Làm gì khi trẻ chán ăn?

01/03/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Nhiều bậc phụ huynh có thể gặp các tình huống như trẻ sẽ không muốn ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như các loại thịt, rau củ tươi, thay vào đó trẻ sẽ chỉ muốn ăn các thực phẩm như bánh quy, bánh mỳ bơ hay các đồ ăn vặt khác.

Sữa XO Kid Hàn Quốc dành cho trẻ biếng ăn Picky Eater, lon 400g - suachobeyeu.vn

Trước khi mỗi bữa ăn biến thành “cuộc chiến” giữa bạn và trẻ, hãy nhớ rằng tình trạng chán ăn là một vấn đề khá phổ biến với trẻ em. Và trong hầu hết các trường hợp, chán ăn không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và có thể xảy ra do:

  • Sở thích của trẻ
  • Trẻ chưa đói
  • Trẻ đang làm quen với các loại thực phẩm mới
  • Trẻ đang mắc một số bệnh

Tuy nhiên đôi khi các chán ăn có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Và bạn cũng không muốn việc chán ăn có thể trở thành một thói quen không tốt của trẻ. Vì vậy điều quan trọng là phải hiểu tại sao trẻ không muốn ăn, cũng như tìm cách khích thích cho trẻ có hứng thú với đồ ăn hơn.

Xem thêm: Cần cảnh giác trước tình trạng béo phì ở trẻ mới biết đi

Liệu có phải trẻ chỉ đang kén ăn?

Khi một đứa trẻ không chịu ăn, điều đầu tiên các bậc phụ huynh có thể nghĩ đến sẽ là trẻ kén ăn. Nhưng liệu có phải thực sự là như vậy?

Kén ăn thường là tình trạng từ chối ăn một số loại thực phẩm hoặc chỉ muốn ăn đi ăn lại cùng một loại thực phẩm mà trẻ muốn ăn. Nếu chế độ ăn chỉ tập chung vào những thực phẩm theo sở thích của trẻ, việc này có thể dẫn đến một số tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng trong chế độ ăn.

Dù với bất cứ nguyên nhân gì, bạn cũng không nên cố ép trẻ ăn. Điều này có thể gây ra những ác cảm đối với thức ăn ở trẻ. Bạn có thể vẫn chế biến những loại thực phẩm mà trẻ ưa thích đồng thời bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ em với các món ăn khác vào bữa ăn của trẻ.

Hạn chế sự xao nhãng trong giờ ăn

Sử dụng hoặc xem máy tính bảng, điện thoại thông minh và TV trong giờ ăn có thể khiến trẻ mất hết hứng thú với việc ăn uống. Mặc dù trong nhiều trường hợp, các bậc phụ huynh thường cho trẻ sử dụng nhưng thiết bị này nhằm mục đích dỗ trẻ ăn, nhưng bạn nên hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử và những thứ gây xao nhãng khác trong khi ăn.

Tập trung vào thức ăn, cuộc trò chuyện và gắn kết gia đình là một lựa chọn tốt để luyện tập cho trẻ ăn uống dễ dàng hơn. Ngoài ra, hãy đảm bảo khu vực ăn uống như bếp hoặc bàn ăn được thoải mái và mọi người đều có không gian để thưởng thức bữa ăn của mình. Sử dụng ghế nâng hoặc tìm một chiếc ghế vừa vặn với trẻ để trẻ có thể thoải mái thưởng thức bữa ăn của mình.

Chuẩn bị một phần ăn vừa đủ

Có thể vấn đề không phải là trẻ không chịu ăn mà là trẻ không thể ăn hết thức ăn được bố mẹ chuẩn bị. Hãy nhớ rằng, trẻ em không cần nhiều thức ăn như người lớn. Vì vậy, nếu bạn chuẩn bị quá nhiều thức ăn cho trẻ, trẻ có thể gặp khó khăn và không ăn hết lượng thức ăn này.

Không cho trẻ ăn quá gần với giờ đi ngủ

Bắt trẻ ăn khi trẻ đang buồn ngủ hoặc khi trẻ đang chơi có thể là một thử thách. Vì vậy các bậc phụ huynh nên sắp xếp các bữa ăn không quá gần thời điểm trẻ đi ngủ hoặc trong lúc trẻ đang chơi đùa. Bạn cũng có thể sắp xếp nhiều bữa ăn nhỏ để phù hợp với thời gian biểu của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Phòng khám Dinh dưỡng cho trẻ em uy tín đáng tin cậy

Loại bỏ căng thẳng trong giờ ăn

La mắng hoặc thúc ép trẻ ăn quá mức có thể sẽ khiến trẻ sợ hãi và khóc, và trẻ sẽ không muốn ăn bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Thay vào đó, bạn nên khuyến khích việc ăn uống của trẻ và đừng tạo áp lực quá lớn cho trẻ.

Cho trẻ tham gia chuẩn bị đồ ăn

Cho phép trẻ giúp bạn chọn thức ăn mới để trẻ có thể thử. Khuyến khích trẻ cùng bạn lên thực đơn, mua sắm và chuẩn bị thức ăn. Nếu trẻ giúp chuẩn bị bữa ăn, trẻ có thể sẽ hào hứng hơn khi ăn.

Giảm thức ăn và đồ uống trong các bữa phụ

Một số trẻ không chịu ăn khi chúng đã ăn quá nhiều đồ ăn nhẹ hoặc đồ uống trong ngày. Trẻ có dạ dày nhỏ nên trẻ sẽ dễ bị no hơn khi ăn nhiều vào các bữa phụ, từ đó khiến cho trẻ không muốn ăn bữa chính hoặc ăn ít hơn.

Hiểu cách ăn uống của trẻ

Tùy thuộc vào cách ăn uống của trẻ, trẻ có thể đòi hỏi nhiều hơn hoặc ít hơn thức ăn vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Vì vậy, mặc dù trẻ có thể từ chối ăn vào bữa tối, nhưng trẻ có thể ăn nhiều vào bữa sáng hoặc bữa trưa.

Lời kết

6 Strategies for Picky Eaters

Chán ăn là một thách thức phổ biến khi nuôi dạy con cái. Điều này có thể gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh, nhưng tình trạng này hoàn toàn bình thường và chỉ mang tính chất tạm thời. Tìm được gốc rễ nguyên nhân trẻ chán ăn theo hương tích cực có thể giúp giải quyết vấn đề và giúp trẻ tốt hơn. Bạn cũng có thể liên hệ Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM để được tư vấn kỹ hơn về chế độ ăn phù hợp nhất cho trẻ.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia chế độ ăn và sinh hoạt thích hợp để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

BS. Tùng Duy

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY