Kiến thức cơ bản về dinh dưỡng trẻ em dành cho cha mẹ

01/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Ngày nay, vấn đề dinh dưỡng cho trẻ được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Bạn có thể tự hỏi rằng liệu con mình có đang ăn đủ chất không? Con có nhận đủ canxi không? Con có đang ăn quá nhiều chất béo?…

Kiến thức cơ bản về dinh dưỡng trẻ em dành cho cha mẹ

Cho dù là trẻ lớn hay trẻ nhỏ, dinh dưỡng đều rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Trẻ dưới 1 tuổi

Trong giai đoạn này, dinh dưỡng của trẻ chỉ xoay quanh sữa, cho dù đó là sữa mẹ, sữa công thức hay kết hợp cả hai. Sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ cung cấp gần như mọi chất dinh dưỡng mà bé cần trong năm đầu đời. Vào khoảng 6 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đã sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm. Bởi vì sữa mẹ có thể không cung cấp đủ sắt và kẽm khi trẻ được khoảng 6 – 9 tháng tuổi. Với trẻ ăn dặm, bạn nên bổ sung đầy đủ chất béo và chất đạm cho con. Mặc dù các khuyến nghị nêu rõ việc hạn chế chất béo ở một số trẻ sơ sinh là phù hợp, nhưng nói chung, chất béo lành mạnh rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ và thần kinh của trẻ sơ sinh. Cùng với đó, chất đạm sẽ cung cấp lượng sắt, kẽm thiếu hụt nếu trẻ chỉ bú mẹ.

Trẻ mới biết đi & Trẻ mẫu giáo

Trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo phát triển nhanh chóng và sự thèm ăn của chúng cũng đến và đi đột ngột. Vì vậy, trẻ có thể ăn rất nhiều vào một ngày và sau đó hầu như không ăn gì vào ngày hôm sau. Đó là điều bình thường, miễn là bạn vẫn duy trì cung cấp cho con 1 bữa ăn lành mạnh thì con sẽ không bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Canxi là chất cần thiết để phát triển xương và răng chắc khỏe. Sữa là nguồn cung cấp canxi cần thiết tốt nhất. Vì vậy, cha mẹ nên duy trì bổ sung sữa cho con. Cùng với canxi, chất xơ là một trọng tâm quan trọng khác mà bố mẹ không nên bỏ qua. Trẻ chập chững biết đi bắt đầu nói “không” nhiều hơn và trẻ mẫu giáo có thể đặc biệt kiên định về những gì chúng ăn. Những đứa trẻ có thể không thích ăn rau, nhưng đây thực sự là thời điểm để khuyến khích trẻ ăn trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Bởi tất cả đều cung cấp chất xơ. Chất xơ không chỉ ngăn ngừa bệnh tim và các bệnh tật khác mà còn giúp hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón – tình trạng thường gặp của trẻ trong độ tuổi này.

Đọc thêm bài viết: Dinh dưỡng cho trẻ: Hướng dẫn chế độ ăn lành mạnh

Học sinh tiểu học

Không có gì lạ khi một đứa trẻ 6 hoặc 7 tuổi đột nhiên quyết định ăn chay khi chúng hiểu động vật và thức ăn đến từ đâu. Điều này không có nghĩa là con bạn sẽ không nhận đủ chất đạm; thức ăn từ động vật không phải là nguồn duy nhất cung cấp protein. Gạo, đậu, trứng, sữa và bơ đậu phộng đều có protein. Vì vậy, cho dù con bạn “không ăn thịt” trong một tuần hay suốt đời thì bé vẫn có thể nhận đủ lượng protein cần thiết.

Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm mà những đứa trẻ lần đầu tiên đến trường và có nhiều lựa chọn hơn về những gì chúng ăn, đặc biệt nếu chúng tự mua ở căng tin. Bánh ngọt, kẹo, khoai tây chiên và các món ăn nhẹ khác có thể trở thành thực phẩm yêu thích của trẻ. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này thường chứa rất nhiều đường, chất béo xấu và natri. Cơ thể cần carbs (đường), chất béo và natri, nhưng nên ăn ở mức độ vừa phải, vì quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân mất kiểm soát và các vấn đề sức khỏe khác. Các bậc phụ huynh nên tự chuẩn bị một bữa trưa cho con hoặc đăng ký ăn bán trú ở trường để hạn chế trẻ ăn những thực phẩm không lành mạnh khác. Đồng thời, khuyến khích trẻ chọn những loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe.

Trẻ vị thành niên

Khi tuổi dậy thì bắt đầu, trẻ cần nhiều calo hơn để hỗ trợ nhiều thay đổi mà cơ thể sẽ trải qua. Thật không may, trẻ vị thành niên  thời nay thường nạp vào lượng calo dư thừa từ thức ăn nhanh hoặc thức ăn “rác” có ít giá trị dinh dưỡng. Không chỉ vậy, tuổi vị thành niên cũng là thời gian trẻ bắt đầu ý thức về cân nặng và hình ảnh cơ thể của mình. Đối với một số trẻ, điều này có thể dẫn đến rối loạn ăn uống hoặc các hành vi không lành mạnh khác. Do đó, cha mẹ nên nhận thức được những thay đổi trong cách ăn uống của con mình và ưu tiên những bữa tối tự nấu tại nhà.

Giống như lượng calo, nhu cầu canxi của trẻ ở trong độ tuổi này cũng cao hơn. Canxi quan trọng hơn bao giờ hết trong những năm trẻ vị thành niên vì phần lớn khối lượng xương được hình thành trong thời gian này. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên khuyến khích trẻ uống sữa, ăn các sản phẩm từ sữa hoặc các sản phẩm thay thế giàu canxi để giúp trẻ nhận được nhiều canxi hơn.

Ngoài ra, giới tính của con cũng có thể đóng một vai trò trong việc trẻ cần nhiều một số chất dinh dưỡng cụ thể. Ví dụ, các cô gái tuổi teen cần nhiều chất sắt hơn các bạn nam để bù lượng sắt đã mất trong kỳ kinh nguyệt và nam giới cần nhiều protein hơn một chút so với nữ giới. Mặc dù để con bạn ăn uống lành mạnh ở bất kể trẻ ở độ tuổi nào có thể là một trận chiến dai dẳng, nhưng nó rất đáng để chiến đấu. Một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ trở thành một người lớn khỏe mạnh. Và điều đó chỉ có thể đạt được khi có sự hỗ trợ cũng như hướng dẫn của các bậc phụ huynh.

Đọc thêm bài viết: 20 lầm tưởng phổ biến về dinh dưỡng và thực phẩm

Nhắc trẻ uống nước

Nước chiếm hơn một nửa trọng lượng cơ thể của trẻ em và cần thiết để giữ cho tất cả các bộ phận của cơ thể hoạt động bình thường. Không có lượng nước cụ thể được khuyến nghị cho trẻ em, nhưng bạn nên cho trẻ uống nước suốt cả ngày, không chỉ khi trẻ khát. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh thường không cần nước trong năm đầu đời. Nếu con bạn không thích mùi vị của nước, hãy thêm một chút chanh để tạo hương vị. Trái cây và rau cũng là nguồn cung cấp nước tốt. Trẻ em nên uống nhiều nước hơn khi bị ốm, khi trời nóng hoặc khi tham gia các hoạt động thể chất.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 024.3633.5678

Hoàng Hà Linh – Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo Healthy Children



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY