Hướng dẫn bổ sung sắt đúng cách và hiệu quả

22/11/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Sắt là một khoáng chất quan trọng với nhiều vai trò trong cơ thể. Nó đặc biệt quan trọng trong việc giữ cho các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Một số người không có đủ sắt trong cơ thể, việc dùng TPCN bổ sung sắt có thể giúp đưa khoáng chất này trở lại mức bình thường.

Gần 70% nguồn sắt trong cơ thể nằm trong huyết sắc tố. Đây là một loại protein trong các tế bào hồng cầu mang oxy trong máu từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể.

Có những dạng sắt bổ sung nào?

Có rất nhiều loại TPCN bổ sung sắt, mỗi loại chứa lượng sắt khác nhau. Hai dạng phổ biến của chất bổ sung sắt là dạng viên nén và dạng lỏng. Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn, vì vậy một số nhà sản xuất thuốc bổ sung sắt sẽ thêm vitamin C vào công thức.

Tham khảo ngay: Gói khám, tư vấn sàng lọc vi chất dinh dưỡng cho người trưởng thành.

Các loại sắt trong TPCN bao gồm:

  • Sắt II sunfat
  • Sắt gluconat 
  • Sắt citrat
  • Sắt III sunfat

Bổ sung sắt trong những trường hợp nào?

Tình trạng phổ biến nhất cần bổ sung sắt là thiếu máu do thiếu sắt. Những người bị thiếu máu do thiếu sắt không có đủ các tế bào máu khỏe mạnh để mang oxy đến các bộ phận cần thiết của cơ thể. Điều này là do thiếu sắt trong máu. Sử dụng TPCN bổ sung sắt có thể nâng lượng sắt trong cơ thể lên mức bình thường khỏe mạnh.

Tham khảo thêm: Làm thế nào để tăng sự hấp thụ sắt từ thực phẩm?

Ngoài ra, cơ thể bạn có thể thiếu sắt nhưng không thiếu máu thiếu sắt. Những người bị thiếu sắt có các triệu chứng tương tự như thiếu máu do thiếu sắt, bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Da nhợt nhạt
  • Suy nhược cơ thể

Thiếu sắt có thể phát triển do:

  • Mang thai: Phụ nữ mang thai có thể bị thiếu sắt. Điều này là do nhu cầu về các tế bào hồng cầu mới để hỗ trợ thai nhi tăng lên. Một đánh giá có hệ thống cho thấy việc bổ sung sắt trong khi mang thai làm giảm nguy cơ bị thiếu sắt.
  • Mất máu: Mất máu do kinh nguyệt nhiều, thoát vị hoặc chảy máu đường tiêu hóa có thể gây thiếu sắt và cần bổ sung sắt.
  • Ung thư: Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy tình trạng thiếu sắt phổ biến ở những người bị ung thư.
  • Chế độ ăn uống: Một số người không ăn chế độ giàu chất sắt có thể bị thiếu hụt.
  • Kém hấp thu: Một số bệnh, chẳng hạn như bệnh celiac, bệnh Crohn, xơ nang và viêm tụy mãn tính – có thể khiến cơ thể khó hấp thụ sắt hơn.

Mọi người cũng có thể bổ sung sắt cho chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc để nâng cao thành tích thể thao. Một số nghiên cứu cho thấy rằng mức độ sắt thấp có thể liên quan đến chứng tăng động giảm chú ý. Ngoài ra, một đánh giá có hệ thống cho thấy thành tích của các vận động viên bị thiếu sắt nhẹ được cải thiện sau khi bổ sung sắt.

Những tác dụng phụ của bổ sung sắt

Dùng liều lượng sắt thích hợp sẽ không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những người dùng chất bổ sung sắt có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Tiêu chảy
  • Đầy hơi
  • Táo bón
  • Buồn nôn

Trong hầu hết các trường hợp, những tác dụng phụ này sẽ giảm dần khi cơ thể điều chỉnh để bổ sung.

Có quá nhiều chất sắt trong cơ thể cũng có thể là vấn đề. Hemochromatosis, hay rối loạn quá tải sắt, khiến sắt tích tụ trong cơ thể. Nếu không được điều trị, rối loạn quá tải sắt có thể làm hỏng các cơ quan của cơ thể, bao gồm tim, gan và tuyến tụy. Nếu bạn uống nhiều hơn liều lượng bổ sung sắt được khuyến nghị, bạn có thể bị ngộ độc sắt.

Liều lượng bổ sung sắt

Liều lượng sắt mà mỗi người cần có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và việc họ có đang mang thai hoặc cho con bú hay không. Theo NIH, lượng sắt được khuyến nghị hàng ngày, tính bằng miligam (mg), như sau:

Tuổi Nam Nữ PNMT* PNCCB**
0-6 tháng 0,27mg 0,27mg    
7-12 tháng 11mg 11mg    
1-3 tuổi 7mg 7mg    
4-8 tuổi 10mg 10mg    
9-13 tuổi 8mg 8mg    
14-18 tuổi 11mg 15mg 27mg 10mg
19-50 tuổi 8mg 18mg 27mg 9mg
Trên 51 tuổi 8mg 8mg    

*PNMT: phụ nữ mang thai

**PNCCB: phụ nữ cho con bú

Lựa chọn thay thế

Hiện tại, có rất ít lựa chọn thay thế cho việc bổ sung sắt. Tuy nhiên, một giải pháp thay thế khả thi là chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt. Ăn thực phẩm giàu chất sắt với nguồn vitamin C dồi dào trong cùng một bữa ăn có thể cải thiện khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.

Các loại thực phẩm sau đây có nhiều vitamin C:

  • Cam
  • Bông cải xanh
  • Khoai tây
  • Ớt chuông
  • Dâu tây

Tóm lại, sắt là một khoáng chất quan trọng giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Nếu một người không có đủ chất sắt trong cơ thể, chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể khuyên bạn nên ăn một chế độ ăn giàu chất sắt hoặc uống thuốc bổ sung sắt.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

Hoàng Hà Linh

Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo Medical News Today



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY