Khi nào trẻ có thể bắt đầu ăn trứng?

16/11/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Trứng rất giàu protein, lại vừa rẻ lại vừa linh hoạt. Bạn có thể chiên, luộc, rán và hấp trứng để đáp ứng sở thích của trẻ. Trước đây, các bác sĩ nhi khoa khuyên nên chờ đợi để đưa trứng vào chế độ ăn của trẻ do lo ngại vấn đề về dị ứng. Các khuyến nghị hiện tại nói rằng không có lý do gì để chờ đợi cả.

How Many Eggs Can Kids Eat Each Day?

Bạn có thể coi trứng là một trong những thức ăn đầu đời của trẻ, hãy luôn cẩn thận theo dõi xem trẻ có chịu bất kỳ phản ứng hay dị ứng gì đối với trứng hay không.

Lợi ích của trứng

Trứng có bán rộng rãi ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa và chợ nông sản. Chúng không tốn kém và chuẩn bị đơn giản. Thêm vào đó, chúng có thể được kết hợp trong nhiều món ăn cho bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.

Tham khảo: 10 lợi ích sức khỏe hàng đầu của việc ăn trứng.

Mỗi quả trứng chứa khoảng 70 calo và 6 gram protein. Đặc biệt, lòng đỏ trứng có giá trị dinh dưỡng ấn tượng. Nó chứa 250 mg choline, giúp thúc đẩy hoạt động bình thường của tế bào.

Choline cũng giúp ích cho chức năng gan và vận chuyển chất dinh dưỡng đến các khu vực khác trong cơ thể. Nó thậm chí có thể giúp ích cho trí nhớ của con bạn. Trứng rất giàu riboflavin, B12 và folate. Trứng cũng có một lượng phốt pho và selen lành mạnh.

Những nguy cơ của trứng đối với trẻ sơ sinh là gì?

Devil Eggs" Recipe For Kids | Get Cracking

Một số loại thực phẩm được biết đến là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các phản ứng dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Bao gồm:

  • Trứng
  • Sản phẩm bơ sữa
  • Đậu nành
  • Đậu phộng

Các bác sĩ nhi khoa từng khuyến cáo nên cho đến khi trẻ đủ 1 tuổi mới bắt đầu cho trẻ ăn trứng. Đó là bởi vì có tới hai phần trăm trẻ em bị dị ứng với trứng.

Lòng đỏ của trứng không chứa các protein có liên quan đến phản ứng dị ứng. Mặt khác, lòng trắng chứa các protein có khả năng tạo ra phản ứng dị ứng từ nhẹ đến nặng. Nếu trẻ bị dị ứng với những protein này, chúng có thể gặp một loạt các triệu chứng.

Các nhà nghiên cứu từng tin rằng việc cho ăn trứng quá sớm có thể gây dị ứng. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2010 trên gần 2.600 trẻ sơ sinh đã phát hiện ra rằng điều ngược lại mới có thể đúng. Những em bé tiếp xúc với trứng muộn (sau 1 tuổi thực sự có nhiều khả năng bị dị ứng trứng hơn những em bé được làm quen với trứng trong khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi.

Dấu hiệu của phản ứng dị ứng hoặc nhạy cảm

Khi trẻ bị dị ứng thực phẩm, cơ thể của trẻ phản ứng với thực phẩm đó như thể đó là một mối nguy hiểm cho cơ thể.

Hệ thống miễn dịch của một số trẻ chưa phát triển đầy đủ và có thể không xử lý được một số protein trong lòng trắng trứng. Do đó, nếu tiếp xúc với trứng, trẻ có thể cảm thấy mệt, phát ban hoặc gặp các triệu chứng phản ứng dị ứng khác.

Các phản ứng dị ứng có thể ảnh hưởng đến da, hoặc hệ tiêu hóa, hô hấp hoặc tim mạch. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Phát ban, sưng tấy, chàm hoặc đỏ bừng
  • Tiêu chảy, buồn nôn, nôn hoặc đau
  • Ngứa quanh miệng
  • Thở khò khè, chảy nước mũi hoặc khó thở
  • Nhịp tim nhanh, huyết áp thấp và các vấn đề về tim

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng dị ứng có thể phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch của con bạn và lượng trứng tiêu thụ. Trong một số trường hợp hiếm hoi, em bé có thể có một phản ứng nghiêm trọng hơn được gọi là sốc phản vệ.

Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm các vấn đề về hô hấp và giảm huyết áp. Sốc phản vệ là một trường hợp cấp cứu y tế cần trợ giúp khẩn cấp. Xu hướng bị dị ứng thường do di truyền. Nếu ai đó trong gia đình bạn bị dị ứng với trứng, bạn có thể nên thận trọng khi bắt đầu cho trẻ ăn trứng.

Nếu con bạn bị chàm nặng (eczema), bạn cũng có thể thận trọng khi cho trẻ ăn trứng, vì có mối liên hệ giữa tình trạng da này và dị ứng thực phẩm. Nếu trẻ bị dị ứng với trứng, trẻ cũng có thể tự khỏi sau khi lớn lên. Rất nhiều trẻ không bị dị ứng trứng nữa sau khi lên 5 tuổi.

Cách bổ sung trứng cho trẻ

Từ 7 tháng tuổi trở đi, trẻ nên được bổ sung protein từ thịt, cá, trứng trong chế độ ăn hang ngày. Mặc dù các nguyên tắc hiện tại không khuyến nghị độ tuổi bắt đầu cho trẻ ăn trứng, nhưng bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn trứng.

Khi giới thiệu thức ăn mới cho trẻ, bạn nên thêm từ từ và từng loại một. Bằng cách đó, bạn có thể theo dõi các phản ứng tiềm ẩn và biết rõ thực phẩm nào đã gây ra phản ứng ở trẻ (nếu có).

Một cách để giới thiệu thức ăn là chờ 4 ngày. Để làm được điều này, hãy cho trẻ làm quen với trứng vào ngày đầu tiên. Sau đó, đợi bốn ngày trước khi thêm bất cứ thứ gì mới vào chế độ ăn của trẻ. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ phản ứng dị ứng hoặc nhạy cảm khác, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa của trẻ.

Để bắt đầu cho trẻ ăn trứng, đầu tiên, bạn chỉ nên cho trẻ ăn long đỏ trứng. Dưới đây là một số ý tưởng về cách thêm lòng đỏ trứng vào chế độ ăn của con bạn:

  • Luộc chín một quả trứng, bóc sạch vỏ và lấy lòng đỏ. Trộn chung với sữa mẹ, sữa công thức (hoặc sữa nguyên kem nếu con bạn trên 1 tuổi). Khi bé bắt đầu ăn nhiều thức ăn hơn, bạn cũng có thể nghiền lòng đỏ với bơ, chuối, khoai lang và các loại trái cây và rau củ xay nhuyễn khác.
  • Tách lòng đỏ khỏi trứng sống. Làm nóng chảo với một ít dầu hoặc bơ. Đánh bông lòng đỏ với sữa mẹ hoặc sữa nguyên kem. Bạn cũng có thể thêm một thìa rau xay nhuyễn đã có trong chế độ ăn của trẻ.
  • Tách lòng đỏ khỏi trứng sống. Kết hợp với một nửa chén bột yến mạch nấu chín và trái cây hoặc rau. Xào cho đến khi chín. Sau đó cắt hoặc xé thành từng miếng vừa ăn.

Khi trẻ được một tuổi, bạn có thể thử trộn cả quả trứng với sữa mẹ hoặc sữa nguyên chất. Bạn cũng có thể thêm trứng nguyên quả vào bánh kếp, bánh quế và các món nướng khác. Trứng tráng đơn giản với rau mềm và pho mát là một cách tuyệt vời khác để thêm trứng nguyên quả vào chế độ ăn của trẻ.

Tóm tắt

Trứng hiện nay thường được coi là thức ăn an toàn cho trẻ sơ sinh. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị dị ứng với trứng, hoặc con bạn bị chàm nặng, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ ăn trứng khi trẻ bắt đầu ăn dặm.

Nếu bạn nghi ngờ con mìn-h bị dị ứng với trứng, hãy nhớ rằng trứng có trong nhiều loại bánh nướng và thực phẩm khác, thường là một thành phần “ẩn”. Đọc kỹ nhãn thực phẩm khi bạn giới thiệu thức ăn mới cho con mình.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

Hồng Ngọc

Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo WebMD



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY