Nếu bạn đang gặp vấn đề về tuyến giáp, bạn có thể đã nghe đến goitrogens. Nhưng goitrogens có thực sự xấu và có cần tránh sử dụng các thực phẩm có chứa chất này không?
Contents
Goitrogens là gì?
Goitrogens là các hợp chất can thiệp vào chức năng bình thường của tuyến giáp. Chất này khiến tuyến giáp khó sản xuất các hormone mà cơ thể bạn cần cho chức năng trao đổi chất bình thường. Mối liên hệ giữa goitrogens và chức năng tuyến giáp lần đầu tiên được mô tả vào năm 1928, khi các nhà khoa học quan sát thấy tuyến giáp phì đại ở thỏ ăn bắp cải tươi. Khám phá này dẫn đến giả thuyết rằng các chất trong một số loại rau có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp khi tiêu thụ quá mức. Từ đó, goitrogens đã được xác định trong nhiều loại thực phẩm.
Các loại Goitrogens được tìm thấy trong thực phẩm
Có ba loại Goitrogens chính đã được tìm thấy bao gồm: Goitrins, Thiocyanates, Flavonoid. Goitrins và thiocyanat được tạo ra khi cây bị hư hại, chẳng hạn như khi chúng được cắt lát hoặc nhai. Flavonoid tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm. Một số ví dụ bao gồm resveratrol trong rượu vang đỏ và catechin trong trà xanh.
Flavonoid thường được coi là chất chống oxy hóa lành mạnh, nhưng một số trong số chúng có thể được chuyển hóa thành các hợp chất gây goitrogenic bởi vi khuẩn đường ruột của cơ thể.
Goitrogens có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp
Đối với những người có vấn đề về tuyến giáp, việc tiêu thụ nhiều goitrogens có thể làm suy giảm chức năng tuyến giáp do:
-
- Chặn hấp thu Iod: Goitrogens có thể ngăn cản Iod xâm nhập vào tuyến giáp, cần thiết để sản xuất hormone tuyến giáp.
- Cản trở TPO: Enzyme peroxidase (TPO) của tuyến giáp tham gia vào quá trình gắn iốt vào acid amin tyrosine. Iod và tyrosin cùng nhau tạo ra hormone tuyến giáp.
- Giảm TSH: Goitrogens có thể tác động vào hormone kích thích tuyến giáp (TSH), giúp tuyến giáp sản xuất hormone.
Khi chức năng của tuyến giáp bị gián đoạn, tuyến giáp sẽ gặp khó khăn trong việc sản xuất các hormone điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về kiểm soát nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, sản xuất protein, nồng độ canxi trong máu và cách cơ thể sử dụng chất béo và tinh bột.
Cơ thể có thể bù đắp sự giảm sản xuất hormone tuyến giáp bằng cách giải phóng nhiều TSH hơn, thúc đẩy tuyến giáp sản xuất nhiều hormone hơn. Tuy nhiên, tuyến giáp hoạt động không đáp ứng được với TSH. Tuyến giáp bù đắp bằng cách phát triển nhiều tế bào hơn, dẫn đến sự phì đại hay còn được gọi là bướu cổ.
Goitrogens có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác
Nếu tuyến giáp không thể sản xuất đủ hormone có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm:
-
- Suy giảm tinh thần: Trong một nghiên cứu, chức năng tuyến giáp kém làm tăng 81% nguy cơ suy giảm tinh thần và mất trí nhớ ở những người dưới 75 tuổi.
- Bệnh tim mạch: Chức năng tuyến giáp kém có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh tim cao hơn 2–53% và nguy cơ tử vong do bệnh này cao hơn 18–28%.
- Tăng cân: Trong một nghiên cứu kéo dài hơn 3 năm, những người có chức năng tuyến giáp kém đã tăng thêm 2,3kg cân nặng.
- Béo phì: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người có chức năng tuyến giáp suy giảm có nguy cơ béo phì cao hơn 20-113%.
- Chậm phát triển của thai nhi: Mức độ thấp của hormone tuyến giáp trong thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng đầu, có thể làm gián đoạn sự phát triển não bộ của thai nhi.
- Gây gãy xương: Một nghiên cứu cho thấy những người có chức năng tuyến giáp kém có nguy cơ gãy xương hông cao hơn 38% và nguy cơ gãy không phải cột sống cao hơn 20%.
Tham khảo ngay:
>> Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch
>> Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường chuẩn nhất
Những thực phẩm chứa nhiều goitrogens
Nhiều loại thực phẩm đáng ngạc nhiên có chứa goitrogens, bao gồm rau, trái cây, thực vật giàu tinh bột và thực phẩm làm từ đậu nành:
-
- Rau cải: Cải thìa, súp lơ xanh, bắp cải Brucxen, cải bắp, súp lơ trắng, cải xanh, su hào, rau chân vịt, củ cải…
- Trái cây và các loại củ có chứa tinh bột: Măng, khoai mì, ngô, đậu lima, hạt lanh, hạt kê, quả đào, đậu phộng, hạt lê, dâu tây, khoai lang.
- Thực phẩm từ đậu nành: Đậu phụ, tempeh, Edamane, sữa đậu nành.
Làm thế nào để giảm thiểu ảnh hưởng của Goitrogens?
Nếu bạn đang gặp vấn đề về tuyến giáp hoặc lo ngại về ảnh hưởng của goitrogens trong chế độ ăn, có một số cách đơn giản để giảm ảnh hưởng của chất này:
-
- Thay đổi thực phẩm trong chế độ ăn: Ăn nhiều loại thực phẩm thực vật sẽ giúp hạn chế lượng goitrogens bạn tiêu thụ. Ngoài ra, nó sẽ giúp bạn có đủ vitamin và khoáng chất
- Nấu chín tất cả các loại rau: Điều này giúp phá vỡ enzym myrosinase, giảm goitrogens.
- Chần qua rau: Nếu bạn thích xay các loại rau thành sinh tố, hãy chần qua rau sau đó để ngâm với nước đá. Điều này sẽ làm hạn chế tác động của goitrogens đến tuyến giáp.
- Tăng lượng Iod và selenium: Bổ sung đủ Iod và selen cũng có thể giúp hạn chế tác động của goitrogens. Trên thực tế, thiếu Iod là một yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với rối loạn chức năng tuyến giáp.
Có nên quá lo lắng về Goitrogens?
Câu trả lời chung là không. Trừ khi chức năng tuyến giáp của bạn đã bị suy giảm, bạn nên hạn chế các thực phẩm chứa goitrogens. Thêm vào đó, khi những thực phẩm này được nấu chín và tiêu thụ ở mức độ vừa phải, những thực phẩm này sẽ an toàn cho tất cả mọi người – ngay cả những người có vấn đề về tuyến giáp. Thực tế là hầu hết các loại thực phẩm có chứa goitrogens đều rất bổ dưỡng. Do đó, mối lo ngại từ goitrogens là không đáng kể so với lợi ích sức khỏe mà những thực phẩm này mang lại.
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
BS. Tùng Duy
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Healthline