Bất dung nạp Gluten: Nên ăn gì và tránh gì?

12/04/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Bệnh Celiac, dị ứng lúa mì và nhạy cảm với gluten không celiac (NCGS) đều liên quan đến phản ứng bất lợi của gluten và được điều trị bằng chế độ ăn không chứa gluten. Cùng tìm hiểu những thực phẩm nên và không nên ăn khi bạn bị bất dung nạp Gluten trong bài viết dưới đây của Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM: 

Hiện nay rất nhiều người tránh sử dụng gluten, một loại protein có trong ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, do sở thích cá nhân hoặc tình trạng bệnh lý. Bệnh Celiac, dị ứng lúa mì và nhạy cảm với gluten không celiac (NCGS) đều liên quan đến phản ứng bất lợi của gluten và được điều trị bằng chế độ ăn không chứa gluten. Mặc dù cả bệnh Celiac và nhạy cảm với gluten không celiac đều có thể gây ra những tổn thương đường tiêu hóa và gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi và chướng bụng. Nhưng Celiac là một tình trạng tự miễn có liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, chẳng hạn như thiếu máu, chậm phát triển và ảnh hưởng đến thần kinh.

Dị ứng lúa mì liên quan đế phản ứng dị ứng với protein lúa mì, các triệu chứng có thể gây đe dọa đến tính mạng. Tình trạng này có thể được điều trị bằng chế độ ăn không lúa mì, không phải là chế độ ăn không có gluten. Mặc dù những người bị dị ứng lúa mì cần loại bỏ lúa mì, nhưng họ có thể thay thế bằng các loại ngũ cốc khác, kể cả những thực phẩm có chứa gluten như lúa mạch.

Những người mắc bệnh Celiac và bệnh nhạy cảm với gluten không celiac phải hạn chế hoàn toàn các thực phẩm chứa gluten để kiểm soát triệu chứng. Có rất nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe không chứa gluten trên thị trường. Dưới đây là 8 loại thực phẩm cần tránh cũng như 7 loại thực phẩm an toàn với người bị bất dụng nạp gluten.

Những thực phẩm cần tránh

Ngũ cốc chứa gluten

Các loại ngũ cốc như: Lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, cây tiểu hắc mạch (triticale), bột trộn sẵn farina, lúa mì spelt, lúa mì khoasan (kamut), hạt lúa mì chứa cám (wheat berries), hạt farro, hạt couscous.

Đa số các loại bánh mì, bánh quy và mì sợi

Đa số các loại bánh mì, bánh quy và mì sợi đều chế biến sẵn, do đó bạn cần chú ý đọc thành phần sản phẩm trước khi sử dụng những loại thực phẩm này. Những thực phẩm cần tránh với người bị bất dung nạp gluten gồm: Bánh mì trắng, bánh mì nguyên cám, bánh mì khoai tây, bánh mì lúa mạch, lúa mì nguyên cám, bánh bột mì, bánh mì cắt lát, bánh mì tròn.

Một số loại gia vị

Mặc dù các loại gia vị có vẻ như không phải là nguồn chứa gluten, nhưng nhiều loại gia vị phổ biến lại chứa gluten. Bao gồm: Nước tương đậu nành, sốt barbecue, sốt salad, nước sốt tẩm ướp thịt, nước sốt kem, tương cà chua…

Các món bánh nướng

Các loại bánh được làm từ bột mì hoặc các thành phần khác chứa gluten có thể gây hại với những người bất dung nạp gluten. Những người bị bất dung nạp gluten cần tránh những sản phẩm như: bánh ngọt, bánh quy, bánh bột nhào, bánh pretzel, bánh vòng (donut), bánh xốp (muffins), bánh kếp (pancake) hoặc bánh waffles.

Mì sợi làm từ lúa mì

Hầu hết các sản phẩm mì truyền thống đều được làm từ các loại ngũ cốc có chứa gluten, những sản phẩm cần tránh gồm: Phở, mỳ spagetti, bún, pasta…\

Đọc thêm bài viết: 8 loại ngũ cốc không chứa gluten siêu tốt cho sức khỏe

Một số món ăn nhẹ

Một số đồ ăn nhẹ là những thực phẩm chứa gluten phổ biến. Những đồ ăn nhẹ chứa gluten gồm: Bánh quy, thanh granola, thanh ngũ cốc, khoai tây chiên, thanh năng lượng, bim bim, kẹo thanh.    

Một số loại đồ uống

Một số đồ uống được làm bằng nguyên liệu có chứa gluten, vì vậy điều quan trọng là bạn cần phải đọc thành phần sản phẩm. Đồ uống có thể chứa gluten bao gồm: bia, rượu đóng chai, cà phê pha sẵn, đồ uống socola đóng chai

Một số thực phẩm chế biến sẵn

Nhiều loại thực phẩm chế biến và các mặt hàng phổ biến khác cũng có thể chứa gluten. Bao gồm: các sản phẩm thay thế thịt, chẳng hạn như bánh mì kẹp thịt chay và xúc xích, phô mai qua chế biến, trứng chế biến sẵn, soup đóng hộp, bánh pudding, một số loại kem, ngũ cốc ăn sáng, khoai tây chiên và các thực phẩm chiên khác, đậu phụ có hương vị.

Thực phẩm nên ăn

Mặc dù có vẻ như hầu hết các loại thực phẩm đều bị hạn chế khi gặp phải tình trạng bất dung nạp gluten, nhưng nhiều loại thực phẩm ngon và tốt cho sức khỏe lại không chứa gluten một cách tự nhiên. Ngoài ra, bánh mì, mì ống và bánh quy chất lượng không chứa gluten có sẵn ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa. Nếu bạn không dung nạp gluten, bạn có thể thưởng thức các loại thực phẩm sau.

Trái cây và rau củ

Các loại rau củ và trái cây là những thực phẩm không chứa gluten tự nhiên. Tuy nhiên, những thực phẩm chế biến sẵn như rau củ tẩm bột chiên rán hoặc hoa quả được ngào với đường có thể chứa gluten. Dưới đây là một số lựa chọn lành mạnh: Táo, quả bơ, các loại quả mọng, chuối, trái cây họ cam quýt, quả mận, đào, rau chân vịt, cải xoăn, hành tây, khoai lang, bông cải xanh, súp lơ trắng, cà rốt, ớt chuông, bí đỏ, bí xanh, cải Brussels và nấm.

Các loại đậu

Các loại đậu và đậu lăng đều không chứa gluten, vì vậy chúng thường được sử dụng trong các sản phẩm không chứa gluten, các loại đậu này gồm: Đậu lăng đỏ, đậu đen, đậu gà, đậu thận, đậu thận trắng, đậu pinto, đậu hà lan, đậu Adzuki.

Ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc không chứa gluten

Mặc dù nhiều loại ngũ cốc được khuyến nghị là không nên sử dụng với những người bị bất dung nạp gluten, những có rất nhiều loại ngũ cốc không chứa gluten như: Hạt diêm mạch, kiều mạch, hạt kê, cao lương, yến mạch, hạt dền, ngô, gạo lứt, các loại bánh không chứa gluten.

Đạm động vật

Những thực phẩm sau là những thực phẩm không chứa gluten tự nhiên: Trứng, các loại thịt, cá, động vật có vỏ, sản phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai.

Đọc thêm bài viết: Quan niệm sai lầm về thực phẩm dành cho người tiểu đường

Các loại hạt

Các loại hạt không chứa gluten và là nguồn dinh dưỡng giàu chất béo. Ngoài ra, những loại hạt này còn có thể tạo nên các loại bột không chứa gluten. Những loại hạt tốt cho người bị bất dung nạp gluten bao gồm: Hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạt điều, hạt hạnh nhân, bơ đậu phộng, hạt macca, hạt óc chó, bơ hạnh nhân, hạt dẻ.

Gia vị

Các loại gia vị sau đây an toàn cho những người theo chế độ ăn không chứa gluten: Giấm táo, húng quế, hương thảo, ngò, các loại thảo mộc khô, sốt mè, mù tạt,

Chất béo lành mạnh

Hầu hết nguồn chất béo lành mạnh dưới đây đều không chứa gluten: Sữa chua nguyên kem, phô mai, dầu oliu, dầu bơ, các loại hạt, quả bơ, dừa hữu cơ không bổ sung đường.

Lời khuyên khi đi ăn tại nhà hàng

Có rất nhiều nhà hàng không phục vụ các món ăn không chứa gluten, vì vậy việc lựa chọn nhà hàng rất quan trọng đối với nhưng người bị bệnh Celiac, nhạy cảm với gluten không celiac hoặc dị ứng với lúa mì. Bạn cần thông báo cho nhân viên phục vụ về tình trạng của mình để nhà hàng có thể phục vụ bữa ăn không chứa gluten cho bạn.

Về cơ bản bạn cần tránh ăn những món từ mì ống, bánh mì và ngũ cốc trừ khi nhà hàng phục vụ các món ăn không chứa gluten như mì gạo lứt hoặc ngũ cốc không chứa gluten. Khi bắt đầu bữa ăn, bạn có thể chọn những món khai vị như đậu edamame hoặc salad. Tiếp theo đó, các món chính bạn có thể lựa chọn những thực phẩm từ:

  • Nguồn protein: cá, tôm, thịt gà, thịt bò, các loại đậu, đụa phụ…
  • Nguồn tinh bột: khoai tây, khoai lang, bí ngô, rau giền, hạt quinoa, gạo lứt…
  • Các loại rau: bông cải xanh, súp lơ trắng, rau cải, nấm, bí xanh, rau chân vịt, đậu xanh…

Để đảm bảo rằng bạn sẽ lựa chọn những món ăn không chứa gluten, bạn nên xem qua thực đơn của nhà hàng trước khi chọn ăn tại đó. Hoặc bạn có thể liên hệ trước để đề đưa ra các lựa chọn của mình với nhân viên.

Nếu bạn bị bất dung nạp gluten, bạn phải tránh tất cả các loại thực phẩm có chứa gluten. Thực phẩm có gluten bao gồm nhiều loại ngũ cốc và hầu hết các loại bánh mì, mì ống và bánh nướng. Nhiều loại gia vị và thực phẩm chế biến cũng chứa gluten. Vì vậy bạn cần chú ý vào những thực phẩm tốt cho sức khỏe như bao gồm rau củ, trái cây, trứng, cá, sữa, các loại hạt, cũng như ngũ cốc không chứa gluten.

Tham khảo thêm video hấp dẫn:

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

BS. Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY