Ăn gì khi cho con bú?

11/05/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh về tim và tiểu đường, đồng thời cũng góp phần làm giảm căng thẳng, giúp bạn gắn kết với em bé. Không chỉ vậy, sữa mẹ còn chứa các chất dinh dưỡng bổ dưỡng, các hợp chất bảo vệ cần thiết cho sự phát triển của bé. Đó chính là lý do giúp sữa mẹ được gọi là “tiêu chuẩn vàng” cho dinh dưỡng trẻ sơ sinh.

 

Sử dụng thực phẩm giàu dinh dưỡng

Việc tạo ra sữa mẹ đòi hỏi cơ thể phải bổ sung thêm lượng calo tổng thể cũng như hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn. Trên thực tế, người ta ước tính rằng nhu cầu năng lượng của bạn trong thời gian cho con bú tăng khoảng 500 calo mỗi ngày. Nhu cầu về các chất dinh dưỡng bao gồm protein, vitamin D, vitamin A, vitamin E, vitamin C, vitamin B12, selen và kẽm.

Đây là cũng là lý do tại sao việc ăn nhiều loại thực phẩm nguyên chất, đậm đặc chất dinh dưỡng lại rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn và em bé. Chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn nhận được tất cả các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cần thiết cho cả mẹ và bé.

***THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT: Làm thế nào để kích sữa cho con bú?

Dưới đây là một số thực phẩm bổ dưỡng và ngon miệng nên ưu tiên lựa chọn khi cho con bú:

  • Cá và hải sản: cá hồi, rong biển, động vật có vỏ, cá mòi
  • Thịt và gia cầm: thịt gà, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, nội tạng (chẳng hạn như gan)
  • Trái cây và rau quả: quả mọng, cà chua, ớt chuông, bắp cải, cải xoăn, tỏi, bông cải xanh
  • Các loại hạt và hạt: hạnh nhân, quả óc chó, hạt chia, hạt gai dầu, hạt lanh
  • Chất béo lành mạnh: bơ, dầu ô liu, dừa, trứng, sữa chua nguyên kem
  • Tinh bột giàu chất xơ: khoai tây, bí ngòi, khoai lang, đậu, đậu lăng, yến mạch, quinoa, kiều mạch
  • Thực phẩm khác: đậu phụ, sô cô la đen, kim chi, dưa cải bắp

Đôi khi sử dụng những thực phẩm yêu thích trong khẩu phần ăn không gây hại cho sức khỏe, nhưng tốt nhất bạn nên giảm lượng thức ăn chế biến sẵn như thức ăn nhanh và ngũ cốc ăn sáng có đường ở mức tối đa. 

Cân nhắc sử dụng thực phẩm bổ sung

Mặc dù chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố quan trọng nhất khi đề cập đến dinh dưỡng trong thời kỳ cho con bú, nhưng rõ ràng việc bổ sung một số chất nhất định có thể giúp bổ sung lượng dự trữ vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể của bạn. Thực tế cho thấy, một số bà mẹ dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng nhất định do không ăn đúng loại thực phẩm, nhu cầu năng lượng tăng lên trong quá trình sản xuất sữa.

Khi ấy, sử dụng thực phẩm hỗ trợ được xem là lựa chọn phù hợp để bổ sung các chất dinh dưỡng mà cơ thể đang thiếu hụt. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng các thực phẩm bổ sung này, bởi nhiều loại có chứa thảo mộc và các chất phụ gia không an toàn cho bà mẹ đang cho con bú.

Uống nhiều nước

Ngoài việc có cảm giác đói hơn bình thường khi cho con bú, bạn cũng có thể cảm thấy khát hơn. Khi em bé của bạn bú, nồng độ oxytocin của bạn sẽ tăng lên. Điều này khiến sữa của bạn bắt đầu chảy và kích thích cơn khát. Do đó, cần đảm bảo rằng bạn luôn đủ nước trong khi cho bé bú.

Điều quan trọng cần lưu ý là nhu cầu uống nước của bạn sẽ thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ hoạt động và chế độ ăn uống. Không có quy tắc chung về lượng  nước bạn cần trong thời gian cho con bú. Theo nguyên tắc thông thường, bạn phải luôn bổ sung nước cho đến khi hết khát. Nhưng nếu bạn cảm thấy rất mệt mỏi, ngất xỉu hoặc có cảm giác lượng sữa đang giảm, bạn có thể cần uống nhiều nước hơn. Cách tốt nhất để biết bạn có uống đủ nước hay không là quan sát màu sắc và mùi của nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm và mùi nồng thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mất nước và cần uống nhiều nước hơn.

Thực phẩm và đồ uống cần tránh khi cho con bú

Mặc dù có nhiều lời đồn về các thực phẩm cần kiêng khi cho con bú, nhưng sự thật là bạn gần như có thể ăn toàn bộ các loại thực phẩm, trừ những thực phẩm mà bạn bị dị ứng. Thêm vào đó, dù cho một số hương vị từ thực phẩm, gia vị hoặc đồ uống có thể thay đổi mùi vị của sữa mẹ, nhưng nghiên cứu đã chỉ rằng sự thay đổi này sẽ không ảnh hưởng đến thời gian bú của bé hoặc khiến bé quấy khóc.

Một quan niệm sai lầm phổ biến khác là các loại thực phẩm gây “đầy hơi” như súp lơ và bắp cải cũng sẽ khiến bé bị đầy hơi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 2017, mặc dù những thực phẩm này có thể khiến bạn đầy hơi, nhưng các hợp chất thúc đẩy đầy hơi không chuyển sang sữa mẹ. Tóm lại, hầu hết các loại thực phẩm và đồ uống đều an toàn trong thời gian cho con bú, nhưng có một số loại nên hạn chế hoặc tránh. Nếu bạn nghĩ rằng điều gì đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến em bé của bạn, hãy hỏi bác sỹ để được tư vấn.

***THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT: 7 thực phẩm nên tránh khi đang cho con bú

Caffein

Khoảng 1% lượng caffein bạn tiêu thụ được chuyển vào sữa mẹ và nghiên cứu cho biết trẻ sơ sinh phải mất nhiều thời gian hơn để chuyển hóa caffein. Uống đồ uống chứa caffein như cà phê chưa được chứng minh là gây hại cho em bé, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của em bé. Do đó, phụ nữ cho con bú nên hạn chế uống cà phê trong khoảng 2 – 3 cốc mỗi ngày. 

Rượu

Rượu cũng có thể xâm nhập vào sữa mẹ. Nồng độ giống như lượng tìm thấy trong máu của người mẹ. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh chuyển hóa rượu chỉ bằng một nửa so với người lớn. Cho con bú sau khi chỉ uống 1 – 2 ly có thể làm giảm tới 23% lượng sữa của trẻ và gây ra tình trạng kích động và ngủ kém.

Vì uống rượu quá gần thời điểm cho con bú có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của em bé, vì vậy, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên hạn chế uống rượu trong thời gian cho con bú. Bên cạnh đó, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ cũng đề xuất sử dụng không quá 0,5g cồn cho mỗi kg trọng lượng cơ thể và tốt nhất nên đợi ít nhất 2 giờ sau khi uống rượu mới cho con bú.

Sữa bò

Mặc dù không phổ biến nhưng một số trẻ có thể bị dị ứng với sữa bò. Và nếu con bạn bị dị ứng sữa bò, điều quan trọng là bạn phải loại trừ tất cả các sản phẩm từ sữa khỏi chế độ ăn uống của mình. Thực tế cho thấy, có tới 1% trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị dị ứng với protein sữa bò từ chế độ ăn của mẹ, dẫn đến tình trạng phát ban, chàm, tiêu chảy, phân có máu, nôn mửa hoặc đau bụng. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn nên nghe lời khuyên của bác sỹ về thời gian loại bỏ sữa bò khỏi chế độ ăn uống và thời điểm an toàn để sử dụng lại sữa bò.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Hồng Ngọc – Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY