Phải làm gì khi trẻ ăn hay ngậm?

31/01/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Thói quen ngậm thức ăn của trẻ khiến nhiều bà mẹ phải đau đầu, thậm chí không kiềm chế nổi gây ra tình trạng quát mắng trẻ. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đế sức khỏe thể chất và cả tinh thần của cả trẻ lẫn bố mẹ. Muốn cải thiện thói quen ngậm thức ăn, trước tiên mẹ cần tìm được nguyên nhân trẻ lại không chịu nhai. Từ đó mới có thể tìm ra giải pháp chính xác cho từng lý do.

Phải làm gì khi trẻ ăn hay ngậm? | viamclinic.vn
Trẻ ăn ngậm hoặc biếng ăn luôn tạo áp lực lớn cho cha mẹ.

Nguyên nhân trẻ ăn hay ngậm

Để cải thiện trẻ ăn hay ngậm mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ăn hay ngậm:

  • Trẻ đang bị ốm: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ biếng ăn, không muốn nuốt đồ ăn. Đặc biệt khi trẻ đang bị viêm họng, mọc răng hoặc sưng lợi khiến trẻ nuốt bị đau.
  • Trẻ ngậm thức ăn vì thích: Khi ngậm thức ăn trong miệng men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt đã chuyển hóa thức ăn thành đường tạo nên vị ngọt nên trẻ càng thích ngậm lâu hơn.
  • Do trẻ mải chơi, vừa ăn vừa chơi không tập trung vào bữa ăn: Chỉ cần một vài lần do mải chơi không nuốt, nhai thức ăn dần dần trẻ sẽ hình thành thói quen khó bỏ.
  • Không hợp khẩu vị: Thức ăn không phù hợp khẩu vị hoặc do trẻ ăn đồ ăn xay nhuyễn quá lâu, khiến trẻ lười nhai, hay ngậm

>> Xem thêm: Quy trình khám dinh dưỡng cho trẻ em bao gồm những gì? Khi nào nên khám dinh dưỡng cho trẻ em?

Cải thiện tình trạng trẻ hay ngậm thế nào?

Khi trẻ ngậm đồ ăn quá lâu, mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để giúp cải thiện tình trạng này:

Thực hiện đúng nguyên tắc ăn dặm

Mẹ nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng sang đặc, từ nhuyễn tới thô. Tập cho trẻ ăn thô dần theo độ tuổi và sự phát triển của răng để giúp trẻ tự tin khi nhai thức ăn. Khi trẻ 2-3 tuổi, trẻ sẽ thích ăn thực phẩm rắn, đặc hơn. Vì vậy nếu cho trẻ ăn bột xay nhuyễn hoặc cháo hầm , rau hầm kỹ, mẹ có thể vô tình khiến con lười nhai  nuốt, dẫn đến thói quen ngậm thức ăn.

Tạo môi trường thích hợp để trẻ tập trung vào bữa ăn

Thói quen vừa cho trẻ ăn vừa để trẻ xem tivi hay sử dụng các đồ dùng công nghệ như ipad, điện thoại không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ mà chính chúng đang tạo ra thói quen xấu trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Việc xem hoạt hình hay quảng cáo sẽ khiến trẻ xao nhãng, mất tập trung, khiến trẻ mải chơi, quên mất việc ăn hay thậm chí là mất cảm giác ngon miệng, dù bữa ăn có hấp dẫn đến đâu. Hay nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến dạ dày còn non nớt của trẻ.

>> Đọc thêm bài viết: Vì sao trẻ bị viêm lưỡi bản đồ lại biếng ăn?

Không kéo dài thời gian ăn

Vì con ngậm thức ăn nên thời gian ăn có thể lên tới 1 tiếng hoặc 2 tiếng đồng hồ. Điều này hết sức không nên. Mẹ chỉ nên cho con ăn trong khoảng thời gian từ 30 phút trở lại. Khoảng thời gian này vừa đủ để con ăn no, không cảm thấy chán ghét việc ăn và hạn chế tình trạng ngậm thức ăn. Nếu trong 30 phút, con ăn không hết, mẹ có thể dừng việc ăn (dù thức ăn còn nhiều). Về lâu về dài, trẻ sẽ học cách ăn nhanh để no (vì ăn ít sẽ đói) và khắc phục tối đa tình trạng ngậm thức ăn ở trẻ.

Chỉ cho trẻ ăn khi đến bữa

Khi bữa ăn của trẻ kéo dài quá lâu, mẹ nên dọn hết bữa ăn đi và không bổ sung gì thêm. Đến bữa sau, khi trẻ đói trẻ sẽ ăn nhanh và hào hứng hơn. Thực tế đây là một biện pháp rất hiệu quả, tuy nhiên cách này thường chỉ có tác dụng vào sau bữa bị bỏ đói. Vì vậy, tốt nhất là các mẹ điều chỉnh lịch ăn của con sao cho các bữa không quá gần nhau, khi trẻ chưa kịp tiêu hóa hết năng lượng nạp vào.

>> Tham khảo: Top 4 bác sĩ dinh dưỡng cho bé uy tín tại Hà Nội.

Không ép trẻ ăn

Mỗi giai đoạn khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng cũng như ăn uống của trẻ khác nhau. Vì vậy, ở thời điểm này con biếng ăn nhưng ở thời điểm khác con sẽ ăn nhiều. Do đó, mẹ không nên thúc ép trẻ, việc thúc ép sẽ khiến trẻ sợ ăn, kén ăn và dẫn tới ngậm thức ăn thường xuyên hơn.

Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý, chất lượng bữa ăn quan trọng hơn số lượng. Thay vì mẹ cho trẻ ăn nhiều nhưng giá trị dinh dưỡng ít, mẹ nên cho con ăn ít mà giá trị dinh dưỡng nhiều. Như vậy, con vừa hấp thu được nhiều dinh dưỡng, vừa không bị đầy bụng, khó chịu.

>> Đọc thêm bài viết: Mẹo hay cho trẻ biếng ăn

Trang trí đồ ăn bắt mắt

Cách trình bày món ăn thiếu hấp dẫn, nhàm chán cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ kéo dài bữa ăn hàng tiếng đồng hồ. Giống như người lớn, trẻ em cũng dễ bị hấp dẫn bởi những món ăn nhiều màu sắc, và được trang trí đẹp đẽ. Muốn con ăn nhiều hơn, mẹ nên “thêm sắc” vào những món ăn của con, sắp xếp món ăn thành những hình thù đáng yêu để thu hút sự chú ý của trẻ, và khiến trẻ cảm thấy muốn ăn nhiều hơn.

Kiểm tra xem trẻ có đang mắc bệnh gì không

Khi trẻ có hiện tượng biếng ăn, ngậm thức ăn bất ngờ mẹ cần cân nhắc đến việc đây là dấu hiệu cơ thể trẻ đang mắc một số bệnh như đau họng, loét miệng,… làm trẻ khó nuốt, hay ngậm thức ăn trong miệng và không thích ăn. Trong trường hợp này, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu chính xác nguyên nhân và có hướng khắc phục hợp lý, đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

>> Xem ngay: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua!

Mẹ cần chuẩn bị gì để thay đổi thói quen ngậm cơm của trẻ?

Mẹ cần chuẩn bị gì để thay đổi thói quen ngậm cơm của trẻ? | viamclinic.vn
Cha mẹ cần phải kiên nhẫn để thay đổi thói quen ăn ngậm của trẻ.

Điều mẹ cần chuẩn bị nhiều nhất đó là tinh thần và thời gian. Để thay đổi thói quen ngậm cơm, biếng ăn ở trẻ không phải là điều dễ dàng, một sớm một chiều là có thể làm được. Và khá nhiều mẹ stress, trầm cảm vì điều này. Nếu tình trạng không tiến triển, bố mẹ nên cho con đi khám tại chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.

Tham khảo thêm video hấp dẫn dưới đây:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Đoàn Hồng – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY