Có một câu hỏi đặt ra là: Chất dinh dưỡng nào mà thường thiếu nhiều nhất trong chế độ dinh dưỡng của con bạn?
Trong khi mọi người thường cho là calci thì câu trả lời đúng phải là sắt.
Mặc dù trong các nguồn thực phẩm hằng ngày có thể chứa rất nhiều sắt hoặc được bổ sung thêm sắt nhưng con bạn vẫn có thể sẽ tiêu thụ và hấp thu ít hơn nhiều lượng sắt cần thiết cho sự phát triển của cơ thể trẻ. Và trong đó, các bạn gái vị thành niên thường có nguy cơ thiếu sắt rất cao.
Khi trẻ lớn lên, khối cơ cũng phát triển theo và thể tích tuần hoàn cũng tăng, do đó làm tăng nhu cầu đối với sắt. Các bạn gái cũng cần được cung cấp sắt để bù đắp cho lượng mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt. Những người có thói quen ăn chay có thể có nguy cơ thiếu hụt sắt cao hơn do sắt chứa rất ít trong thực vật. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng những thanh thiếu niên thừa cân hay béo phì cũng là những đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao.
Chức năng của sắt trong cơ thể
Sắt đóng vai trò quan trọng hỗ trợ nhiều chức năng của cơ thể do sắt trong máu giúp vận chuyển oxy tới phổi, cơ và các bộ phận khác. Sắt cũng có liên quan đến hoạt động của não bộ và giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Đối với trẻ vị thành niên, thiếu sắt có thể gây nên rất nhiều triệu chứng bao gồm mệt mỏi, thở gấp, dễ bị cảm lạnh và nhiễm trùng, kém tập trung trong học tập, da xanh tái, choáng váng, tim đập nhanh, đau đầu, móng tay mỏng, giòn, lõm và trắng bệch. Những thanh thiếu niên thường luyện tập thể thao sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức trong quá trình tập luyện.
Cách bổ sung sắt cho trẻ vị thành niên
Tăng cường những thực phẩm giàu sắt trong chế độ dinh dưỡng của con bạn cần được thực hiện ở mọi bữa ăn trong ngày.
Các thực phẩm giàu sắt bao gồm:
Sắt có nguồn gốc từ động vật (sắt hem) dễ hấp thu nhất, trong khi sắt nguồn gốc thực vật có thể sử dụng kèm với các thực phẩm giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thụ. Ví dụ như bạn có thể cho trẻ ăn ngũ cốc dinh dưỡng bổ sung sắt kèm với nước ép bưởi, đậu nấu chín với cà chua. Nấu thức ăn trong những dụng cụ bằng sắt cũng có thể làm tăng thêm lượng sắt trong món ăn.
Một số đồ ăn và thức uống có thể hạn chế việc hấp thu sắt của cơ thể khi ăn uống cùng một lúc. Do vậy, hãy hỏi ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn xây dựng được một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và cung cấp đủ sắt cho trẻ đồng thời hạn chế những tương tác bất lợi giữa các chất.
Việc bổ sung sắt bằng thực phẩm chức năng chỉ nên làm khi có chỉ định của bác sỹ và trẻ phải được theo dõi chặt chẽ bằng việc xét nghiệm máu định kỳ do hàm lượng sắt quá cao cũng có thể gây hại cho cơ thể.