Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu 5 thực phẩm nên tránh khi bị táo bón tại bài viết sau.
Khi bị táo bón, bạn nên tránh các loại thực phẩm như sữa, thịt đỏ và thực phẩm đã qua chế biến hoặc chiên rán. Bởi, những lựa chọn thực phẩm này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và tạo ra phân cứng. Mặc dù có rất ít nghiên cứu được công bố về tác động của các loại thực phẩm cụ thể đối với chứng táo bón, nhưng vẫn có những hướng dẫn để tuân theo nếu bị táo bón tấn công. Và việc tìm hiểu những loại thực phẩm nào làm cho tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn thì cũng có thể rất hữu ích. Bài viết này liệt kê một số loại thực phẩm cần tránh và lý giải nguyên nhân tại sao một số loại thực phẩm này chỉ cần tránh khi bạn bị táo bón.
Đọc thêm bài viết: Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh
Contents
Bất cứ thứ gì với bột mì trắng
Bột mì trắng là loại lúa mì đã bị loại bỏ hầu hết chất xơ có lợi cho đường ruột. Một lượng chất xơ lành mạnh là điều cần thiết để giữ cho ruột của bạn hoạt động trơn tru. Để giảm bớt và ngăn ngừa táo bón, hãy tránh các thức ăn làm từ bột mì trắng. Những thực phẩm này bao gồm:
- Bánh mì hoặc bánh mì sandwich trắng
- Bánh mì kẹp thịt
- Bánh mì tròn
- Bánh ngọt
- Bánh quy
- Bột bánh pizza
- Bánh bột mì
- Bánh mặn và bánh quy giòn tương tự
Việc thiếu chất xơ góp phần gây ra các vấn đề táo bón. Để duy trì hoạt động tiêu hóa đều đặn và cải thiện sức khỏe tim mạch, phụ nữ từ 31 – 50 tuổi nên tiêu thụ 25 gam chất xơ/ngày, trong khi nam giới ở cùng độ tuổi nên tiêu thụ 31 gam/ngày.
Thịt đã qua chế biến
Thịt chế biến sẵn có thể gây khó khăn cho hệ tiêu hóa. Chúng hầu như luôn chứa lượng chất béo cao, có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, chúng cũng có ít chất xơ lành mạnh. Thậm chí, nhiều loại thịt chế biến có chứa nitrat để kéo dài thời hạn sử dụng và những nitrat này có thể góp phần gây táo bón.
Khi bạn bị táo bón, tốt nhất nên tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn như:
- Thịt xông khói
- Bologna
- Xúc xích
- Lạp xưởng
- Thịt bò muối
- Thịt bò khô
Cũng có những lo ngại về sức khỏe đối với các sản phẩm thịt trắng đã qua chế biến như xúc xích gà tây và thịt gà. Tuy nhiên, những thứ này thường là những lựa chọn tốt cho sức khỏe hơn thịt đỏ đã qua chế biến.
Đọc thêm bài viết: 7 loại thực phẩm gây táo bón
Thực phẩm chiên
Giống như thịt đã qua chế biến, thực phẩm chiên rán rất khó tiêu hóa. Bởi những thực phẩm này làm chậm quá trình tiêu hóa và có thể góp phần làm phân cứng lại. Hơn thế nữa, thực phẩm chiên, đặc biệt là thực phẩm chiên ngập dầu thường có nhiều chất béo bão hòa. Và chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa được biết là làm tăng táo bón, đặc biệt là ở người lớn tuổi, so với chế độ ăn ít chất béo bão hòa.
Để giúp giảm táo bón (và có thể ngăn ngừa táo bón quay trở lại), hãy cố gắng tránh:
- Khoai tây chiên
- Gà rán
- Cá và khoai tây chiên
- Tành tây chiên
- Bánh rán
- Khoai tây chiên
Sản phẩm từ sữa
Nhiều người báo cáo rằng các sản phẩm từ sữa khiến họ bị táo bón. Điều này có thể là do đường sữa hoặc các hợp chất khác có trong sữa. Cũng có ý kiến cho rằng dị ứng sữa có thể gây táo bón, đặc biệt là ở trẻ em. Một nghiên cứu năm 2018 từ Úc cho thấy việc hạn chế đường sữa và đường fructose trong thời gian dài làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng táo bón mạn tính ở một nhóm nhỏ trẻ em. Kết quả cho thấy rằng những loại đường tự nhiên này cũng đóng một vai trò nào đó.
Khi bị táo bón, hãy cố gắng giảm lượng sữa tiêu thụ, đặc biệt là sữa nguyên kem. Những thực phẩm này bao gồm:
- Phô mai các loại
- Kem
- Sữa
- Kem chua
- Bánh trứng
- Sữa chua
Khi tình trạng táo bón của bạn đã thuyên giảm, hãy thử thêm một ít sữa chua vào chế độ ăn uống của bạn. Sữa chua có chứa men vi sinh tự nhiên, có lợi cho đường ruột. Chúng có thể giúp bình thường hóa vi khuẩn đường ruột và ngăn ngừa táo bón trước khi nó bắt đầu. Nếu bạn nghĩ sữa gây táo bón, hãy thử chế độ ăn kiêng. Tránh ăn tất cả các sản phẩm từ sữa trong vài tuần để xem các triệu chứng có cải thiện không.
Thịt đỏ
Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn cắt giảm thịt đỏ để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Hơn bất cứ điều gì khác, thịt đỏ chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao có thể làm tắc nghẽn động mạch và dẫn đến xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, cũng có một số bằng chứng cho thấy nó thúc đẩy táo bón.
Một nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí Neurogastroenterology and Motility đã báo cáo rằng lượng chất béo bão hòa cao trong chế độ ăn uống, được định nghĩa là trên 30 gam/ngày, có liên quan đến nguy cơ táo bón cao hơn. Một miếng bít tết sườn có thể cung cấp tới 28 gam chất béo bão hòa trong mỗi khẩu phần ăn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc ăn nhiều chất béo này sẽ kích hoạt phanh hồi tràng – một cơ chế sinh học làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Nếu bạn là người yêu thích thịt bò thì thịt bò ăn cỏ có thể “lành mạnh” hơn thịt bò ăn ngũ cốc vì nó có ít hơn 4 gam chất béo trên mỗi khẩu phần 100 gam. Mặc dù vậy, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ vẫn khuyến nghị nên hạn chế ăn thịt đỏ, kể cả thịt đỏ chế biến.
Bạn nên ăn gì khi bị táo bón?
Thực phẩm giàu chất xơ là lựa chọn tốt khi bạn bị táo bón. Một số ví dụ bao gồm:
- Hoa quả và rau
- Các loại ngũ cốc
- Đậu và rau
- Các loại hạt và hạt giống
Tóm tắt
Táo bón có vẻ là một sự bất tiện nhưng nó cũng là thước đo sức khỏe hệ tiêu hóa của bạn. Các loại thực phẩm bạn ăn có thể làm cho tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, thật tốt khi xác định các loại thực phẩm góp phần gây ra vấn đề. Bên cạnh đó, thực phẩm chiên rán, quá nhiều thịt đỏ và thiếu chất xơ cũng có thể là yếu tố góp phần gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, bạn có thể tránh táo bón, đồng thời tăng cường sức khỏe tổng thể tốt hơn.
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678
Hồng Ngọc – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Verywellhealth