15 loại thực phẩm tốt nhất bạn nên ăn khi bị bệnh

16/10/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Những thực phẩm phù hợp để ăn khi bạn ốm có thể làm được nhiều điều hơn là cung cấp năng lượng. Các thực phẩm này có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn, khỏi bệnh nhanh hơn hoặc bồi phụ nước điện giải cho bạn trong quá trình hồi phục.

Foods To Avoid And Foods To Eat When You Are Sick - Dherbs - The Best All  Natural Herbal Remedies & Products

Khi bạn đang trong tình trạng khó chịu, ăn uống có thể là một trong những điều cuối cùng bạn nghĩ đến. Tuy nhiên, 15 loại thực phẩm sau đây có thể hỗ trợ quá trình phục hồi của bạn.

1. Súp gà

Súp gà đã là món ăn chữa bệnh qua nhiều thế hệ. Đó là một nguồn vitamin, khoáng chất, calo và protein dễ ăn, là những chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn có thể cần với số lượng lớn hơn trong khi bạn đang hồi phục sau cơn bệnh. Súp gà cũng là một nguồn giàu chất điện giải và nước rất hữu ích nếu bạn có nguy cơ bị mất nước do tiêu chảy, nôn, đổ mồ hôi hoặc sốt. Độ ấm của súp có thể giúp giảm tắc nghẽn nghẹt mũi, vì những món ăn nóng có thể giúp cải thiện triệu chứng này của bạn. Thịt gà trong súp gà cũng chứa axit amin cysteine. N-acetyl-cysteine, một dạng cysteine, phá vỡ chất nhầy và có tác dụng kháng virus, chống viêm và chống oxy hóa. Súp gà tự làm từ nước hầm xương cũng giàu collagen và chất dinh dưỡng có thể giúp thúc đẩy quá trình phục hồi – mặc dù chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của nước hầm xương đối với sức khỏe miễn dịch.

2. Nước hầm xương

Giống như súp gà, nước hầm xương là nguồn cung cấp chất lỏng và chất điện giải tuyệt vời có thể hữu ích khi bạn bị ốm. Khi ăn nóng, nước hầm xương cũng có thể giúp giảm ngạt mũi do viêm xoang. Nước hầm xương có đầy đủ hương vị và giàu chất dinh dưỡng trong khi vẫn là một món ăn dễ tiêu hóa. Ngoài ra, nước hầm xương rất giàu collagen và axit amin từ xương động vật, có thể giúp thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn, mặc dù vẫn còn thiếu nghiên cứu. Nếu bạn cần tuân theo chế độ ăn hạn chế muối, hãy chọn nước dùng có hàm lượng natri thấp hoặc không thêm muối

When You Drink Bone Broth Every Day, This Is What Happens To You

3. Tỏi

Tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và đã được sử dụng trong y học cổ truyền như một loại thảo dược trong nhiều thế kỷ. Các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật đã cho thấy tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Theo một nghiên cứu năm 2016, chất bổ sung chiết xuất tỏi lâu năm có thể tăng cường chức năng miễn dịch và giảm tình trạng cảm lạnh và cúm. Thêm tỏi vào thức ăn khi bạn bị bệnh vừa có thể tăng thêm hương vị vừa làm cho món ăn của bạn trở nên hiệu quả hơn trong việc chống lại các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm.

Garlic

4. Nước dừa

Nước dừa là thức uống lý tưởng để bổ sung khi bạn bị ốm. Nước dừa giàu chất điện giải, cần được bổ sung bên cạnh việc bổ sung nước khi bạn bị nôn nhiều, đổ mồ hôi, tiêu chảy hoặc sốt. Nước dừa cũng chứa một chút đường tự nhiên từ chính trái cây, có thể dùng làm nguồn năng lượng nhanh chóng, dễ sử dụng cho cơ thể bạn. Nước dừa dễ gây đầy hơi hơn các loại đồ uống điện giải khác nên bạn nên uống từ từ tránh uống quá nhiều.

Health benefits of coconut water | BBC Good Food

5. Trà nóng

Trà là một phương thuốc được ưa chuộng để chữa trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Cũng giống như súp gà, trà nóng có tác dụng thông mũi tự nhiên. Trà nóng giúp giảm nghẹt mũi, nhưng bạn không nên uống nóng đến mức khiến cổ họng bạn bị kích ứng thêm. Mặc dù một số loại trà có chứa caffeine nhưng nghiên cứu cho thấy trà không góp phần gây mất nước hoặc làm tăng lượng nước mất đi. Điều này có nghĩa là nhấm nháp trà trong ngày là một cách tuyệt vời để giữ nước đồng thời giảm nghẹt mũi. Trà cũng chứa polyphenol có nhiều lợi ích sức khỏe như tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư.

Hot tea may raise esophageal cancer risk

6. Mật ong

Mật ong có một số đặc tính kháng khuẩn. Mọi người thường sử dụng mật ong như  thuốc sát trùng cho vết cắt hoặc vết bỏng. Mật ong cũng có thể kích thích hệ thống miễn dịch của bạn. Nhiều người sử dụng mật ong nguyên chất để giảm dị ứng theo mùa, nhưng hiện tại có rất ít nghiên cứu để hỗ trợ điều này. Ngoài ra, mật ong có thể giúp giảm ho ở trẻ em. Tuy nhiên, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi do có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc.

Trẻ uống mật ong vào sáng sớm giúp tăng đề kháng?

7. Gừng

Gừng được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm, thuốc thảo dược và các biện pháp chữa trị tại nhà. Gừng có lẽ được biết đến nhiều nhất với tác dụng chống buồn nôn. Các nghiên cứu cho thấy gừng có thể làm giảm cơn buồn nôn liên quan đến mang thai và điều trị ung thư một cách hiệu quả. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, gừng là một trong những biện pháp tự nhiên tốt nhất để giảm các triệu chứng này. Sử dụng gừng tươi trong nấu ăn, pha một ít trà gừng hoặc mua một ít rượu gừng là những cách mà bạn có thể áp dụng. Chỉ cần đảm bảo rằng bất cứ thứ gì bạn đang sử dụng đều có chứa gừng thật hoặc chiết xuất gừng, không chỉ có hương gừng.

8. Đồ ăn cay

Thực phẩm cay như ớt có chứa capsaicin, gây cảm giác nóng rát khi chạm vào. Ở nồng độ đủ cao, capsaicin có thể có tác dụng giảm mẫn cảm. Gel và miếng dán giảm đau thường chứa capsaicin. Nhiều người cho biết ăn đồ cay có thể gây chảy nước mũi, làm tan chất nhầy và làm giảm tắc nghẽn xoang. Nghiên cứu cho thấy capsaicin giúp làm loãng chất nhầy, giúp dễ tống ra ngoài hơn. Một số nghiên cứu gợi ý rằng thuốc xịt mũi capsaicin có thể giúp giảm nghẹt mũi và ngứa. Tuy nhiên, bạn nên tránh đồ ăn cay nếu bạn đã bị đau bụng. Thức ăn cay có thể gây đầy hơi, đau bụng và buồn nôn ở một số người.

9. Chuối

Chuối là thực phẩm tuyệt vời để ăn khi bạn bị ốm. Chuối mềm và ngọt nhưng giàu chất dinh dưỡng và carbs tác dụng nhanh. Kali trong chuối cũng có thể giúp bổ sung lượng điện giải dự trữ vì kali là một trong những chất điện giải quan trọng mà cơ thể bạn cần. Một lợi ích khác của chuối là cung cấp chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan trở thành gel khi có chất lỏng, vì vậy nó có thể giúp đẩy lùi bệnh tiêu chảy bằng cách giảm lượng nước tự do trong đường tiêu hóa của bạn.

10. Bột yến mạch

Giống như chuối, bột yến mạch có vị nhạt, dễ ăn nhưng cũng cung cấp lượng calo, vitamin và khoáng chất cần thiết khi ốm. Một đánh giá nghiên cứu năm 2021 cho thấy rằng yến mạch có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa.  Thay vì mua bột yến mạch có hương vị nhân tạo với nhiều đường bổ sung, hãy cân nhắc thêm một lượng nhỏ mật ong hoặc trái cây vào yến mạch cán dẹt để có nhiều lợi ích sức khỏe hơn.

11. Sữa chua

Sữa chua chứa men vi sinh có lợi, là những chủng vi khuẩn có thể xâm chiếm trong ruột của bạn và mang lại lợi ích cho sức khỏe. Nghiên cứu gợi ý rằng các sản phẩm từ sữa chứa men vi sinh như sữa chua có thể giúp cả trẻ em và người lớn ít bị cảm lạnh hơn, chữa lành nhanh hơn khi bị bệnh và dùng ít kháng sinh hơn. Tuy nhiên, một số người cho biết rằng việc ăn sữa làm tăng chất nhầy tiết ra, điều này có thể tăng lên khi bạn bị bệnh. Nếu bạn cảm thấy các sản phẩm từ sữa làm cho tình trạng ngạt mũi của bạn trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể xem xét các loại thực phẩm chứa men vi sinh khác như kombucha hoặc thực phẩm bổ sung men vi sinh thay thế.

Cách làm sữa chua không đường ngon mịn tại nhà cực kỳ đơn giản

12. Một số loại trái cây

Trái cây là nguồn giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ, có thể hỗ trợ sức khỏe đặc biệt là tăng cường miễn dịch. Nhiều loại trái cây rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa giúp hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động tốt. Một số loại trái cây có chứa chất chống oxy hóa gọi là anthocyanin, giúp cho một số loại trái cây như dâu tây và quả việt quất có màu đỏ và xanh.

Anthocyanin làm cho quả mọng trở thành thực phẩm tuyệt vời để ăn khi bị bệnh vì chúng có tác dụng chống viêm, kháng virus và tăng cường miễn dịch mạnh mẽ. Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất trái cây chứa nhiều anthocyanin có thể ngăn chặn các loại virus và vi khuẩn thông thường bám vào tế bào. Anthocyanin cũng kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy flavonoid là các chất chống oxy hóa có trong trái cây, có liên quan đến việc giảm 40% số ngày mọi người bị cảm lạnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng kết quả vẫn chưa rõ ràng. Thêm một ít trái cây vào bát bột yến mạch hoặc sữa chua để có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn, hoặc bạn có thể trộn trái cây đông lạnh thành một ly sinh tố lạnh giúp làm dịu cổ họng của bạn.

13. Quả bơ

Bơ rất giàu chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Quả bơ là thực phẩm tuyệt vời để ăn khi bị ốm vì chúng cung cấp calo, vitamin và khoáng chất mà cơ thể bạn cần. Bơ cũng mềm, tương đối nhạt và dễ ăn. Do bơ chứa chất béo lành mạnh, đặc biệt là axit oleic cùng loại axit béo có lợi trong dầu ô liu nên bơ có thể giúp giảm viêm đồng thời đóng vai trò trong chức năng miễn dịch.

Are Avocado Pits Edible and Safe to Eat? - California Avocados

14. Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh như rau cải bó xôi, rau diếp và cải xoăn rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. là nguồn cung cấp sắt, vitamin C, vitamin K và folate có nguồn gốc từ thực vật. Các loại rau có màu xanh đậm cũng chứa nhiều polyphenol – hoạt động như chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và giúp chống viêm.

Thêm rau vào các món đạm như xào cùng thịt, trứng đây là những lựa chọn giàu chất dinh dưỡng và giàu protein. Bạn cũng có thể thử cho một ít cải xoăn vào sinh tố trái cây. Hầu hết các loại rau lá xanh cũng là những thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho món súp, đây là một lựa chọn tuyệt vời khác khi bạn bị ốm.

15. Cá hồi

Cá hồi là một trong những nguồn protein tốt nhất để ăn khi bạn bị ốm. Cá hồi mềm, dễ ăn và chứa đầy đủ protein chất lượng cao mà cơ thể bạn cần để phục hồi. Cá hồi đặc biệt giàu axit béo omega-3, có tác dụng chống viêm mạnh có thể giúp hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Cá hồi cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm cả vitamin D, loại vitamin mà nhiều người không có đủ. Vitamin D cũng đóng một vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch.

Trẻ bị bệnh nên ăn gì tốt nhất?

Trẻ em thường có khẩu vị khác với người lớn. Mặc dù các nguyên tắc trong dinh dưỡng cho trẻ em khi bị ốm cũng giống như của người lớn là giữ đủ nước và dinh dưỡng – nhưng một số lựa chọn thực phẩm có thể khác nhau và bổ sung dinh dưỡng luôn là ưu tiên hàng đầu cho trẻ khi bị ốm.

Tôi nên ăn những thực phẩm nào nếu tôi cảm thấy đau bụng?

Nếu bạn đang cảm thấy buồn nôn hoặc khó chịu ở dạ dày, hãy chọn thực phẩm khô, giàu tinh bột như bánh quy và bánh mì. Tốt nhất bạn nên uống nước hoặc đồ uống trong suốt không chứa cồn. Một số chuyên gia khuyến nghị chế độ ăn BRAT (chuối, cơm, sốt táo, bánh mì nướng), nhưng có rất ít nghiên cứu về hiệu quả của chế độ ăn này.

Bị cảm cúm nên ăn gì, uống gì?

Nhiều lựa chọn được đề cập ở trên, như nước hầm xương và trái cây, đều có lợi nếu bạn bị cúm. Cung cấp đủ nước và dinh dưỡng khi bị cúm là điều quan trọng, vì vậy những bữa ăn đơn giản, giàu chất dinh dưỡng là tốt nhất. Tùy thuộc vào triệu chứng của mình, bạn cũng có thể chọn những thực phẩm mềm, ấm để làm dịu cơn đau họng.

Bị bệnh Covid nên ăn gì?

Khi bị bệnh do Covid hoặc một bệnh nhiễm virus khác, thực phẩm tăng cường hệ thống miễn dịch có thể hữu ích cho bạn. Hãy tìm những thực phẩm có chứa vitamin C và D, kẽm, selen và axit béo omega-3.

Những thực phẩm tồi tệ nhất không nên ăn khi bị bệnh là gì?

Những thực phẩm bạn tránh khi bị bệnh có thể phụ thuộc vào các triệu chứng cụ thể của bạn. Bạn sẽ muốn tránh xa những thực phẩm làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Trong nhiều trường hợp, điều này bao gồm thực phẩm giàu chất béo hoặc đường. Bạn cũng sẽ không được hưởng lợi nhiều từ thức ăn nhanh hoặc đã qua chế biến vì chúng thường chứa ít chất dinh dưỡng hơn. Tốt nhất nên tránh uống rượu vì nó làm bạn mất nước và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bs. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY