Đồ uống có cồn ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Câu trả lời an toàn nhất cho phụ nữ mang thai hoặc đang có ý định mang thai là “Không”. Đồ uống có cồn như bia và rượu sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Bằng việc không sử dụng đồ uống có cồn, bạn đang bảo vệ và giảm tối đa nguy cơ rủi ro cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, không chỉ khi còn trong bụng mẹ mà còn cả sau khi trẻ chào đời và lớn lên. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu đồ uống có cồn ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào nhé!

Ảnh hưởng của đồ uống có cồn đến thai nhi

Cồn sẽ đi qua máu của mẹ đến nhau thai. Tuy nhiên cơ thể non nớt của trẻ lại không thể chuyển hóa cồn như cơ thể của người lớn được. Do đó, lượng lớn cồn sẽ gây hại nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ vẫn tiếp tục uống rượu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nguy cơ bị sảy thai, sinh non hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân sẽ ngày càng tăng cao.

Đôi khi việc uống rượu, bia trong thai kỳ còn có thể gây ra một tình trạng nghiêm trọng gọi là hội chứng rượu bào thai. Hội chứng này gây ra những hậu quả lên sự phát triển trí não và thể chất của trẻ. Do trẻ không thể chuyển hóa cồn được như cơ thể trưởng thành nên sẽ gây ra những tổn thương tế bào não, tủy sống và các phần khác của cơ thể trẻ, làm gián đoạn quá trình phát triển của thai nhi trong tử cung người mẹ. Hội chứng này có thể dẫn đến sảy thai, hoặc nếu trẻ may mắn sống sót thì cũng sẽ để lại những di chứng suốt đời như là chậm phát triển, khuôn mặt biến dạng bất thường, gặp các vấn đề về học tập và hành vi.

Luôn luôn nhớ rằng, mẹ càng uống nhiều rượu bia – nguy cơ sức khỏe của trẻ càng lớn.

Vậy có những biện pháp nào để cắt hoặc giảm uống rượu bia trong thai kỳ?

Nếu bạn cần sự giúp đỡ trong việc giảm hoặc cắt luôn việc uống rượu, bia, có một số hướng dẫn sau đây dành cho bạn:

Lập kế hoạch cụ thể

Trước khi bạn định uống rượu bia, hãy đặt cho mình một giới hạn nhất định mà bạn sẽ không uống quá mức đó.

Giới hạn chi tiêu

Chỉ đặt ra một khoản tiền nhất định để dành cho việc mua rượu bia và không tiêu nhiều hơn khoản tiền đã đặt ra.

Cho mọi người biết kế hoạch cắt giảm rượu bia của bạn

Nếu bạn cho người thân và bạn bè biết rằng bạn đang cai rượu và tầm quan trọng của việc này với cả bạn và thai nhi, bạn sẽ nhận được sự ủng hộ và trợ giúp từ mọi người xung quanh, từ đó có động lực để thực hiện mục tiêu cắt giảm rượu bia hơn.

Thực hiện mỗi ngày một chút

Cắt giảm lượng rượu bia mỗi ngày một ít và liên tục trong một khoảng thời gian nhất định.

Chia thành những phần nhỏ

Bạn vẫn có thể thưởng thức đồ uống có cồn, tuy nhiên hãy uống chúng với ly nhỏ hơn. Hãy thử uống bia chai nhỏ hoặc lon thay vì uống bằng ly cỡ lớn và uống rượu bằng chén càng nhỏ càng tốt.

Uống rượu, bia với nồng độ cồn thấp

Cai rượu, bia dần dần bằng cách thay các loại rượu mạnh, bia có độ cồn cao bằng các loại nhẹ hơn (% cồn thấp hơn). Hãy tìm hiểu nồng độ cồn (% ABV) trên bao bì sản phẩm trước khi mua nhé.

Uống nhiều nước

Thử uống 1 cốc nước trước khi uống rượu, bia và nếu có thể hãy thay thế đồ uống có cồn trong nhà bằng những đồ uống khác không có cồn.

Ngày thử thách

Hãy nâng thử thách lên một mức độ cao hơn bằng cách chọn 1 ngày trong tuần để nói không với rượu, bia và để xem bản thân có thể làm tốt không nhé. Những phương pháp trên chỉ thật sự thành công khi mẹ ý thức được ảnh hưởng xấu của đồ uống có cồn tới sự phát triển của trẻ và thật sự quyết tâm thực hiện. Ngoài ra để sự phát triển của trẻ được tốt và toàn diện hơn còn cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp nữa, mẹ đừng ngần ngại tới khám dinh dưỡng tại Phòng khám dinh dưỡng VIAM – số 12 Hoàng Cầu để nghe các chuyên gia đánh giá tình trạng dinh dưỡng và đưa ra phương pháp thích hợp nhé.

​Nếu bạn đang mang bầu và muốn được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, hãy liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM qua Hotline 0935.18.3939 để được tư vấn Gói khám Dinh dưỡng cho mẹ bầu nhé!

BS. Đoàn Hồng – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Tổng hợp từ NHS



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY