Tại sao Cholesterol lại quan trọng và cần chú trọng ở phụ nữ?

27/08/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cholesterol và Triglyceride là những vấn đề về sức khỏe được quan tâm nhắc đến ở mọi nơi. Ngay cả những thực phẩm có vẻ tốt cho bạn, như sữa chua trái cây hoặc bánh ngũ cốc nguyên cám cũng có thể góp phần làm tăng nồng độ cholesterol máu nếu chúng chứa quá nhiều chất béo bão hòa hoặc đường tinh luyện.

High cholesterol diagnosis tied to lower breast cancer risk

Hơn nữa, nhiều phụ nữ có nguy cơ bị cholesterol cao mà không nhận ra điều đó. Khoảng 45% phụ nữ trên 20 tuổi có tổng lượng cholesterol từ 200 mg/dL trở lên và nằm trong ngưỡng cao – nhưng một cuộc khảo sát của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy 76% phụ nữ nói rằng họ không biết chỉ số cholesterol của bản thân.

Nguy hiểm hơn là Triglyceride, một loại chất béo trong máu thường được xét nghiệm cùng với cholesterol, ở phụ nữ cũng có nhiều tác động nguy cơ hơn so với nam giới. Đây là một vấn đề vì mức cholesterol của phụ nữ có thể dao động khá nhiều sau khi mãn kinh và có xu hướng tăng lên theo tuổi tác, khiến chúng ta có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn. Biết được số lượng cholesterol của bạn và cách kiểm soát chúng là một bước quan trọng để giữ gìn sức khỏe.

Hiểu đúng về mức độ cao và thấp của Cholesterol máu

Cholesterol là một chất sáp được tìm thấy trong mọi tế bào trong cơ thể. Cholesterol được tạo ra bởi cơ thể hoặc được hấp thụ từ thức ăn. Cơ thể bạn cần cholesterol để tạo ra các hormone steroid quan trọng như estrogen, progesterone và vitamin D. Cholesterol cũng được sử dụng để tạo ra axit mật trong gan; chúng hấp thụ chất béo trong quá trình tiêu hóa.

THẾ NÀO LÀ CHOLESTEROL TOÀN PHẦN? Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình

Bạn biết rằng cholesteol máu tăng cao là nguy hiểm. Nhưng cholesterol là gì? Nó đến từ đâu? Và có phải tất cả các loại cholesterol đều xấu?

Vì vậy, một số cholesterol là cần thiết với cơ thể và sức khỏe – nhưng bên cạnh đó vẫn có cả cholesterol xấu. Cholesterol xấu dư thừa trong máu có thể lắng đọng vào các động mạch của cơ thể tạo ra các mảng xơ vữa động mạch hoặc làm cứng động mạch. Đây là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau tim, đột quỵ và các vấn đề về mạch máu khác.

Tham khảo: 9 cách đơn giản để giảm lượng cholesterol của bạn.

Chỉ số Cholesterol máu toàn phần là thước đo tổng lượng cholesterol lưu thông trong máu của bạn, bao gồm một số thành phần:

  • LDL cholesterol: LDL là viết tắt của “lipoprotein mật độ thấp”. Đây được gọi là cholesterol “xấu”, trực tiếp góp phần hình thành mảng bám xơ vữa trong động mạch. Lipoprotein tỷ trọng rất thấp, hoặc cholesterol VLDL, là một loại khác, là tiền thân của LDL.
  • Cholesterol toàn phần là cholesterol VLDL cộng với cholesterol LDL và cholesterol HDL.
  • HDL cholesterol: HDL là viết tắt của “lipoprotein mật độ cao”. Các chuyên gia cho rằng ở mức tối ưu (khoảng 50 mg/dL), nó có thể giúp cơ thể loại bỏ cholesterol LDL.

Các cholesterol luân chuyển qua hệ thống mạch máu: Các phần xấu – các hạt LDL – thích dính vào niêm mạc động mạch của bạn, giống như váng xà phòng trong đường ống. Khi nó dính ở đó, nó tạo ra phản ứng viêm và cơ thể bạn bắt đầu chuyển nó thành mảng bám. Mảng bám trong mạch máu khiến chúng trở nên cứng và hẹp hơn, hạn chế lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng như não và cơ tim, dẫn đến tăng huyết áp. Ngoài ra, các huyết khối có thể vỡ ra và gây đau tim hoặc đột quỵ. Sự tích tụ và hình thành các mảng bám xơ vữa này có thể bắt đầu sớm nhất ở độ tuổi 20.

Những điều cần biết về Triglycerides

Triglycerides cao nên kiêng gì? Những thực phẩm cần tránh khi có triglyceride cao | Vinmec

Ngoài cholesterol, bạn có thể biết tới Triglycerides, một loại chất béo khác được tìm thấy trong máu. Phụ nữ nên đặc biệt chú ý đến điều này. Chỉ số Triglycerides máu cao liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ lớn hơn so với nam giới.

Khi bạn hấp thụ nhiều calo hơn mức cần thiết, cơ thể sẽ chuyển hóa lượng calo thừa thành Triglycerides, sau đó được lưu trữ trong các tế bào mỡ. Triglycerides được cơ thể sử dụng để tạo năng lượng, nhưng những người thừa Triglycerides có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe trong đó có bệnh tim mạch. Uống nhiều rượu và ăn thực phẩm có chứa carbohydrate đơn giản (thực phẩm có đường và tinh bột), chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa góp phần làm tăng Triglycerides. Triglycerides có thể tăng do các tình trạng sức khỏe như tiểu đường, suy giáp, béo phì, buồng trứng đa nang hoặc bệnh thận.

Triglyceride cũng lưu thông trong máu có thể góp phần hình thành mảng bám. Nhiều người có Triglycerides cao cũng thường đi kèm với các nguy cơ khác của chứng xơ vữa động mạch, bao gồm mức LDL cao hoặc mức HDL thấp, hoặc chỉ số đường huyết bất thường. Các nghiên cứu về di truyền cũng cho thấy một số mối liên quan giữa Triglycerides và bệnh tim mạch.

Mức cholesterol máu bình thường là bao nhiêu?

Xét nghiệm lipid máu tiêu chuẩn thường đo nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol HDL và Triglycerides. Mức LDL-cholesterol thường được ước tính từ những con số này.

Mức cholesterol LDL lý tưởng nên dưới 70 mg/dL và mức cholesterol HDL của phụ nữ lý tưởng nên gần 50 mg/dL. Triglyceride phải dưới 150 mg/dL. Mức cholesterol toàn phần dưới 200 mg/dL là tốt nhất.

Cholesterol máu ở phụ nữ có gì khác biệt

Nói chung, phụ nữ có mức cholesterol HDL cao hơn nam giới vì hormone sinh dục nữ estrogen làm tăng lượng cholesterol tốt này. Nhưng, mọi thứ đều thay đổi ở thời kỳ mãn kinh. Tại thời điểm này, nhiều phụ nữ trải qua sự thay đổi mức cholesterol – tổng số và LDL cholesterol tăng và HDL cholesterol giảm. Đây là lý do tại sao những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thường có chỉ số cholesterol bình thường nhưng lại có thể bị tăng cholesterol khi về già. Tất nhiên, các yếu tố di truyền và lối sống cũng có thể đóng vai trò lớn đến sự thay đổi cholesterol.

Làm thế nào để giảm Cholesterol máu?

Everyday Gyaan 7 Foods that Help Lower Blood Cholesterol Levels

Nếu bạn được thông báo rằng bạn có cholesterol máu cao hoặc bạn muốn ngăn ngừa dự phòng điều đó thì bạn có thể làm gì? Có một số cách để giúp duy trì kiểm soát cholesterol:

Dùng thuốc: Tùy thuộc vào nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bạn có thể được điều trị bằng thuốc giảm cholesterol, chẳng hạn như statin. Nếu bạn đã mắc bệnh mạch máu hoặc phát hiện các dấu hiệu xơ vữa động mạch, hoặc nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, thì nên dùng statin để phòng ngừa vì thuốc này xử lý các mảng bám trong động mạch và làm giảm cholesterol LDL. Các lại thuốc này cần được sử dụng dưới sự tư vấn, khám và theo dõi của bác sĩ.

Tham khảo: Gói khám, tư vấn Dinh dưỡng Nâng cao cho người trưởng thành.

Chế độ ăn uống và lối sống: Chế độ ăn uống và lối sống rất quan trọng để giúp duy trì mức cholesterol khỏe mạnh. Ngay cả đối với những phụ nữ được khuyến cáo dùng thuốc giảm cholesterol, lối sống lành mạnh sẽ giúp những loại thuốc này hoạt động tốt hơn.

Dưới đây là cách duy trì một lối sống thúc đẩy mức cholesterol lành mạnh:

  • Duy trì cân nặng hợp lý;
  • Không hút thuốc;
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, từ năm ngày trở lên mỗi tuần;
  • Ăn một chế độ ăn nhiều trái cây, rau, protein nạc và lượng chất xơ hòa tan cao như đậu và yến mạch, có thể làm giảm LDL’
  • Tránh đồ uống có đường và nước ép trái cây – thay vào đó hãy chọn nước lọc và trà không đường;
  • Uống rượu ở mức độ vừa phải, đặc biệt nếu bạn có Triglicerides cao;
  • Bạn có thể tham khảo chế độ ăn Địa Trung Hải, chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, và cá. Sử dụng dầu ô liu thay vì mỡ, bơ và gia vị thay vì muối;
  • Ăn chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa – như chất béo có trong dầu ô liu, các loại hạt và cá béo như cá hồi. Những chất béo này chúng thực sự có thể có tác động tích cực đến cholesterol bằng cách giảm lượng LDL trong máu và giảm viêm trong động mạch, đặc biệt là khi chúng thay thế chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống.

Những thực phẩm nên ưu tiên:

  • Cá béo như cá hồi, cá hồi, cá thu, cá mòi và cá ngừ;
  • Các loại hạt, bao gồm quả óc chó, hạnh nhân và quả phỉ;
  • Dầu ô liu và dầu từ các loại hạt.

Có rất nhiều cách để kiểm soát cholesterol máu. Với việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên và chú ý đến những gì bạn ăn, bạn có thể kiểm soát lượng cholesterol và chất béo trong máu để giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

BS. Hoài Thu

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Hopkins Medicine



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY