Cholesterol trong sữa

25/01/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Phụ nữ mang thai, trẻ em trên 2 tuổi và thanh thiếu niên cần protein, canxi và vitamin D là những chất dinh dưỡng mà bạn có thể tìm thấy trong sữa tươi. Tuy nhiên sữa tươi nguyên chất, là sữa bò chưa loại bỏ chất béo vì thế nên sữa tươi có nhiều calo, chất béo và cholesterol hơn bất kỳ loại sữa nào khác.

Cholesterol trong chế độ ăn uống và sức khỏe của bạn

Đối với hầu hết mọi người, mức cholesterol trong máu liên quan đến nhiều yếu tố như di truyền, chế độ ăn uống và lối sống. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), tất cả lượng cholesterol bạn cần đều được sản xuất tự nhiên ở gan. Phần cholesterol còn lại trong cơ thể bạn có nguồn gốc từ thực phẩm bạn ăn. Cholesterol trở thành mối nguy hiểm cho sức khỏe khi có quá nhiều cholesterol trong máu.

4 Best Milk Options for Diabetes

Trên thực tế, cơ thể bạn tạo ra cholesterol và phần lớn cholesterol trong cơ thể được sản xuất bởi gan chứ không phải do cholesterol trong chế độ ăn uống.

Khi nói về cholesterol liên quan đến sức khỏe tim mạch, các nhà khoa học thường quan tâm và đề cập đến lipoprotein – cấu trúc mang cholesterol trong máu. Lipoprotein được tạo thành từ chất béo (lipid) ở bên trong và protein ở bên ngoài. Có một số loại lipoprotein, nhưng hai loại có liên quan nhiều nhất đến sức khỏe tim mạch là lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ cao (HDL).

Lipoprotein mật độ cao (HDL) là cholesterol tốt trong cơ thể và giúp giảm lipoprotein mật độ thấp (LDL), là cholesterol xấu. Tuy nhiên, đối với một số người do gen di truyền nên cholesterol trong chế độ ăn uống có thể đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu.

Một số trường hợp di truyền khiến gan sản xuất quá nhiều cholesterol LDL (có hại). Nguyên nhân gây ra cholesterol LDL cao là thường xuyên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng:

  • chất béo bão hòa cao
  • chất béo trans cao
  • nhiều cholesterol

Mặc dù có vẻ hợp lý khi cho rằng ăn cholesterol sẽ làm tăng mức cholesterol trong máu nhưng thực tế không phải như vậy. Cơ thể điều chỉnh chặt chẽ lượng cholesterol trong máu bằng cách kiểm soát việc sản xuất cholesterol. Mức cholesterol trong máu chủ yếu được xác định bởi lượng chất béo và carbohydrate trong chế độ ăn uống, không phải bởi cholesterol trong chế độ ăn uống. Nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng đối với hầu hết mọi người, việc tiêu thụ một quả trứng mỗi ngày không ảnh hưởng đến lượng cholesterol của họ.

Tuy nhiên, ở một số người, thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao lại làm tăng mức cholesterol trong máu. Những người này thường được gọi là “người phản ứng nhanh”. Xu hướng này được coi là do di truyền.

Khi nói đến việc giảm mức cholesterol, bạn càng tiêu thụ ít chất béo bão hòa thì càng tốt. Cholesterol chỉ có trong các sản phẩm động vật, bao gồm thịt và các sản phẩm từ sữa. Vậy nên để kiểm soát tốt cholesterol của cơ thể bạn sẽ phải chú ý đến chế độ ăn không chỉ những thực phẩm như mỡ động vật, hay trứng, nội tạng mà việc lựa chọn loại sữa tiêu thụ cũng rất quan trọng.

Cholesterol trong sữa

Sữa được xem là nguồn thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là giúp xương chắc khỏe. Sữa nguyên chất rất giàu protein tự nhiên, vitamin D và canxi. Các giai đoạn tăng trưởng và phát triển cơ thể bạn sẽ có những yêu cầu dinh dưỡng nhất định. Phụ nữ mang thai, trẻ em trên 2 tuổi và thanh thiếu niên cần protein, canxi và vitamin D là những chất dinh dưỡng mà bạn có thể tìm thấy trong sữa tươi. Tuy nhiên sữa tươi nguyên chất, là sữa bò chưa loại bỏ chất béo vì thế nên sữa tươi có nhiều calo, chất béo và cholesterol hơn bất kỳ loại sữa nào khác. Trung bình trong 1 cốc sữa 240ml có 149 calo, 24 mg cholesterol và 4,5 gam chất béo bão hòa. Chính vì thế tiêu thụ các sản phẩm từ sữa nguyên chất có thể gây ra tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe là làm tăng mức cholesterol LDL.

Sữa không chỉ đến từ bò, từ dê, mà còn từ các nguồn thực vật như đậu nành, hạnh nhân, gạo và dừa. Sữa tươi được xử lý cho ra các sản phẩm sữa tươi nguyên chất, tách béo hay ít béo với hàm lượng chất béo khác nhau và sữa làm từ thực vật có lượng calo và cholesterol khác nhau. Sữa nguyên chất có 3% chất béo bão hòa trở lên. Sữa ít béo là sữa 2% chất béo, sữa 1% chất béo và sữa tách béo.

Những người cần hạn chế lượng cholesterol nạp vào (ví dụ, những người đang cố gắng giảm cân hoặc đang theo chế độ ăn cho người bệnh tim mạch), nên cân nhắc dùng sữa tươi tách béo hoặc các dạng sữa khác không phải sữa.

Sữa có làm tăng cholesterol không?

Điều này phụ thuộc vào cách cơ thể bạn phản ứng với các nguồn cholesterol trong chế độ ăn uống. Uống sữa nguyên chất có thể làm tăng mức cholesterol của bạn. Sữa tách béo hoặc ít béo chứa ít cholesterol hơn đáng kể khoảng 7mg/100g sữa so với sữa nguyên chất 24 mg vậy nên sữa tách béo sẽ ít tác động đến cholesterol của cơ thể hơn.

Sữa dê có ít cholesterol hơn sữa bò thông thường không?

Câu trả lời là không, sữa dê không hề có hàm lượng cholesterol thấp. Trên thực tế, sữa dê có nhiều cholesterol hơn sữa bò một chút.

Sữa nào tốt nhất cho người có cholesterol cao?

Sữa tốt nhất cho người có cholesterol cao là sữa ít béo hoặc tách béo hoặc các chế phẩm sữa khác như phô mai và sữa chua ít béo. Các loại sữa làm từ thực vật, chẳng hạn như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân hoặc sữa yến mạch, là những lựa chọn thay thế cho sữa bò và có hàm lượng cholesterol thấp.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

BS. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY