Còi xương ở trẻ em: Triệu chứng và cách phòng tránh

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Còi xương ở trẻ em là do cơ thể thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho. Vitamin D có vai trò thúc đẩy sự hấp thu canxi và phốt pho từ đường tiêu hóa. Sự thiếu hụt vitamin D dẫn đến khó duy trì nồng độ canxi và phốt pho cần thiết trong xương, từ đó dẫn đến còi xương cũng như các bất thường về xương.

Bổ sung vitamin D hoặc canxi vào chế độ ăn thường ngày giúp cải thiện các vấn đề về xương liên quan đến bệnh còi xương. Nếu còi xương có nguyên nhân do một vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn khác, trẻ có thể cần điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Còi xương ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Còi xương ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Triệu chứng coi xương ở trẻ em

Triệu chứng của còi xương bao gồm:

  • Tăng trưởng chậm
  • Đau ở xương sống, xương chậu và chân
  • Yếu cơ

Còi xương có thể gây ra các dị dạng xương như:

  • Đầu gối cong hình chữ X hoặc chữ O
  • Cổ tay và mắt cá chân dày lên
  • Xương ức nhô ra

Chẩn đoán

Các mẹ cần tìm đến bác sĩ khám dinh dưỡng để kiểm tra các bất thường về xương của trẻ.

Xương sọ: Trẻ sơ sinh bị còi xương thường có xương sọ mềm hơn, có thể có thóp rộng, thóp lâu đóng kín.

Chân: Chân cong hình chữ X hoặc chữ O.

Ngực: Một số trẻ bị còi xương phát triển bất thường ở lồng ngực.

Cổ tay và mắt cá chân: Trẻ em bị còi xương thường có cổ tay và mắt cá to, dày hơn trẻ bình thường.

Các bất thường về xương cũng được thể hiện trên phim chụp X-quang. Xét nghiệm máu và nước tiểu cũng giúp bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh còi xương cũng như theo dõi tiến trình điều trị.

Nguyên nhân dẫn đến coi xương ở trẻ

Cơ thể cần vitamin D để có thể hấp thu canxi và phốt pho từ thức ăn vào xương. Ở trẻ em, còi xương xảy ra khi cơ thể thiếu vitamin D hoặc gặp các vấn đề về sử dụng vitamin D.

Đôi khi nguyên nhân còi xương là do thiếu hụt canxi hoặc thiếu cả canxi và vitamin D.

Tình trạng thiếu vitamin D

Trẻ không được bổ sung đủ vitamin D từ hai nguồn sau có thể dẫn đến thiếu vitamin D:

Ánh sáng mặt trời: Da sản xuất vitamin D khi nó tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Dưới da trẻ đã có sẵn các tiền vitamin D ( 7 dehydro- cholesterol), dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, sẽ hoạt hóa chuyển thành vitamin D3 (cholecalciferol). Nguồn vitamin D chính yếu cung cấp cho trẻ là nhờ phơi nắng. Trẻ em ở các nước phát triển hoặc các vùng đô thị, thành phố thường có xu hướng dành thời gian ở ngoài trời ít hơn. Ngoài ra trẻ cũng thường sử dụng kem chống nắng từ đó làm ngăn cản sự sản xuất vitamin D của da làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin D.

Thực phẩm: Dầu cá, lòng đỏ trứng… là nguồn bổ sung vitamin D tự nhiên. Vitamin D cũng có thể được thêm vào một số thực phẩm như sữa, ngũ cốc và nước trái cây.

Vấn đề về hấp thu

Một số trẻ gặp vấn đề bẩm sinh hoặc phát triển các tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin D của cơ thể. Ví dụ như:

  • Bệnh celiac
  • Bệnh viêm đại tràng
  • Bệnh xơ nang
  • Các vấn đề về thận

Các yếu tố nguy cơ khác

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ còi xương của trẻ bao gồm:

  • Trẻ em da đen hoặc da tối màu: làn da tối không phản ứng mạnh mẽ với ánh sáng mặt trời như làn da sáng, vì vậy sản xuất được ít vitamin D hơn.
  • Mẹ thiếu vitamin D trong thời kỳ mang thai. Một em bé sinh bởi một bà mẹ bị thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng trong thời kì mang thai có thể bị còi xương.
  • Vị trí địa lí. Trẻ em sống ở những khu vực địa lí có ít ánh nắng mặt trời có nguy cơ bị còi xương cao hơn.
  • Sinh non. Trẻ sinh non có nhiều nguy cơ bị bệnh còi xương hơn trẻ sinh đủ tháng.
  • Sử dụng thuốc. Một số loại thuốc như chống động kinh và thuốc kháng retrovirus sử dụng để điều trị HIV cũng ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vitamin D của cơ thể
  • Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: Sữa mẹ không chứa đủ lượng vitamin D cần thiết để phòng chống còi xương. Trẻ bú mẹ hoàn toàn nên được bổ sung vitamin D.

Biến chứng của còi xương

Nếu không được điều trị kịp thời, còi xương có thể dẫn đến:

  • Rối loạn trong quá trình tăng trưởng
  • Bất thường trong phát triển xương sống
  • Biến dạng xương
  • Khiếm khuyết răng
  • Động kinh

Dự phòng

Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp nguồn vitamin D tốt nhất cho trẻ. Trong hầu hết các mùa, cho trẻ tắm nắng hàng ngày để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng trước 9 giờ. Tuy nhiên, nếu trẻ có làn da đen hoặc da sẫm màu, thời tiết mùa đông, hoặc nếu sinh sống ở các vùng địa lí có ít thời gian chiếu sáng bởi mặt trời, trẻ cũng có thể không tổng hợp đủ vitamin D.

Ngoài ra, liên quan đến các vấn đề về ung thư da, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được cảnh báo tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc phải bôi kem chống nắng và mặc quần áo bảo vệ khi ra ngoài trời. Về lứa tuổi phơi nắng: Theo Tổ chức Y tế thế giới, trẻ dưới 1 tuổi không nên phơi nắng vì làm tăng nguy cơ ung thư da sau này, nếu cần có thể phơi trong bóng râm theo khuyến nghị chung từ 2 tuần tuổi. Trẻ dưới 1 tuổi nên được uống phòng vitamin D để tránh thiếu hụt vitamin D thay vì phải phơi nắng hay ra ngoài hàng ngày để tự tổng hợp vitamin D3.

Để ngăn ngừa còi xương, hãy chắc chắn rằng trẻ được ăn các thực phẩm có chứa vitamin D tự nhiên như dầu cá và lòng đỏ trứng, hoặc các thực phẩm được bổ sung thêm vitamin D như:

  • Sữa công thức
  • Ngũ cốc
  • Bánh mỳ
  • Nước cam

Bổ sung dầu mỡ đầy đủ trong bữa ăn hàng ngày của trẻ: vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.

Hình thành thói quen kiểm tra nhãn mác để xác định hàm lượng vitamin D trong thực phẩm.

Nếu bạn đang mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc bổ sung vitamin D.

Vì sữa mẹ chỉ chứa một lượng nhỏ vitamin D, nên tất cả trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn đều nên được bổ sung 400 đơn vị IU vitamin D mỗi ngày. Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc những trẻ uống ít hơn 33,8 ounces (1 lít) sữa công thức mỗi ngày cần bổ sung thêm vitamin D bằng đường uống.

***THAM KHẢO NGAY: Chế độ khoa học về dinh dưỡng cho trẻ còi xương 

Điều trị

Hầu hết các trường hợp còi xương có thể được điều trị bằng việc bổ sung vitamin D và canxi. Luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng, sử dụng quá liều vitamin D cũng gây nên những hậu quả tiêu cực.

Bác sĩ sẽ giám sát tiến trình điều trị, các kĩ thuật cận lâm sàng như X-quang hay xét nghiệm máu cũng được sử dụng để giám sát và đánh giá hiệu quả điều trị,

Phẫu thuật và các can thiệp khác

Dựa vào tình trạng thực tế của trẻ bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị các biến dạng về khung xương.

Chuẩn bị cho cuộc hẹn với bác sĩ

Trước buổi hẹn, hãy lập danh sách và chuẩn bị sẵn câu trả lời cho các thông tin dưới đây:

  • Dấu hiệu bất thường của trẻ, kể cả những triệu chứng có vẻ không liên quan đến còi xương, ghi nhớ thời gian bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
  • Ghi lại các loại thuốc và thực phẩm chức năng con bạn đang sử dụng.
  • Thông tin về chế độ ăn của trẻ, bao gồm các loại thực phẩm và đồ uống trẻ thường xuyên sử dụng.

Bác sĩ cũng có thể hỏi một số câu hỏi:

  • Con bạn có thường xuyên chơi ở ngoài trời không?
  • Con bạn có sử dụng kem chống nắng thường xuyên không?
  • Con bạn bắt đầu tập đi lúc bao nhiêu tuổi?
  • Con bạn có bị sâu răng không?

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY