Bắt đầu cho trẻ ăn dặm – Phần 1

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Ăn dặm là quá trình bắt đầu cho những trẻ đang bú sữa hoàn toàn làm quen với thức ăn cứng và rắn hơn. Khi nào trẻ nên ăn dặm và ăn dặm như thế nào là một điều khiến nhiều bà mẹ đau đầu bởi việc này sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng, sự phát triển và thói quen ăn uống của trẻ sau này.

Khi nào trẻ sẵn sàng ăn dặm?

11 sai lầm cần tránh nếu muốn cho trẻ ăn dặm đúng cách

Bác sỹ khuyến cáo trẻ nhỏ nên bắt đầu ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi. Vào thời điểm này, trẻ sẽ bắt đầu cần thêm các chất dinh dưỡng không có trong sữa, ví dụ như kẽm và sắt.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ đã phát triển đầy đủ và sẵn sàng để ăn dặm bao gồm:

  • Trẻ có thể ngồi tốt và giữ vững được đầu cổ khi ngồi
  • Có thể dùng miệng giữ được thức ăn và sẵn sàng để nhai
  • Có thể cầm nắm đồ ăn và đưa vào mồm
  • Tò mò về bữa ăn và sẵn sàng tham gia vào bữa ăn của gia đình

Rất ít trẻ nhỏ muốn ăn dặm trước 6 tháng. Nếu bạn nhận thấy con mình có các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm nhưng trẻ lại chưa đủ 6 tháng, hãy hỏi bác sỹ nhi khoa hoặc bác sỹ dinh dưỡng để có lời khuyên hợp lý.

Ăn dặm truyền thống và ăn dặm tự chỉ huy

Ăn dặm có thể theo 2 phương pháp chính: ăn dặm truyền thống và ăn dặm do trẻ tự chỉ huy. Hoặc có thể phối hợp cả 2 biện pháp này trong trườnghợp trẻ thích hợ cả hai.

Không có khái niệm đúng hay sai khi lựa chọn biện pháp ăn dặm nào. Điều quan trọng là bạn cần biết ưu và nhược điểm của từng biện pháp và lựa chọn biện pháp phù hợp với hoàn cảnh gia đình và nhất là với từng trẻ.

Ăn dăm do trẻ tự chỉ huy

Trong phương pháp này, trẻ được khuyến khích tự ăn ngay từ khi bắt đầu. Bạn có thể cho trẻ làm quen với các thực phẩm bằng cách cắt nhỏ thực phẩm bằng cỡ ngón tay và để trẻ tự ăn, tự khám phá hương vị của từng loại thực phẩm.

Ưu điểm:

  • Phương pháp này khuyến khích trẻ độc lập trong ăn uống sớm hơn
  • Trẻ sẽ tự quyết định khi nào trẻ no và sẽ ít bị thừa cân hơn nếu áp dụng trong thời gian dài
  • Tiết kiệm thời gian phải nấu nướng riêng cho trẻ bởi trẻ có thể cùng tham gia vào bữa cơm của gia đình
  • Cả gia đình có thể ăn uống cùng nhau

Nhược điểm:

Phương pháp này làm tăng nguy cơ hóc nghẹn. Tuy nhiên, nếu bạn cung cấp các loại thực phẩm phù hợp, thì nguy cơ bị hóc nghẹn của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cũng tương đương như phương pháp ăn dặm truyền thống.

Bên cạnh đó ăn dặm trẻ tự chỉ huy có một số nhược điểm nổi bật như: 

  • Khó kiểm soát được lượng thực phẩm trẻ đã ăn
  • Ăn dặm tự chỉ huy có thể sẽ khiến gian bếp, bàn ăn của bạn trở nên vô cùng bừa bộn và hỗn loạn
  • Ăn dặm tự chỉ huy có thể sẽ khiến bạn khó nhận ra các tình trạng dị ứng thực phẩm vì rất nhiều loại thực phẩm sẽ được cho trẻ làm quen cùng một lúc.

Ăn dặm kiểu truyền thống

Trong phương pháp này, bạn sẽ cho trẻ làm quen lần lượt với các loại thực phẩm. Bạn sẽ bắt đầu bằng các loại thực phẩm thuần và mịn, trước khi cho trẻ làm quen với các loại thực phẩm hỗn hợp và được cắt thái nhỏ, sau đó, trẻ mới được làm quen với các loại thực phẩm được cắt thái bằng ngón tay và cuối cùng trẻ sẽ làm quen với việc cắn từng miếng nhỏ.

Ưu điểm

  • Dễ dàng theo dõi lượng thực phẩm mà trẻ đã ăn vào
  • Khu vực bàn ăn, phòng bếp của bạn gọn gàng và ngăn nắp hơn

Nhược điểm

  • Bạn rất tốn thời gian làm đồ ăn riêng cho trẻ và cho trẻ ăn mỗi bữa
  • Sẽ có nguy cơ trẻ bị ăn quá nhiều bởi bạn sẽ không biết khi nào trẻ no và sẽ cố ép cho trẻ ăn thật nhiều.
  • Nếu trẻ đã quen với thức ăn có cấu trúc mịn, sẽ rất khó để trẻ làm quen với với các loại thức ăn thô, cứng hơn.

(còn tiếp…)

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY