Trẻ uống vitamin D có còn bị còi xương không luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người? Trẻ hoàn toàn có thể bị còi xương mặc dù đã được uống vitamin D và canxi. Bởi còi xương là tình trạng xương yếu và mềm ở trẻ nhỏ. Còi xương thường xảy ra ở trẻ em không nhận đủ vitamin D. Trẻ có thể không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nguồn cung cấp vitamin D chính hoặc không nhận đủ vitamin D trong chế độ ăn uống của trẻ.
Vitamin D là một phần thiết yếu trong lượng dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng, chẳng hạn như phốt pho và canxi từ thức ăn. Cả hai thành phần này giúp xương của trẻ chắc khỏe.
Tham khảo: Bạn có biết dinh dưỡng cho trẻ còi xương TỐT NHẤT chưa?
Contents
Nguyên nhân gây còi xương
Còi xương có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Da tối màu
- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
- Sử dụng quá nhiều kem chống nắng khi ra ngoài
- Bổ sung ít thực phẩm vitamin D do trẻ không dung nạp lactose
Ở một số trẻ, còi xương không phải do thiếu vitamin D. Thay vào đó, những trẻ này được sinh ra với tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin D của cơ thể, chẳng hạn như bệnh celiac.
Triệu chứng của bệnh còi xương
Các triệu chứng còi xương thường xuất hiện trong giai đoạn đầu đời, ví dụ như:
- Trẻ sơ sinh có thể trở nên khó ngủ về đêm, quấy khóc và đổ mồ hôi mặc dù thời tiết không nóng bức.
- Tóc rụng theo hình vành khăn phía sau đầu.
- Da dẻ xanh xao, nhợt nhạt.
- Đỉnh đầu xuất hiện bướu, bướu trán (trán dô).
- Răng mọc chậm và không theo trật tự.
- Xương sọ mềm hơn so với trẻ bình thường.
- Các hoạt động như lật, bò, đi, đứng,… diễn ra chậm hoặc không đúng tư thế.
Điều trị bệnh còi xương ở trẻ như thế nào?
Điều trị bệnh còi xương phải dùng vitamin D liều cao, liều tấn công theo chỉ định của bác sĩ. Còn liều dự phòng chỉ uống vitamin D từ 400-800 đơn vị/ngày trong vòng 1 năm. Trường hợp còi xương bệnh lý có thể dùng liều rất cao tới 5.000-50.000 đơn vị/ngày trong nhiều tháng, đồng thời phải kết hợp với giải phẫu chỉnh hình nếu có biến dạng xương.
Vậy khi trẻ bổ sung vitamin D rồi thì trẻ còn bị còi xương không?
Để trả lời cho câu hỏi này, trẻ hoàn toàn có thể bị còi xương mặc dù đã được uống vitamin D và canxi đầy đủ. Vitamin D là loại tan trong dầu mỡ, vì vậy khi chế độ ăn thiếu chất béo thì dù có uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được, ngoài ra những trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, đi ngoài phân sống, táo bón… thì cũng không hấp thu được đủ vitamin D từ chế độ ăn uống hang ngày, trường hợp này trẻ cần phải bổ sung vitamin D mới có tác dụng.
Tuy nhiên điều trị vitamin D kéo dài với liều thấp thì cũng không sợ thừa vitamin D, canxi. Với trẻ sơ sinh có thể tiếp tục cho trẻ uống vitamin D với liều 500 đơn vị/ngày cho đến khi trẻ biết đi đồng thời kết hợp tắm nắng. Ánh sáng mặt trời sẽ làm tăng hấp thu vitamin D và giúp vitamin D trở thành dạng hoạt động để tham gia vào quá trình chuyển hóa canxi.
Tham khảo thêm gói khám dinh dưỡng cho trẻ
Dự phòng còi xương cho trẻ như thế nào?
Chìa khóa để ngăn ngừa bệnh còi xương là đảm bảo trẻ có một chế độ ăn uống cân bằng. Chế độ ăn này phải bao gồm các vitamin, khoáng chất và protein thiết yếu cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh.
Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin D như sữa, sữa chua, phô mai, cá hồi, dầu cá và trứng vào chế độ ăn của trẻ.
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.
BS. Tùng Duy
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo WebMD