Các bậc cha mẹ thường có thắc mắc về chiều cao của trẻ nhỏ khi trẻ lớn hơn.Trẻ mẫu giáo hoặc tiểu học cũng có thể tự đặt câu hỏi về chiều cao sau này của bản thân. Dưới đây chúng ta hãy cùng tham khảo về cách dự đoán chiều cao khi trưởng thành của trẻ để giúp cha mẹ hiểu hơn và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Đây là một câu hỏi tự nhiên dành cho cha mẹ và trẻ nhỏ, bên cạnh việc thử dự đoán xem một đứa trẻ có thể cao đến mức như nào, các bác sĩ nhi khoa cũng cần biết thông tin này để đảm bảo rằng trẻ đang phát triển đúng như mong đợi. Mặc dù không ai có thể xác định chính xác con số này, nhưng vẫn có nhiều cách để cha mẹ và bác sĩ có thể đưa ra một phỏng đoán có tính gần đúng
Contents
Cách dự đoán chiều cao khi trưởng thành của trẻ như thế nào?
Phương pháp dự đoán chiều cao chính xác nhất đến từ việc sử dụng “tuổi xương” của trẻ, được xác định bằng cách chụp X-quang bàn tay, nhưng có một số phương pháp bạn có thể sử dụng tại nhà để biết được con bạn có khả năng sẽ cao bao nhiêu. Cách phổ biến nhất để ước tính chiều cao khi trưởng thành của trẻ là dựa vào chiều cao của cha mẹ.
Tham khảo: 7 bài tập hữu ích giúp trẻ tăng chiều cao.
Phương pháp gấp đôi chiều cao năm 2 tuổi
Bạn có biết giai đoạn tăng trưởng sớm nhất, từ trẻ sơ sinh đến trẻ mới biết đi, thực sự chiếm khoảng một nửa chiều cao khi trưởng thành của một đứa trẻ? Một phương pháp đơn giản để dự đoán chiều cao khi trưởng thành là tăng gấp đôi chiều cao của trẻ ở tuổi lên 2.
Trẻ gái thường phát triển nhanh hơn, vì vậy việc tăng gấp đôi chiều cao khi trẻ được 18 tháng tuổi cũng có thể được sử dụng để ước tính xem trẻ sẽ cao bao nhiêu khi trưởng thành. Mặc dù phương pháp này đã có từ rất lâu nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh tính chính xác của nó.
Phương pháp giữa cha mẹ
Một phương pháp phức tạp hơn một chút để dự đoán chiều cao của trẻ được gọi là “phương pháp giữa cha mẹ”. Cộng các chiều cao đo được của bố và mẹ bằng centimet rồi chia cho 2.
Đối với bé trai: thêm khoảng 6,3cm
Đối với một bé gái: trừ khoảng 6,3cm
Lưu ý: Đây chỉ là một ước tính sơ bộ về chiều cao trung bình của một đứa trẻ sẽ cao bao nhiêu khi trưởng thành hoàn toàn. Bạn có thể mong đợi một khoảng sai số lên hoặc xuống khoảng 10 cm. Cha mẹ càng cao thì con càng có khả năng cao, tương tự, bố mẹ càng thấp thì nhiều khả năng con càng thấp.
Biểu đồ tăng trưởng
Các phép đo thường xuyên về chiều cao, cân nặng và kích thước vòng đầu của trẻ và vẽ chúng trên biểu đồ tăng trưởng là một cách tốt để biết liệu trẻ có đang phát triển như mong đợi hay không. Các bác sĩ nhi khoa sử dụng các biểu đồ tăng trưởng chuẩn hóa trong mỗi lần khám sức khỏe cho trẻ. Bên cạnh đó, biểu đồ tăng trưởng cũng rất hữu ích để đánh giá sự bắt đầu dậy thì ở những trẻ lớn hơn.
Như bạn có thể biết, ngày nay dậy thì xảy ra ở độ tuổi sớm hơn. Sự xuất hiện của lông mu hoặc ngực phát triển ở trẻ em gái có thể xảy ra sớm nhất từ sáu tuổi. Biểu đồ tăng trưởng có thể giúp bác sĩ nhi khoa xác định liệu sự phát triển ban đầu của trẻ có đang trong phạm vi bình thường hay không.
***ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 10 loại thực phẩm dinh dưỡng tăng trưởng chiều cao cho trẻ
Lịch sử gia đình và di truyền
Chiều cao và xu hướng tăng trưởng thường giống nhau trong gia đình. Bác sĩ nhi khoa có thể hỏi về chiều cao của chính bạn, vì cấu tạo di truyền là yếu tố lớn nhất trong việc trẻ phát triển như thế nào. Thông tin về chiều cao của các thành viên khác trong gia đình cũng có thể được hỏi tới.
Ngoài ra, bạn có thể được hỏi bạn đã phát triển nhanh như thế nào và tăng trưởng ở độ tuổi nào trong thời thơ ấu (kiểu tăng trưởng). Bạn có bị thấp lùn hơn bạn bè nhưng vẫn tiếp tục phát triển sau khi tất cả bạn bè của bạn dừng lại? Bạn dậy thì sớm hay muộn? Đây có thể là những manh mối quan trọng cho bác sĩ nhi khoa đưa ra dự đoán chiều cao của trẻ.
Xem thêm về phòng khám dinh dưỡng cho trẻ em uy tín & chất lượng
Điều gì khác ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ?
Trong khi gen di truyền đóng một phần rất lớn trong việc dự đoán trước trẻ sẽ cao bao nhiêu (ví dụ: cha mẹ thấp thường sinh con thấp), các yếu tố khác cũng có thể tác động đến mức độ phát triển của trẻ. Các yếu tố này bao gồm:
- Dinh dưỡng: Một trẻ thừa cân thường cao hơn các bạn cùng lớp, mặc dù điều đó không nhất thiết có nghĩa là trẻ sẽ cao hơn khi trưởng thành. Trẻ gầy còm nhẹ cân có thể thấp hơn so với tuổi.
- Nội tiết tố: Sự mất cân bằng hormone, chẳng hạn như hormone tuyến giáp thấp hoặc lượng hormone tăng trưởng thấp có thể dẫn đến tăng trưởng chậm hơn dự kiến và có thể khiến trẻ thấp hơn hoặc cao hơn dự kiến nếu không được chẩn đoán và điều trị. Chú ý các dấu hiệu để giúp bạn biết liệu con bạn có đang phát triển bình thường và sẽ đạt được chiều cao dự đoán hay trẻ có vấn đề về hormone tăng trưởng hay không.
- Thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là sử dung thuốc corticosteroid kéo dài (như prednisone), có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.
- Tình trạng sức khỏe: Trẻ mắc một số bệnh mạn tính, chẳng hạn như viêm khớp nặng, bệnh celiac không được điều trị hoặc ung thư có thể khiến chiều cao của trẻ thấp hơn mong đợi.
- Bệnh di truyền: Trẻ em mắc một số tình trạng di truyền có thể khiến tầm vóc thấp hoặc cao. Ví dụ, những người mắc Hội chứng Down, Hội chứng Noonan hoặc Hội chứng Turner có xu hướng thấp hơn các thành viên khác trong gia đình, trong khi Hội chứng Marfan có thể khiến trẻ cao hơn.
Ngoài ra, các yếu tố như tập thể dục, môi trường ô nhiễm, mô hình giấc ngủ, khí hậu, thể thao, chế độ ăn uống và sức khỏe tâm lý cũng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.
Nếu bạn lo lắng về chiều cao của trẻ
Nếu bạn lo lắng về chiều cao của trẻ có thể phát triển quá nhanh hoặc quá chậm, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Nếu cần, bác sĩ nhi khoa có thể yêu cầu các xét nghiệm thêm. Một số xét nghiệm chư chụp X-quang bàn tay và cổ tay có thể cho thấy trẻ có thể phát triển như thế nào.
Các xét nghiệm khác cũng có thể giúp tìm ra nguyên nhân của các vấn đề về tăng trưởng và cách điều trị. Bạn cũng có thể được giới thiệu đến bác sĩ nội tiết nhi khoa, bác sĩ di truyền học nhi khoa, hoặc chuyên gia nhi khoa khác để được đánh giá và điều trị thêm.
Hãy hành động ngay
Hãy nhớ rằng, một khi trẻ kết thúc giai đoạn dậy thì, sự tăng trưởng sẽ ngừng lại. Một thiếu niên thấp bé có rất ít hoặc không có thời gian để bắt kịp tốc độ phát triển, trong khi trẻ nhỏ hơn vẫn có thời gian để được điều trị và phát triển chiều cao. Do đó hãy đừng trậm trễ, hành động ngay để con trẻ có được chiều cao tối ưu. Tham khảo: Gói khám tăng chiều cao tối ưu cho trẻ.
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.
BS. Đoàn Hồng
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Healthline