Vì sao trẻ bị kém hấp thu?

13/10/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Kém hấp thu là tình trạng phổ biến ở trẻ em hiện nay. Mặc dù chế độ ăn của trẻ rất đa dạng và đầy đủ các thành phần dinh dưỡng nhưng trẻ không tăng cân. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra suy dinh dưỡng và kèm theo chậm phát triển ở trẻ.

Top 11 Reasons Why Kids Dislike Food or Refuse to Eat - Twins and Me

Theo xu thế phát triển hiện nay, chế độ ăn của trẻ đang ngày càng được các bậc phụ huynh được chú ý nhưng với nhiều trẻ, cho dù trẻ đã được ăn theo một chế độ ăn giàu dinh dưỡng nhưng trẻ vẫn bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân có thể là do trẻ kém hấp thu, cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa vào máu.

Thông thường, quá trình tiêu hóa chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thực phẩm thành các đơn vị nhỏ đi qua thành ruột và vào máu, nơi các chất dinh dưỡng này được mang đến các tế bào khác trong cơ thể. Nếu thành ruột bị tổn thương do virus, nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, bề mặt của dạ dày có thể thay đổi khiến các chất đã tiêu hóa không thể đi qua. Khi điều này xảy ra, các chất dinh dưỡng sẽ bị đào thải qua phân.

Tham khảo: Làm thế nào để trẻ hết biếng ăn?

Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng kém hấp thu như cha mẹ cho ăn bổ sung không đúng cách, quá sớm hoặc quá muộn, bữa ăn không cân đối, chế biến không phù hợp với độ tuổi của trẻ, hoặc do thiếu các enzyme tiêu hóa, thiếu vi chất kẽm và selen khiến việc tiêu hóa thức ăn kém.

Với trẻ khỏe mạnh, tình trạng kém hấp thu thường chỉ xảy ra trong một hoặc hai ngày do trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn ruột. Tình trạng này hiếm khi tồn tại lâu hơn vì bề mặt của ruột có thể nhanh chóng lành lại mà không có tổn thương đáng kể. Trong những trường hợp như vậy, kém hấp thu không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, tình trạng kém hấp thu kéo dài, có thể phát triển và nếu hai hoặc nhiều dấu hiệu hoặc triệu chứng sau đây vẫn tồn tại, hãy cho trẻ đi khám tại ngay để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Dấu hiệu và triệu chứng

Những dấu hiệu hoặc triệu chứng có thể gặp ở trẻ bị kém hấp thu mạn tính bao gồm:

  • Trẻ đau bụng dai dẳng và nôn mửa
  • Phân thường xuyên lỏng, nhiều nước, phân không mịn khối lượng phân nhiều và có mùi hôi
  • Sức đề kháng kém, trẻ thường xuyên bị ốm
  • Trẻ bị sụt cân
  • Trẻ thường xuất hiện các vết thâm
  • Trẻ dễ bị gãy xương
  • Da khô, phát ban có vảy
  • Trẻ dễ cáu gắt
  • Chậm phát triển cả về cân nặng và chiều cao.

Làm gì khi trẻ bị kém hấp thu?

What Can You Do If Your Child Refuses to Eat Anything?

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, kém hấp thu chỉ là một trong những nguyên nhân có thể xảy ra. Trẻ có thể bị thiếu dinh dưỡng vì không ăn đủ loại thực phẩm thích hợp hoặc có các vấn đề về tiêu hóa khiến cơ thể không thể tiêu hóa thức ăn. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây kém hấp thu của trẻ mà sẽ có những cách xử trí và điều trị khác nhau. Dưới đây phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM sẽ đưa ra những nguyên tắc chung giúp cải thiện tình trạng kém hấp thu của trẻ:

  • Cho trẻ ăn đủ lượng: Nên cho trẻ ăn theo đúng nhu cầu, lượng thức ăn phù hợp với độ tuổi.
  • Ăn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đầy đủ các nhóm thực phẩm, tăng năng lượng cho bữa ăn bằng thêm dầu/mỡ.
  • Ăn đa dạng: Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm trong ngày và đa dạng nhóm thực phẩm. Nếu chỉ cho trẻ ăn một loại thực phẩm có thể khiến trẻ biếng ăn và không có cảm giác ngon miệng.
  • Cho trẻ đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Với trẻ lớn, hướng dẫn cho trẻ tham gia các hoạt động thể dục phù hợp với lứa tuổi như bơ, đạp xe, bóng đá, bóng rổ… sẽ giúp trẻ tăng cường trao đổi chất và tăng cảm giác thèm ăn.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

BS. Tùng Duy

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthy Children



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY