COVID-19 đã ảnh hưởng đến thói quen ăn uống như thế nào?

09/03/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Trong 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều thách thức về thể chất và tinh thần cho rất nhiều người, bởi những triệu chứng từ khi mắc bệnh cho đến những di chứng còn lại sau khi đã có xét nghiệm âm tính.  Một câu hỏi mà gần đây được nhiều người quan tâm, đó là là liệu COVID-19 có ảnh hưởng xấu đến thói quen ăn uống và làm tăng tỷ lệ rối loạn ăn uống không?

Rối loạn ăn uống là gì?

For Those With Eating Disorders, Holidays In A Pandemic Can Create Extra Anxiety – Houston Public Media

Nhìn chung, những người có rối loạn ăn uống có thể ăn vì những lý do khác ngoài đói. Ngoài ra, họ cũng có thể thay đổi cách ăn uống để đáp ứng với các kích thích bên trong hoặc bên ngoài, chẳng hạn như căng thẳng, buồn chán hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. 

Những người bị rối loạn ăn uống có thể có các triệu chứng bao gồm:

  • Nhịn ăn hoặc bỏ bữa;
  • Ăn uống vô độ;
  • Tránh ăn các nhóm thực phẩm hoặc loại thực phẩm cụ thể;
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc gây nôn;
  • Ám ảnh về diện mạo hoặc cân nặng của cơ thể.

Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể không xảy ra thường xuyên hoặc với cường độ tương tự như một người mắc chứng rối loạn ăn uống được chẩn đoán lâm sàng. 

Ngoài các dấu hiệu nêu trên, rối loạn ăn uống còn có thể bao gồm: 

  • Thay đổi mức độ ăn uống hoặc hoạt động;
  • Thay đổi tâm trạng kèm theo thay đổi về ăn uống;
  • Cô lập hoặc muốn ăn một mình;
  • Muốn ăn một số thực phẩm đặc biệt hoặc tránh một số loại thực phẩm;
  • Bày tỏ lo lắng về vẻ ngoài hoặc cân nặng của cơ thể.

Đại dịch có ảnh hưởng đến cách chúng ta ăn uống không?

Stress May Not Lead to Loss of Control in Eating Disorders – Naturopathic Doctor News and Review

Các bằng chứng cho thấy rằng việc đóng cửa và tăng cường cách ly xã hội liên quan đến đại dịch có thể đã góp phần làm gia tăng tình trạng rối loạn ăn uống. 

Theo một phân tích định tính về các bài đăng trên mạng xã hội giữa những người dùng Reddit, hầu hết người dùng báo cáo rằng đại dịch COVID-19 và các biện pháp phòng ngừa sức khỏe cộng đồng liên quan đã tác động xấu đến sức khỏe tâm thần của họ và góp phần làm tăng các hành vi rối loạn ăn uống. 

Nghiên cứu khác đánh giá tác động của việc đóng cửa liên quan đến đại dịch cũng cho thấy những vấn đề tương tự.  Ví dụ, các nhà khoa học ở Ý đã gửi bảng câu hỏi cho những người tham gia trên internet lựa chọn đáp án để xác định ảnh hưởng của đại dịch đối với việc tiêu thụ thực phẩm. Họ phát hiện ra rằng khoảng 46,1% người được hỏi cho biết ăn nhiều hơn khi phải ở nhà và 19,5% cho thấy có tăng cân. Ngoài ra, 42,7% số người được hỏi cho rằng họ ăn thức ăn nhiều hơn dẫn đến mức độ lo lắng cao hơn. 

Tại sao đại dịch lại tác động tiêu cực đến ăn uống? 

Nghiên cứu cho thấy một số yếu tố có thể đóng vai trò trong việc rối loạn ăn uống liên quan đến đại dịch. 

Các yếu tố này bao gồm: 

  • Mức độ căng thẳng cao hơn;
  • Gia tăng các vấn đề về sức khỏe tâm thần do đại dịch gây ra;
  • Thay đổi thói quen;
  • Những lo ngại về việc nguồn thực phẩm bị hạn chế do giảm khả năng tiếp cận;
  • Tăng cường sử dụng mạng xã hội và tiếp xúc với các bài đăng tiêu cực về cân nặng và diện mạo cơ thể.

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến con người. Sự cô lập, lo lắng và các thông điệp xã hội mạnh mẽ về cân nặng, ngoại hình, ăn uống và hoạt động gia tăng đáng kể trong thời gian này, khiến mọi người phải vật lộn với những suy nghĩ và hành vi rối loạn ăn uống. 

Quản lý rối loạn ăn uống

Những người gặp vấn đề về rối loạn ăn uống có thể học cách để loại bỏ chúng thành cống. Tuy nhiên, nếu một người lo ngại rằng họ có thể bị rối loạn ăn uống, tốt nhất nên tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Để giúp kiểm soát tình trạng  rối loạn ăn uống, có thể:

– Nhận hỗ trợ khi cần thiết. Yêu cầu và nhận được sự giúp đỡ sẽ làm rõ hơn tình trạng rối loạn ăn uống và giúp thay đổi hành vi, suy nghĩ và cảm xúc dẫn đến thay đổi thực sự. Bạn có thể đến gặp bác sỹ, nhà trị liệu hoặc chuyên gia dinh dưỡng để giúp giải quyết vấn đề này.

– Học cách duy trì dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh, cách nhận biết và quản lý cảm xúc của chính mình. Học những cách lành mạnh để kiểm soát cảm giác không thoải mái và đặt lại những kỳ vọng về bản thân.  Theo dõi suy nghĩ và cảm xúc của mình sẽ giúp bạn xác định được khi nào mình đang lạm dụng thực phẩm để đối phó với những cảm xúc không lành mạnh.

– Chuyển trọng tâm và thời gian trên mạng xã hội, nhất là những trang web và tài khoản có thông điệp không lành mạnh, sang các hoạt động khác có ảnh hưởng tích cực hơn.

Kết luận

Mặc dù lý do đằng sau vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng kết quả nghiên cứu và các chuyên gia cho thấy đại dịch COVID-19 đã góp phần làm gia tăng tình trạng rối loạn ăn uống. Tuy nhiên, do nhận thức được cải thiện và khả năng tiếp cận tốt hơn với các lựa chọn điều trị, những người trải qua các vấn đề về rối loạn ăn uống liên quan đến đại dịch có nhiều khả năng có thể khắc phục được tình trạnh này và trở lại thói quen ăn uống lành mạnh của mình trước đây.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

ThS. BS Đoàn Ngọc Hà  – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM 

Theo Medical News Today



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY