7 dấu hiệu con bạn bị nhạy cảm với thực phẩm

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Dưới đây là một số cách mà trẻ đang cố cho bạn thấy là trẻ đang bị nhạy cảm với thực phẩm.

Buồn nôn và ói mửa

Nguyên nhân có thể do thức ăn vừa ăn khiến trẻ khó chịu, hoặc đó là dấu hiệu của tình trạng đau bụng mà trẻ vừa mắc phải nhưng cũng có thể là biểu hiện của tình trạng nhạy cảm với thực phẩm. Nếu mỗi lần con bạn ăn trứng cho bữa sáng, hoặc uống sữa cùng với ngũ cốc, bé cảm thấy buồn nôn, thì bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ nhi khoa.

Thông thường, nhạy cảm với thực phẩm trước tiên sẽ biểu hiện bằng tình trạng đau bụng nhẹ và cha mẹ có thể không thấy mối tương quan giữa thực phẩm và các triệu chứng cho đến khi chu kỳ lặp lại vài lần. Nếu bạn bắt đầu chú ý đến một biểu hiện nào đó, hãy thử ghi nhật ký thực phẩm và ghi chú về thời gian, tần suất con bạn phản ứng với thực phẩm. Hãy nhớ rằng các phản ứng đầu tiên đối với thực phẩm thường nhẹ và sẽ phát triển mạnh hơn khi tiếp xúc nhiều hơn. Vì vậy điều quan trọng là phải đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa sớm nhất có thể.

Tiêu chảy và đau bụng

Một dấu hiệu phổ biến của tình trạng nhạy cảm hoặc không dung nạp thức ăn đó là rối loạn tiêu hóa như đau bụng và tiêu chảy. Những dấu hiệu này này có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh, vì vậy cha mẹ nên chú ý đến bất kỳ tác động nào giữa thức ăn và đau bụng hoặc nhu động ruột mà họ chứng kiến ở trẻ. Một trong những yếu tố không dung nạp phổ biến nhất đối với trẻ sơ sinh là protein sữa và một triệu chứng phổ biến là phân màu xanh, nhầy có thể chứa các vệt máu.

Điều này xuất phát từ sự kích thích protein gây ra trong niêm mạc ruột và tình trạng này sẽ được giải quyết một khi protein không còn trong hệ thống của trẻ sơ sinh. Danh sách các protein sữa dễ gây không dung nạp với trẻ em bao gồm là whey, casein, caseinates, lactulose, buttermilk, và hương vị bơ nhân tạo.

Vấn đề hành vi

Một số trẻ cho thấy những thay đổi hành vi tiêu cực sau khi tiêu thụ một số thực phẩm có thể gây nhạy cảm hoặc không thể dung nạp như gluten, thuốc nhuộm thực phẩm và sữa. Nếu bạn nhận thấy rằng mỗi khi con bạn ăn một loại thực phẩm có màu bằng thuốc nhuộm nhân tạo, chẳng hạn như màu đỏ #40, bé trở nên cáu kỉnh hoặc hung dữ, có thể bé sẽ phản ứng với sự không dung nạp thực phẩm hoặc nhạy cảm với màu nhân tạo trong cơ thể.

Để kiểm tra lý thuyết của bạn, hãy cắt tất cả các màu nhân tạo khỏi chế độ ăn của trẻ và thay thế bằng các thực phẩm chỉ sử dụng các chất tạo màu dựa trên thực phẩm. Điều này có thể không khó như bạn nghĩ. Nhiều thương hiệu thực phẩm ăn nhẹ phổ biến đã bắt đầu loại bỏ màu nhân tạo khỏi thành phần của chúng, do áp lực ngày càng tăng từ người tiêu dùng.

Hen suyễn

Một phản ứng ít được biết đến của tình trạng không dung nạp thực phẩm là các cơn hen suyễn ở những người không dung nạp hoặc nhạy cảm với sulfites. Hóa chất này có thể xuất hiện tự nhiên hoặc được thêm vào từ nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn, bao gồm khoai tây chiên, trái cây sấy khô và đồ nướng. Nếu bạn thấy rằng con bạn bị khò khè hoặc bắt đầu ho sau khi thưởng thức những món ăn trên, có lẽ đã đến lúc xem xét kỹ hơn danh sách các thành phần.

Hầu hết các cơn hen bắt đầu bằng một cơn đau thắt ở ngực, sau đó là thở khò khè và khó thở khi ho. Bất kỳ triệu chứng nào gây khó thở nên được giải quyết ngay lập tức với bác sĩ của con bạn, vì sự nhạy cảm hoặc không dung nạp có thể đe dọa đến tính mạng. Tên phổ biến của sulfites trong danh sách thành phần là sulfur dioxide, kali bisulfate, kali metabisulfate và natri sulfite.

Nhức đầu

Nhạy cảm với thực phẩm có thể gây đau đầu cho một số trẻ, do phản ứng viêm trong cơ thể, và điều quan trọng là cha mẹ phải nhận thức được thực phẩm là nguyên nhân. Giống như mọi triệu chứng khác, nếu cha mẹ có thể phát hiện ra sự liên quan giữa chế độ ăn của trẻ và cơn đau đầu, thì điều quan trọng là họ phải đề cập đến vấn đề này với bác sỹ. Bất kỳ loại đau đầu nào của trẻ cũng nên được đề cập với bác sĩ, vì rất nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân gốc rễ của căn bệnh này.

Nhạy cảm với thực phẩm vs dị ứng thực phẩm

Cha mẹ khó có thể xác định liệu trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị dị ứng hay nhạy cảm với thực phẩm. Một cách đơn giản để biết sự khác biệt là thông qua xét nghiệm máu hoặc test lẩy da để đo phản ứng miễn dịch của trẻ đối với các loại thực phẩm được đề cập. Xét nghiệm máu sẽ đo mức IgE, một loại kháng thể mà cơ thể sản xuất vượt mức khi gặp phải phản ứng dị ứng. Kết quả xét nghiệm  dị ứng thực phẩm phải đợi từ một đến hai tuần, trong khi kết quả xét nghiệm trên da sẽ có kết quả ngay lập tức.

Test lẩy da liên quan đến việc tiêm huyết thanh của thực phẩm trực tiếp dưới da. Khu vực này sau đó được theo dõi phản ứng, chẳng hạn như sưng xung quanh vị trí thử nghiệm. Cả 2 loại xét nghiệm này đều có thể có kết quả sai, vì vậy điều quan trọng là bạn phải thảo luận kết quả với bác sĩ để xác định xem đó có phải là nguyên nhân chính gây ra vấn đề của con bạn đối với một loại thực phẩm nhất định hay không.

Duy trì nhận thức

Bệnh về nhạy cảm và dị ứng thực phẩm sẽ xuất hiện với các triệu chứng sớm trong cuộc sống của trẻ và bất cứ lúc nào. Bởi lẽ đó, cha mẹ nên chú ý tới chế độ ăn của trẻ và bất kỳ phản ứng nào có thể xảy ra từ một số loại thực phẩm, vì một số triệu chứng nhạy cảm với thực phẩm có thể nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng. Khi nghi ngờ, cha mẹ nên thận trọng và luôn thảo luận với bác sĩ. Bởi vì sự nhạy cảm có thể tăng theo thời gian và phơi nhiễm, cũng như phản ứng của cơ thể.

Nhạy cảm với thực phẩm thường xuất hiện với các vấn đề về đường tiêu hóa và hành vi, trong khi dị ứng thực phẩm thường ảnh hưởng đến không chỉ đường tiêu hóa mà toàn bộ cơ thể. Các triệu chứng dị ứng thực phẩm có thể bao gồm đau bụng, nôn mửa, ngứa miệng, thở khò khè, khó thở, sưng miệng và cổ họng, và kích thích da. Cả hai tình trạng trên đều cần được điều trị và chẩn đoán. Bởi vậy hãy thảo luận với bác sĩ nhi khoa kịp thời nếu cha mẹ nghi ngờ con họ có thể bị dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo The Healthy



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY