Giảm cân ở trẻ tuổi dậy thì

27/12/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Nhiều bố mẹ than vãn ở tuổi dậy thì trẻ thường ăn rất nhiều nhưng lại lười vận động dẫn đến tình trạng – trẻ tăng cân không hãm nổi. Đây là một trong những vấn đề về dinh dưỡng ở trẻ nhất là trong độ tuổi học đường.

Giảm cân ở trẻ tuổi dậy thì

Giảm cân ở trẻ tuổi dậy thì

 Để đánh giá trẻ thừa cân cần dựa vào những tiêu chí sau:

– Dựa vào biểu đồ tăng trưởng:

Chỉ số khối cơ thể BMI thường được dùng cho người lớn. Đối với trẻ học đường và vị thành niên có thể tính và đánh giá chỉ số BMI kết hợp với tra cứu biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi áp dụng cho đối tượng từ 2-20 tuổi như sau:

BMI =Cân nặng (kg) / ( Chiều cao (m)* Chiều cao(m))

Tra biểu đồ tỷ lệ tăng trưởng BMI nếu: 85% – 95% là thừa cân và có nguy cơ béo phì

Tra biểu đồ tỷ lệ tăng trưởng BMI nếu > 95% là béo phì

– Dựa vào thói quen ăn uống:

Thói quen ăn uống là yếu tố quan trọng tác động đến cân nặng của trẻ. Trong khi đó, do nhận thức sai hoặc do dễ dãi, nhiều người đã tạo cho con một chế độ ăn uống không phù hợp.

Đánh giá nhanh các bệnh nhân thừa cân về tình trạng sử dụng thực phẩm ăn nhanh cho thấy phần lớn trẻ em thừa cân/ béo phì đều có thói quen thích các đồ ăn nhanh và nước ngọt bánh kẹo ngọt. Nghiên cứu đã cho thấy, nguy cơ béo phì tăng 11 lần ở trẻ có thói quen ăn đồ rán hằng ngày và ăn bữa phụ trước khi đi ngủ; 6-8 lần ở trẻ ăn thích thịt mỡ, đường, uống nước ngọt hằng ngày.

– Dựa vào thói quen vận động:

Béo phì cũng tăng cao ở nhóm trẻ ít vận động.

Qua khảo sát về thói quen vận động thể dục của trẻ thì phần lớn trẻ thừa cân béo phì hiện nay thường dành khá nhiều thời gian để xem tivi, sử dụng các thiết bị điện tử di động và ít có thói quen tập luyện thể dục thể thao.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy Thời gian vận động (chạy, đi bộ, chơi thể dục thể thao) ở nhóm trẻ béo phì là 49 phút/ngày, trong khi ở trẻ bình thường là 68 phút. Ngược lại, thời gian dành cho các hoạt động tĩnh (đặc biệt là xem tivi) ở trẻ em béo phì cao hơn hẳn: 82 phút/ngày (so với trẻ bình thường là 50 phút). Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, những đứa trẻ  3 tuổi xem tivi nhiều hơn tám tiếng một tuần hoặc ngủ ít hơn 10-12 giờ mỗi đêm có nguy cơ tăng cân rất nhiều.

Bởi những đặc điểm trên nên việc điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt vận động là điều cần thực hiện ở những trẻ thừa cân.

Obesity Increases Early Puberty | Yeditepe University

Những sai lầm trong việc giảm cân ở trẻ độ tuổi dậy thì

Nhiều trẻ (nhất là bé gái) sợ béo bèn kiêng tuyệt đối như: không ăn mỡ, không ăn cơm và nhịn hoàn toàn bữa tối… Điều này là hoàn toàn không đúng.

Không ăn mỡ: ở trẻ chất béo trong thức ăn cần thiết giúp tiêu hoá và hấp thu vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K, tham gia vào thành phần của một số loại hormon, cần cho hoạt động bình thường của hệ nội tiết và sinh dục.

Do vậy kể cả trẻ thừa cân béo phì, để không ảnh hưởng đến những chức năng quan trọng trên, chúng ta không được cắt bỏ hoàn toàn chất béo trong bữa ăn, mà cần đảm bảo đủ nhu cầu chất béo cho trẻ với trẻ thừa cân thì nhu cầu năng lượng từ chất béo vẫn nên đảm bảo khoảng 20% vì dưới 10% có thể gây ra các vấn đề về còi xương, chậm phát triển chiều cao…

Không phải tất cả các chất béo đều làm tăng cân. Nên ăn các thức ăn nguồn gốc động vật có hàm lượng lipid cao và vẫn tốt cho sức khỏe là mỡ cá, sữa không đường, pho mát, lòng đỏ trứng, và cân đối sử dụng các thực phẩm nguồn gốc thực vật có hàm lượng béo cao là dầu thực vật, lạc, vừng, đậu tương, hạt diều, hạt dẻ

Không ăn cơm: glucid cung cấp năng lượng cho các hoạt động và chức năng quan trọng nhất của cơ thể, cấu tạo nên tế bào và các mô, hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh, điều hòa hoạt động của cơ thể, chiếm 55-65% tổng năng lượng khẩu phần. Các glucid, glucose là chất đốt của não bộ, là nhiên liệu giúp não bộ hoạt động nên không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Khi glucose cần thiết để cung cấp cho tế bào não sụt giảm sẽ ảnh hưởng tới tư duy, trí nhớ và học tập…Nghiên cứu cũng chỉ rõ, nếu không ăn các thực phẩm giàu chất bột đường, nữ giới có khả năng mất trí nhớ.

Nhịn ăn tối: Nhịn ăn tối, sau 1 giấc ngủ kéo dài tới sáng khiến cho dạ dày không được cung cấp năng lượng trong suốt 8-10 tiếng. Trong khoảng thời gian này, cơ chế hoạt động tự nhiên của dạ dày vẫn tiết ra axit dạ dày gây tình trạng kích thích và có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Khi bỏ bữa tối nên cơ thể sẽ càng kích thích trẻ ăn nhiều hơn vào bữa sáng và bữa trưa để bù đắp năng lượng. Sau 1 đêm ngủ và hết năng lượng cơ thể sẽ có xu hướng hấp thu dinh dưỡng nhiều hơn. Nếu ăn bữa sáng có nhiều tinh bột chất béo thì cơ thể có thể hập thụ toàn bộ lượng chất này.

Dưới đây là những lưu ý để gia đình có thể giúp cho trẻ thừa cân béo phì, tăng cân nhanh trong độ tuổi dậy thì có thể kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả hơn

Cha mẹ nên giúp con tránh xa các thói quen xấu gây tăng cân

  • Ăn vặt
  • Xem tivi trong lúc ăn: Khi bị mất tập trung, con sẽ không để ý rằng mình đã no.
  • Uống nhiều nước ngọt và nước trái cây
  • Ăn các đồ ăn nhanh chiên dầu mỡ
  • Dành hàng giờ liền ngồi trước máy tính hay tivi: khiến trẻ lười vận động, hơn nữa 
  • Ăn quá nhiều trong các bữa ăn: khi trẻ trong giai đoạn dậy thì chuyển hóa cơ thể tăng lên, nhu cầu ăn của trẻ cũng tăng nên rất dễ ăn quá nhiều

Tăng cường sinh hoạt vận động:

  • Dành ra khoảng 30 phút  vào sáng chiều cho việc tập luyện các môn thể thao hữu ích như: Đi bộ, đạp xe, bóng rổ, bóng chuyền
  • Tập thể thao vào trước 8h sáng hoặc sau 16h chiều để cơ thể vừa giảm cân vừa giúp hấp thụ vitamin D để phát triển chiều cao tốt hơn.

Chế độ ngủ nghỉ:

  • Thay đổi ngay thói quen thức khuya bằng cách đi ngủ sớm, lên giường trước 10h tối và ngủ sâu giấc vào 11h đêm – 2, 3h sáng – khi hormone tăng trưởng sản sinh ra nhiều nhất, tạo điều kiện cho chiều cao phát triển tối ưu. Không cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

Không nên chê bai ngoại hình, gây áp lực cho trẻ

Theo dõi sự tăng trưởng về chiều cao cân nặng của trẻ thường xuyên.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

BS. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY