Có an toàn khi bổ sung bột protein cho trẻ?

14/02/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Vậy nên nhiều cha mẹ nghĩ đến việc sử dụng bột protein để bổ sung thêm cho trẻ nhưng liệu đây có phải một lựa chọn thay thế tốt cho trẻ em? Cùng VIAM Clinic tìm câu trả lời tại bài viết dưới đây nhé!

Có an toàn không khi bổ sung bột protein cho trẻ? | viamclinic.vn
Bột protein có thể hấp dẫn đối với những người kén ăn, bởi vì chúng rất dễ xay thành sinh tố cùng với trái cây.

Giờ ăn có thể là một cuộc đấu tranh đối với nhiều bậc cha mẹ, đặc biệt nếu em bé nhà bạn biếng ăn. Và cho dù trẻ biếng ăn hay không thích sữa thì không cha mẹ nào muốn nhìn thấy con mình tụt hậu về chiều cao hoặc cân nặng vì mất cân bằng dinh dưỡng.

Bột protein có an toàn cho trẻ không?

Câu trả lời ngắn gọn cho việc liệu bột protein có an toàn cho trẻ em hay không là tùy thuộc vào trường hợp cụ thể của từng trẻ. Tình trạng thiếu chất đạm rất ít xảy ra nếu một đứa trẻ được tiếp cận với nhiều loại thực phẩm và không mắc bệnh lý nào có thể khiến trẻ không hấp thụ đủ chất đạm. Đối với hầu hết trẻ em, việc bổ sung bột protein là không cần thiết vì chúng đã nhận được quá nhiều protein qua các bữa ăn. Do đó, protein bổ sung có thể gây hại cho trẻ nhiều hơn là có lợi. Quá nhiều protein có thể gây ra những hậu quả sức khỏe không lường trước được.

Những trường hợp cha mẹ có thể cân nhắc bổ sung bột protein cho trẻ

Mặc dù bạn không nên cho trẻ ăn bột protein một cách ngẫu nhiên, nhưng có những trường hợp đặc  biệt trẻ có thể cần bổ sung bột protein. Cụ thể, nếu trẻ đã được chẩn đoán mắc một bệnh lý nào đó, trẻ bị thiếu cân, mắc bệnh rối loạn chuyển hóa hoặc đang ăn chế độ ăn thuần chay thì có thể trẻ cần bổ sung protein.

Bạn không nên tự ý bổ sung bột protein cho trẻ trừ khi trẻ được bác sĩ kê đơn hoặc khuyên dùng. Nếu được chuyên gia y tế khuyên dùng, thì điều quan trọng là bạn phải làm theo khuyến nghị của bác sĩ để biết những thành phần cần tìm và liều lượng phù hợp để ngăn ngừa tác dụng phụ từ các loại bột protein. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bắt đầu bằng cách kết hợp nhiều thực phẩm giàu protein hơn vào chế độ ăn của trẻ trước khi bạn tìm đến bột protein.

Phản ứng phụ

Phản ứng phụ | viamclinic.vn
Dư thừa protein có thể gây ra các vấn đề trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

Có vô số tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp phải nếu bạn cho chúng bổ sung protein khi không cần thiết. Cụ thể, một đứa trẻ có thể bị tăng cân do lượng calo và đường dư thừa mà bột protein đưa vào. Tổn thương cơ quan là một nguy cơ tiềm ẩn khác, vì mức protein cao có thể gây sỏi thận cho trẻ. Thêm vào đó, có một tác dụng phụ không mong muốn là mất nước vì tất cả lượng protein dư thừa có thể khiến thận của trẻ phải làm việc nhiều hơn. Hàm lượng protein cao cũng gây căng thẳng cho gan của trẻ vì quá trình tiêu hóa protein gây tích tụ nitơ.

Bên cạnh đó nhiều chất bổ sung protein như bột và sữa lắc chưa được các cơ quan có thẩm quyền quản lý chất lượng cấp phép sử dụng vẫn được bày bán trên thị trường. Các thành trong các sản phẩm này không được dán nhãn rõ ràng và các sản phẩm này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Một tác dụng phụ ngoài ý muốn khác của việc cho trẻ bổ sung protein là chúng có thể quen với việc “uống calo” và mất hứng thú với việc ăn uống. Chưa kể, vị ngọt của bột protein có thể làm giảm hứng thú của trẻ đối với các loại thực phẩm lành mạnh hơn. Do đó, việc cung cấp bột protein cho trẻ kén ăn và biếng ăn có thể gây phản tác dụng.

Đọc thêm bài viết: Bột protein có thể giúp bạn giảm cân như thế nào?

Trẻ cần bao nhiêu protein?

Vậy trẻ nên nhận bao nhiêu protein mỗi ngày? Điều này phụ thuộc theo lứa tuổi của trẻ. Nhu cầu protein khuyến nghị ở trẻ mỗi ngày như sau:

  • 6-12 tháng 18-20g
  • 1–2 tuổi 20 g
  • 3-5 tuổi 25 g
  • 6-7 tuổi 33 g
  • 8-9 tuổi 40 g
  • Bé gái 10–14 tuổi 48-60 g, Bé trai 10–14 tuổi 50-65 g
  • Bé gái 15-19 tuổi 63g, Bé trai 15-19 tuổi 74g

Trung bình khoảng 13-20% lượng calo của trẻ nên đến từ protein. Hai khẩu phần sữa và 1 đến 2 khẩu phần protein nạc khác sẽ đáp ứng được điều này (hãy nhớ rằng khẩu phần dành cho trẻ em nhỏ hơn so với người lớn).

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), nếu con bạn từ 8 tuổi trở xuống và uống lượng sữa bò theo như như cầu được khuyến nghị mỗi ngày, thì trẻ sẽ nhận được một cách tương đối lượng protein được khuyến nghị mà chúng cần. Điều này là do cứ 30ml sữa bò có 1g protein. Hãy xem xét các khuyến nghị về lượng sữa theo từng độ tuổi:

  • 1–2 tuổi 720ml.
  • 2–3 tuổi 480-500ml.
  • 4–8 tuổi 600ml.
  • 9 tuổi trở lên 720ml.

Nếu trẻ không uống sữa bò thì sữa đậu nành với hàm lượng protein tương tự là một sự lựa chọn thay thế cho trẻ. Tuy nhiên, sữa từ thực vật thường ít protein và acid amin thiết yếu hơn. Trẻ em ăn các sản phẩm thịt, đậu và các loại đậu, ngũ cốc như bột yến mạch và các sản phẩm từ sữa như sữa chua cũng là những thực phẩm bổ sung protein.

Và hầu hết trẻ em sẽ đáp ứng nhu cầu protein của chúng nếu trẻ ăn uống đầy đủ, vì vậy không cần thiết phải bổ sung.

Có những loại bột protein nào?

Có những loại bột protein nào? | viamclinic.vn
Nhiều người cho rằng bột protein dành cho người lớn tốt cho trẻ em nhưng thực tế không phải vậy.

Vấn đề lớn nhất với bột protein là có rất nhiều sản phẩm trên thị trường không được kiểm soát. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng trước khi quyết định cho con ăn bột protein. Nhiều người cho rằng bột protein dành cho người lớn thì tốt cho trẻ em nhưng thực tế thì không. Bột protein dành cho người lớn được tối ưu hóa cho người lớn tuổi và có thể chứa quá nhiều protein hoặc calo, điều này có thể dẫn đến các tác dụng phụ ngoài ý muốn ở trẻ em đã đề cập ở trên.

Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một loại bột protein cho trẻ, hãy ghi nhớ những điều sau:

  • Kiểm tra hàm lượng protein để tránh cho trẻ ăn quá nhiều protein hơn mức mà cơ thể chúng có thể xử lý hàng ngày. Ngay cả khi bạn tập trung vào loại bột protein “thân thiện với trẻ em”, hãy luôn kiểm tra tổng lượng protein mà nhà sản xuất ghi trên sản phẩm và đảm bảo rằng nó không vượt quá lượng khuyến nghị hàng ngày mà con bạn nên nhận.
  • Càng đơn giản ít thành phần càng tốt. Mặc dù không phải là một sự đảm bảo, nhưng càng ít thành phần được liệt kê trên bột protein, bạn càng có thể tin tưởng rằng nó không chứa các chất phụ gia đáng ngờ. Ví dụ: nếu bạn đang mua whey protein, hãy tìm các tùy chọn liệt kê whey protein cô đặc là thành phần duy nhất.
  • Tránh các sản phẩm chứa đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo. Bạn nên tránh các loại bột protein có đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo vì chúng có nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe cho trẻ.
  • Tìm nhãn GMP: GMP là viết tắt của “thực hành sản xuất tốt.” Các loại bột protein có nhãn này có nghĩa là chúng được sản xuất tại một cơ sở tuân thủ các quy trinh trong sản xuất cũng như đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ rang cho người sử dụng

Tham khảo video hấp dẫn dưới đây:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY