Đôi khi trẻ ăn một chế độ ăn uống cân bằng nhưng vẫn bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân có thể là do kém hấp thu, cơ thể trẻ không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ hệ thống tiêu hóa vào máu.
Thông thường, quá trình tiêu hóa chuyển đổi các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống thành các đơn vị nhỏ đi qua thành ruột và vào máu, nơi chúng được vận chuyển đến các tế bào khác trong cơ thể. Nếu thành ruột bị tổn thương do virrus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, bề mặt của niêm mạc ruột có thể thay đổi làm hạn chế sự hấp thu các chất dinh dưỡng qua thành ruột. Các chất dinh dưỡng không được giữ lại sẽ được loại bỏ qua phân.
Tham khảo ngay: Gói khám, tư vấn sàng lọc vi chất dinh dưỡng cho trẻ em.
Thông thường tình trạng kém hấp thu thường xảy ra một vài ngày ở trẻ bị các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh đường ruột. Tình trạng này hiếm khi kéo dài lâu hơn vì bề mặt ruột nhanh chóng lành lại mà không bị tổn thương đáng kể. Trong những trường hợp này, tình trạng kém hấp thu không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, tình trạng kém hấp thu mãn tính có thể phát triển. Dưới đây là các dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra của tình trạng kém hấp thu mãn tính ở trẻ:
- Đau bụng kéo dài và nôn
- Phân lỏng, lổn nhổn, có mùi hôi
- Trẻ hay bị viêm nhiễm
- Sụt cân
- Dễ bị chảy máu, hay bị bầm tím trên da
- Hay đau nhức, dễ gãy xương
- Phát ban, da khô, có vảy
- Thay đổi tính cách
- Chậm tăng trưởng cả về cân nặng và chiều cao
Nếu trẻ có từ hai dấu hiệu hoặc triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám
Nguyên nhân gây ra tình trạng kém hấp thu ở trẻ em là gì?
Chứng kém hấp thu ở trẻ có thể do bệnh lỹ, do không dung nạp protein sữa; không dung nạp đường sữa ; nhiễm ký sinh trùng đường ruột, do giảm cân, phẫu thuật đường tiêu hóa. Các bệnh có thể dẫn đến kém hấp thu ở trẻ bao gồm:
- Bệnh celiac
- Một số bệnh ung thư
- Bệnh Crohn
- Bệnh xơ nang
- Bệnh gan
- Viêm tụy
- Thiếu máu ác tính
- Hội chứng ruột ngắn
Nên làm gì khi trẻ bị kém hấp thu?
Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, kém hấp thu chỉ là một trong những nguyên nhân có thể xảy ra. Trẻ có thể bị suy dinh dưỡng vì không ăn đủ loại thức ăn phù hợp hoặc do gặp vấn đề về tiêu hóa khiến cơ thể không thể tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng và cũng có thể là kết hợp cả hai nguyên nhân trên. Trước khi kê đơn điều trị, bác sĩ sẽ phải xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hấp thu của trẻ. Để đưa ra được kết luận chính xác các bác sĩ có thể cần tiến hành các bước sau
- Yêu cầu cha mẹ liệt kê số lượng và loại thức ăn mà trẻ ăn.
- Kiểm tra khả năng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng cụ thể của trẻ thông qua các nghiệm pháp như xét nghiệm hơi thở hydro bằng cách cho trẻ uống dung dịch đường lactose và sau đó đo mức hydrogen trong hơi thở để phát hiện các vấn đề tiêu hóa của trẻ
- Xét nghiệm mẫu phân. Ở những người khỏe mạnh, chỉ một lượng nhỏ chất béo tiêu thụ mỗi ngày bị mất qua phân. Nếu tìm thấy quá nhiều mỡ trong phân của trẻ thì đó là dấu hiệu của sự kém hấp thu.
- Test mồ hôi, xét nghiệm này thường được dung trong hỗ trợ chẩn đoán xơ nang hay không. Trong căn bệnh này, cơ thể sản xuất không đủ lượng một số enzym cần thiết cho quá trình tiêu hóa và gây ra sự bất thường trong việc tiết mồ hôi.
- Trong một số trường hợp, trẻ sẽ phải làm sinh thiết từ thành ruột non để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng, viêm hoặc tổn thương khác.
Thông thường, các xét nghiệm này được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị cho trẻ.
Tham khảo thêm: Vì sao trẻ bị kém hấp thu?
Khi bác sĩ đã chẩn đoán trẻ có vấn đề là kém hấp thu các bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân và giải quyết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó của trẻ. Khi nguyên nhân là nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ cho trẻ điều trị kháng sinh. Nếu tình trạng kém hấp thu xảy ra do ruột hoạt động quá nhiều, một số loại thuốc có thể được sử dụng để chống lại tình trạng này, để các chất dinh dưỡng có thời gian được hấp thụ.
Đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng cho vấn đề kém hấp thu ở trẻ. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ đưa ra những điều chỉnh về chế độ ăn uống như các loại thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt dễ dung nạp và hấp thu hơn.
Điều quan trọng mà cha mẹ cần nhớ là hầu hết các nguyên nhân gây kém hấp thu ở trẻ ngoại trừ nguyên nhân nhiễm trùng, đều cần có sự giám sát liên tục của bác sĩ và cần điều trị kéo dài. Vậy nên cách tốt nhât là cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và kiểm tra nếu có các dấu hiệu nghi ngờ của tình trạng kém hấp thu để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sự phát triển tăng trưởng của trẻ.
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.
BS. Hoài Thu
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Tổng hợp