Bí quyết uống rượu không say dịp lễ Tết

12/01/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Chúc rượu là văn hóa phổ biến của người Việt Nam trong các bữa tiệc, đặc biệt là trong dịp lễ Tết. Để tránh việc say sưa quá độ, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM xin mách bạn những mẹo sau đây.

Chúc rượu ngày lễ, Tết | viamclinic.vn
Mời rượu nhau “chúc sức khỏe” là một trong những thói quen phổ biến của người Việt Nam.

Cho dù bạn chỉ muốn thư giãn trong công việc hay tham gia những bữa tiệc cùng gia đình và bạn bè, bạn có thể dễ dàng uống quá nhiều rượu mà không nhận ra. Đặc biệt là trong những ngày lễ quan trọng như Tết cổ truyền.  Việc uống nhiều rượu bia trong ngày lễ được xã hội chấp nhận, hoặc thậm chí được mong đợi.

Uống rượu quá nhiều được định nghĩa là uống 5 ly tiêu chuẩn đối với nam và 4 ly tiêu chuẩn đối với nữ trong khung thời gian 2 giờ. Việc này có thể làm tăng nồng độ cồn trong máu lên 0,08% và được coi là say rượu.

Nguy cơ của việc uống rượu say dịp lễ Tết

Mặc dù mọi người có thể uống say vì nhiều lý do khác nhau trong các thời gian khác nhau trong năm, nhưng những người có kỳ vọng cao hơn về tác dụng có lợi của việc uống rượu có nhiều khả năng sẽ say hơn. Nói cách khác, bạn có nhiều khả năng sẽ uống quá nhiều nếu bạn nghĩ rằng uống rượu sẽ giúp bạn vui vẻ hơn trong một bữa tiệc. Các đặc điểm tính cách và tuổi tác cũng có thể dẫn đến khả năng uống rượu say cao hơn.

            Đọc thêm bài viết: Không uống rượu, bia vẫn có thể dính phạt nồng độ cồn vì loại đồ uống, thực phẩm này

Việc bị mời rượu và ép uống rượu của xã hội kết hợp với sự thiếu hụt hóa chất trong não càng khiến bạn dễ dàng quá chén hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ dopamine thấp trong não có thể khiến mọi người có nguy cơ uống rượu say.

Mời rượu | viamclinic.vn
Chúc rượu, mời rượu luôn là nỗi ám ảnh với nhiều người.

Nuông chiều bản thân quá mức trong bữa tiệc có thể chỉ gây ra cảm giác nôn nao tồi tệ, thậm chí nó có thể dẫn đến những tác hại xấu cho cơ thể bạn như là nôn mửa và ngộ độc rượu – chưa kể đến những tác động tiêu cực của hành vi khi say xỉn. Thường xuyên uống rượu say cũng là một yếu tố nguy cơ của chứng rối loạn sử dụng rượu và có thể gây tác động bất lợi đến nhiều cơ quan, bao gồm gan, tuyến tụy, ruột, tim và não.

Uống rượu say trong những ngày lễ đặc biệt có liên quan đến một hiện tượng gọi là “hội chứng tim mạch ngày lễ”, là chứng rối loạn nhịp tim xảy ra ở những người không có tiền sử bệnh tim mạch. Những trường hợp như vậy phổ biến hơn trong các ngày lễ do lượng rượu tiêu thụ quá mức tăng lên.

Hạn chế việc uống say trong kỳ nghỉ

Ngay cả khi bạn không uống đủ nhiều đến mức say, bạn vẫn không nên uống nhiều rượu vào những ngày này, có một số điều bạn có thể làm để tránh uống quá nhiều như là:

Hãy chú ý đến giới hạn của bản thân

Bạn cần biết rượu ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào và biết bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng có thể làm tăng tác dụng của rượu. Mặc dù hầu hết chúng ta đều nhận thức được sự nguy hiểm của việc uống quá nhiều, nhưng rượu có thể làm cho người uống cảm thấy tự tin thái quá vào bản thân. Ví dụ, người uống rượu có thể thực sự tin rằng họ lái xe ổn, trong khi sự thật là không phải vậy. Có đôi khi bạn nhận thức được sự không ổn của việc uống rượu, nhưng lại ngại mở lời đi nhờ xe hay ngại gửi xe lại để người khác chở về.

Lên kế hoạch cụ thể

Theo dõi số lượng và tốc độ bạn uống rượu bia. Nếu bạn biết mình có thể uống đến một mức độ nhất định, hãy quyết định ngay từ đầu bữa tiệc bạn sẽ uống bao nhiêu ly và tuân thủ theo kế hoạch.

Một ly tiêu chuẩn được định nghĩa là:

  • 350ml bia với 5% cồn
  • 150ml rượu với 12% cồn
  • 45ml rượu mạnh với 40% cồn

Tuy nhiên việc vô tình rót quá nhiều đồ uống là điều bình thường và lượng cồn dư thừa có thể làm hỏng kế hoạch giữ mức tiêu thụ ở mức tối thiểu của bạn.

           Đọc thêm bài viết: 5 lời khuyên khi uống rượu ngày Tết

Ăn trước hoặc trong khi uống

Uống rượu, bia khi đói sẽ khiến bạn rất dễ say. Thức ăn sẽ làm chậm quá trình hấp thụ rượu và góp phần làm giảm nồng độ cồn trong máu. Điều này sẽ không ngăn được việc say rượu, nhưng nó có thể làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào cơ thể và giảm lượng rượu đưa lên não. Vì vậy, hãy ăn no hoặc ít nhất là ăn nhẹ trước các bữa tiệc rượu.  

Có một số loại thực phẩm bạn nên ăn trước khi vào bàn nhậu như: trứng, chuối, ngũ cốc, cá hồi, sữa chua hy lạp,…

Hãy uống chậm, uống nhâm nhi

Cơ thể chúng ta mất khoảng 1 giờ để xử lý một ly rượu tiêu chuẩn. Nếu bạn uống quá nhanh, uống liên tục quá chén thì cơ thể sẽ không có đủ thời gian để làm việc này, khiến cồn tích tụ trong máu và dĩ nhiên khi đó nồng độ cồn trong máu sẽ cao hơn. Hãy nhâm nhi chén rượu của bạn một cách từ từ, nếu có thể hãy thêm 1 vài viên đá vào ly rượu của bạn.

Làm bạn với đồ uống không cồn

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý thay thế đồ uống có cồn bằng một ly nước hoặc soda. Bằng cách này, bạn vẫn có thể uống rượu nhưng sẽ không bị say rượu quá nhanh và hy vọng bạn có thể tránh uống quá nhiều trong bữa ăn. Một vài gợi ý như mocktail, bia không cồn, rượu vang,… cũng là lựa chọn tuyệt vời. 

Xem thêm video hấp dẫn dưới đây:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939/ 024.3633.5678

BS. Đoàn Hồng – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY