược lại, nhịn ăn gián đoạn là ăn trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều đó có nghĩa là ăn trong một số giờ nhất định mỗi ngày và nhịn ăn trong khoảng thời gian còn lại trong ngày. Mục tiêu của việc nhịn ăn gián đoạn đối với những người mắc bệnh tiểu đường là cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng cách đốt cháy chất béo dự trữ và giảm thêm cân, cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu.

Kết quả khác của việc nhịn ăn gián đoạn là làm chuyển đổi trao đổi chất. Điều này xảy ra khi cơ thể, sau nhiều giờ không có thức ăn, cạn kiệt lượng đường dự trữ trong máu và chuyển sang bắt đầu đốt cháy chất béo.

Có hai nguồn năng lượng chính trong cơ thể – đường huyết trong gan và ceton được tạo ra từ sự phân hủy chất béo. Trung bình sẽ mất khoảng 10 đến 12 tiếng để làm cạn kiệt glucose trong gan và bắt đầu đốt cháy chất béo làm nguồn năng lượng. Nhịn ăn gián đoạn có thể kích hoạt sự chuyển đổi trao đổi chất đó.

Các kiểu nhịn ăn gián đoạn

Phương pháp nhịn ăn gián đoạn có nhiều cách để phân chia lịch trình nhịn ăn khác nhau – tất cả đều tập trung vào thời điểm ăn và thời điểm nhịn ăn. Một số chế độ nhịn ăn khá đơn giản, chỉ là bỏ bữa sáng và ăn bữa trưa và bữa tối sớm.

Ngoài ra một số trường hợp nhịn ăn gián đoạn sẽ hạn chế hơn và hạn chế ăn sau một thời gian cụ thể trong ngày, thường là vào ban đêm. Một số chế độ nhịn ăn luân phiên bạn vẫn có thể ăn uống bình thường vào những ngày nhất định trong tuần và nhịn ăn một hoặc hai ngày một tuần. Có một số cách nhịn ăn gián đoạn khắc nghiệt hơn, trong đó việc nhịn ăn kéo dài trong vài ngày và thậm chí vài tuần. Tuy nhiên bạn không cần phải nhịn ăn quá mức.

Lợi ích của phương pháp nhịn ăn gián đoạn

The benefits of intermittent fasting the right way - BBC Future

Hiện còn ít các nghiên cứu sâu rộng về lợi ích của việc nhịn ăn gián đoạn ở những người sống chung với bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đầu tiên xem xét sự ảnh hưởng của phương pháp nhịn ăn gián đoạn với bệnh tiểu đường bắt đầu cách đây khoảng một thập kỷ, và gần đây các nhà nghiên cứu đã bắt đầu đưa những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường type 2 vào các nghiên cứu. Hầu hết các bác sĩ vẫn coi việc nhịn ăn là một thử nghiệm.

Các nghiên cứu đã cho thấy những lợi ích sức khỏe nhất định của phương pháp nhịn ăn gián đoạn với người bệnh tiểu đường

  • Trong một bài báo tổng quan về nghiên cứu hiện tại, được xuất bản trên Tạp chí Y học New England, cho thấy quá trình nhịn ăn gián đoạn có thể hỗ trợ bảo vệ các cơ quan chống lại các bệnh mạn tính như tiểu đường type 2, bệnh tim, rối loạn thoái hóa thần kinh do tuổi tác, thậm chí cả bệnh viêm ruột và nhiều bệnh ung thư.
  • Một nghiên cứu của Canada đã theo dõi ba người mắc bệnh tiểu đường Loại 2 cho thấy rằng nhịn ăn đem đến một số lợi ích sức khỏe: giảm cân, cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện tình trạng kháng insulin và loại bỏ nhu cầu điều trị bằng insulin.
  • Một nghiên cứu khác tại Đại học California trên 19 người mắc hội chứng chuyển hóa, cũng cho thấy những người ăn nhịn ăn gián đoạn theo tỷ lệ 10/14 trong vòng 12 tuần cho kết quả giảm cân đáng kể.

Tuy nhiên nghiên cứu cũng cho thấy chế độ nhịn ăn gián đoạn không mang lại lợi ích lớn so với việc hạn chế calo mà không nhịn ăn, không có sự khác biệt lớn giữa nhóm nhịn ăn và hạn chế calo trong việc cải thiện huyết áp, nhịp tim, lượng đường trong máu, insulin lúc đói hoặc kháng insulin.

Xem ngay: Thực đơn cho người mắc bệnh tiểu đường bạn nên tham khảo.

Những thử thách khi áp dụng chế độ nhịn ăn gián đoạn

Bạn sẽ cảm thấy đói

Thay đổi lịch trình ăn uống của bạn không phải là dễ dàng và khó có thể thành công trong một sớm một chiều. Nhiều người sẽ đói và cảm thấy cáu kỉnh tuy nhiên cảm giác đói này thường biến mất trong vòng vài tuần đến một tháng.

Mất nước

Cần cảnh giác với tình trạng mất nước khi nhịn ăn. Tình trạng này có thể xảy ra khá nhanh nếu bạn hạn chế ăn và uống, hoặc khi hoạt động thể chất, hay trong thời tiết nóng bức hoặc đổ nhiều mồ hôi. Bạn nên uống nước, cà phê, trà hoặc đồ uống không chứa calo khi nhịn ăn. Khi bị mất nước, chỉ số đường huyết cao hơn, vì vậy khi có dấu hiệu mất nước bạn cũng cần kiểm tra đường huyết thường xuyên.

Thiếu tập trung

Lúc đầu, việc điều chỉnh lịch trình ăn uống mới có thể làm giảm khả năng tập trung trong khoảng thời gian bạn nhịn ăn trong ngày.

Đôi khi nhịn ăn có thể nguy hiểm đến tính mạng

Đối với những người muốn nhịn ăn trong thời gian dài hơn 24 hoặc 72 giờ, hãy nhớ để ý các dấu hiệu có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Đôi khi việc nhịn ăn quá lâu lại gây phản ứng ngược cho cơ thể, khi đó cơ thể sẽ bắt đầu tích trữ nhiều chất béo hơn để phản ứng với tình trạng đói.

Trước khi bạn áp dụng chế độ nhịn ăn gián đoạn bạn cần lưu ý:

  • Nghiên cứu cho thấy rằng nhịn ăn gián đoạn là an toàn và có thể tiếp tục vô thời hạn đối với những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường type 2. Nhưng nhịn ăn gián đoạn không phải là một lựa chọn tốtcho những người có tiền sử rối loạn ăn uống, trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai và những người đang sống với bệnh tiểu đường type1 .
  • Nếu bạn đang cân nhắc áp dụng theo một chế độ nhịn ăn, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng để lên kế hoạch thực hiện một cách an toàn hiệu quả
  • Khi bạn bắt đầu áp dụng chế độ nhịn ăn gián đoạn, hãy theo dõi kiểm tra đường máu thường xuyên, bạn nên kiểm tra ít nhất ba lần một ngày hoặc nhiều hơn nếu bạn đang nhịn ăn.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

BS. Hoài Thu

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Health U.S. News



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY