Chế độ ăn tốt nhất dành cho người bệnh ung thư vú

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu dinh dưỡng, protein từ thịt nạc động vật và uống đủ nước có thể hữu ích với bệnh nhân mắc ung thư vú. Cùng tìm hiểu với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM nhé!

Khoa học dinh dưỡng vẫn đang tiếp tục phát triển không ngừng để hiểu được cách thực phẩm chúng ta ăn có thể góp phần gây ra ung thư cũng như thực phẩm hỗ trợ dinh dưỡng cho những người đang mắc bệnh ung thư. Đặc biệt là ung thư vú, nghiên cứu đã chỉ ra rằng do bị chi phối bởi hormone, nên việc kiểm soát cân nặng và chế độ ăn sẽ rất hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh và có thể giúp bạn giảm nguy cơ hình thành bệnh ngay từ lần đầu. Không có một chế độ nào gọi là chế độ ăn tốt nhất hay để chống lại hay điều trị ung thư vú cả, chế độ ăn tốt nhất vẫn là chế độ ăn tránh được tình trạng béo phì.

Khi nói đến những hiểu biết của chúng ta về ung thư vú thì đó là bệnh thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên những phụ nữ từ trên 50 tuổi kèm theo béo phì mới là mối quan tâm hàng đầu. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư vú, do vậy đối với phụ nữ mãn kinh mà nói việc giữ một cân nặng mức bình thường vô cùng quan trọng. Cân nặng thì có liên quan đến đến nguy cơ mắc ung thư vú cao ở phụ nữ sau mãn kinh. Chế độ ăn giàu hoa quả tươi, ít đồ ăn chế biến sẵn và ít chất béo bão hòa có thể giúp duy trì cân nặng hợp lý. Để kiểm soát cân nặng một chế độ ăn cân bằng hợp lý sẽ giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Chế độ tốt nhất cho sức khỏe nói chung và giảm nguy cơ mắc ung thư vú nói riêng có thể nói là chế độ ăn Địa Trung Hải. Chế độ ăn này tập trung vào tiêu thụ những loại tinh bột nguyên cám, rất nhiều rau xanh và hoa quả, cá béo ăn hai bữa mỗi tuần, hạn chế thịt đỏ và thịt gà. Đậu đỗ được khuyến khích và các chế phẩm của sữa nên ở dạng tách béo và ăn mức độ vừa phải. Tất nhiên là đối với chế độ ăn này những loại thực phẩm là thịt đỏ được chế biến sẵn như xúc xích, cánh gà chiên ngập dầu, cá chiên được coi là những thực phẩm thúc đẩy hình thành ung thư. Nhiều tài liệu hướng dẫn chế độ ăn của các nước hạn chế tiêu thụ thịt đỏ dưới 450g một tuần và tránh tiêu thụ đồ ăn chế biến sẵn là một cách để bảo vệ sức khỏe.

Thay đổi lối sống cũng có ảnh hưởng lớn

Trước đó chúng ta chỉ mới bàn về chế độ ăn là yếu tố có thể tạo ra mọi sự thay đổi đến nguy cơ mắc bệnh nói chung, nhưng chế độ ăn chưa phải là tất cả. Sự thay đổi lối sống như từ bỏ hút thuốc, hạn chế uống đồ uống có cồn và tập thể dục thường xuyên cũng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư trong đó có ung thư vú.

Hút thuốc có mối liên quan đến nhiều bệnh ung thư và uống quá nhiều đồ uống có cồn dường như cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Dưới 3-4 ly tiêu chuẩn mỗi tuần được coi là sự hợp lý. Thay đổi lối sống không thể đảm bảo 100% rằng bạn sẽ không mắc ung thư vú, nhưng cố gắng ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, giảm bớt đồ uống có cồn và duy trì cân nặng lành mạnh trong thời gian dài sẽ làm tăng sự bảo vệ của cơ thể trước mọi bệnh tật.

Vậy nếu đã mắc ung thư vú thì nên ăn gì?

Dinh dưỡng hỗ trợ bệnh nhân điều trị ung thư vú | Vinmec

Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh chúng ta đã bàn đến ở trên nhưng câu chuyện nếu bạn đã mắc bệnh rồi thì nên ăn gì. Các chuyên gia cho rằng không có một cách ăn cụ thể nào, cũng như một chế độ ăn nào dành riêng cho người bệnh ung thư vú và người bị mắc ung thư cũng không cần phải tránh ăn bất cứ thực phẩm nào. Tuy nhiên, ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ cơ thể đáp ứng với điều trị tốt hơn. Điều đó có nghĩa là bạn nên ăn nhiều rau xanh tươi, thực phẩm giàu chất xơ và protein từ thực vật nhiều hơn. Phytochemical hay hóa chất thưc vật là những hợp chất có tác dụng chống oxi hóa cực mạnh và nhiều tiềm năng trong việc nâng cao sức khỏe có trong rất nhiều các loại rau xanh mà chúng ta hay gọi rau đó là “siêu thực phẩm”. Một số loại rau siêu thực phẩm có thể kể đến là họ rau cải như súp lơ xanh, súp lơ trắng, cải Brussels, bởi chúng chứa rất nhiều phytochemical và cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể. Ăn đủ chất xơ sẽ giúp bạn no lâu và giữ cholesterol ở mức ổn định. Nếu ăn thịt hãy tập trung vào việc ăn thịt nạc, cá hoặc protein từ thực vật như đậu nành nên được ưu tiên hơn. Protein đóng một vai trò diệu kỳ trong trận chiến với ung thư bởi cơ thể cần protein cho việc hỗ trợ hệ miễn dịch. Protein tạo nên kháng thể, và còn giúp giảm cân nữa.

Ăn đúng loại chất béo: Nếu bạn ăn theo chế độ ăn Địa Trung Hải, bạn nên tiêu thụ nhiều chất béo không bão hòa đơn có trong dầu olive, quả olive, quả bơ, hạt óc chó, hạt chia, hạt lanh và nhiều loại hạt khác.

Hạn chế đường và cồn: nếu có uống thì nên ở mức trung bình và ưu tiên rượu vang đỏ, còn lại tốt nhất nên cực kỳ hạn chế đồ uống có cồn. Đường cũng là chủ đề gây tranh cãi khi nói về ung thư. Đường luôn cần cho sự hoạt động của tế bào trong đó có cả tế bào ung thư. Vì vậy nhiều lời khuyên cho rằng bệnh nhân ung thư nên hạn chế ăn đường hoặc tinh bột vừa cắt được nguồn cung cấp nguyên liệu cho tế bào ung thư vừa chống viêm và chống tăng cân.

Ung thư vú và đậu nành còn đang gây tranh cãi

Vẫn là sự phối hợp giữa thịt gia cầm, thịt gia súc, cá, chế phẩm sữa và trứng trong mọi chế độ ăn lành mạnh nhưng đừng quên đến nguồn protein từ thực vật có trong đậu đỗ, các loại hạt, và đặc biệt là đậu nành. Mặc dù có nhiều tranh cãi về việc đậu nành và những thực phẩm có nguồn gốc đậu nành có làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú hay không. Nhưng xin khẳng định chắc chắn đậu nành không phải là vấn đề ở đây. Đậu nành có chứa isoflavone một chất có cấu trúc tương tự như hormone estrogen của con người nhưng không phải là hormone estrogen của nữ giới. Rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng đậu nành là một sự lựa chọn lành mạnh trong chế độ ăn vì chúng giàu protein có thể thay thế cho thịt. Một số nghiên cứu còn cho thấy isoflavone có thể làm giảm được nguy cơ mắc ung thư vú do gắn vào  thụ thể của estrogen trong mô vú và giảm khả năng các tế bào phát triển bất thường do estrogen kích hoạt.

Ung thư vú và cân nặng

Đối với những bệnh nhân đang chiến đấu với ung thư vú, việc chỉ ăn một chút cũng là thử thách vì họ luôn chán ăn và mất đi cảm giác thèm ăn. Trong lúc này cơ thể cần năng lượng để chống đỡ lại các tế bào ung thư. Nếu những bệnh nhân trước đó ở tình trạng thừa cân béo phì thì trong lúc mắc bệnh không phải là thời gian để họ giảm cân vì vậy việc cắt giảm năng lượng trong giai đoạn này là không cần thiết. E ngại hơn vẫn là việc sút cân trong khi điều trị bệnh. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn trong trường hợp này.

Ăn uống trong thời gian điều trị ung thư nói chung là điều không hề dễ dàng, Tuy nhiên, quan trọng là bạn cho cơ thể bạn những dưỡng chất mà nó cần để đương đầu với cả khối u và cả những thử thách từ việc điều trị đem lại. Điều trị ung thư vú bao gồm hóa trị và liệu pháp ức chế estrogen. Cả hai phương pháp này đều có thể dẫn đến tăng cân và giảm các hoạt động thể chất. Việc này càng khó khăn hơn trong kiểm soát béo phì.

Làm thế nào để có cân nặng hợp lý? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

BS. Đào Ngọc

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Tổng hợp từ US News



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY