Làm thế nào để tăng lượng hemoglobin?

06/06/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Bạn có thể tăng lượng hemoglobin trong cơ thể thông qua thay đổi chế độ ăn và sử dụng chất bổ sung. Tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ khi thực hiện những sự thay đổi này. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về hemoglobin và làm thế nào để tăng lượng hemoglobin tại bài viết dưới đây.

Làm thế nào để tăng lượng hemoglobin? | viamclinic.vn

Hemoglobin là một protein có trong tế bào hồng cầu giúp tế bào này mang oxy đến toàn bộ cơ thể. Hemoglobin còn giúp vận chuyển carbon dioxide từ tế bào về phổi để đào thải ra bên ngoài. Theo y học, lượng hemoglobin thấp là khi nồng độ của loại protein này thấp hơn 13.5g mỗi decilit ở nam giới và 12g mỗi decilit ở nữ giới. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng hemoglobin thấp gồm:

  • Thiếu máu thiếu sắt
  • Mang thai
  • Bệnh lý về gan
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Ngoài ra, một số người có số lượng hemoglobin thấp tự nhiên mà không có bất kỳ nguyên nhân cơ bản nào. Những trường hợp khác có thể gặp  nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào.

Những thực phẩm giàu sắt và folate giúp tăng hemoglobin

Sắt đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất hemoglobin. Một loại protein gọi là transferrin liên kết với sắt và vận chuyển sắt đi khắp cơ thể. Điều này giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu, chứa hemoglobin.

Bước đầu tiên để giúp tăng cường lượng hemoglobin trong cơ thể là bắt đầu ăn nhiều chất sắt hơn. Thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm:

  • Gan và nội tạng động vật
  • Động vật có vỏ
  • Thịt bò
  • Bông cải xanh
  • Rau cải xoăn
  • Rau chân vịt
  • Đậu xanh
  • Rau bắp cải
  • Đậu lăng
  • Đậu phụ
  • Khoai tây nướng
  • Các loại bánh mỳ hoặc ngũ cốc nguyên cám

Đọc thêm bài viết: 7 vi chất dinh dưỡng hay thiếu hụt ở người trưởng thành

Folate là một loại vitamin B mà cơ thể sử dụng để sản xuất săt heme, một phần của tế bào hồng cầu có chứa hemoglobin. Khi cơ thể thiếu folate, các tế bào hồng cầu không thể trưởng thành, và gây ra bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ. Một số thực phẩm giàu folate mà bạn có thể bổ sung từ chế độ ăn gồm:

  • Thịt bò
  • Rau chân vịt
  • Đậu đen
  • Quả bơ
  • Rau xà lách
  • Gạo
  • Đậu thận
  • Củ lạc

Sử dụng thực phẩm bổ sung sắt

Sử dụng thực phẩm bổ sung sắt | viamclinic.vn

Nếu cơ thể thiếu nhiều hemoglobin, bạn có thể cần sử dụng chất bổ sung sắt bằng đường uống. Tuy nhiên, quá nhiều chất sắt có thể gây ra tình trạng gọi là bệnh hemochromatosis. Bệnh này có thể dẫn đến các bệnh về gan như xơ gan và các tác dụng phụ khác, chẳng hạn như táo bón, buồn nôn và nôn.

Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ về liều sử dụng an toàn và cũng như liều tối ta có thể sử dụng. Theo Viện Y học Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến nghị, nam giới trưởng thành nên bổ sung 8mg sắt mỗi ngày trong khi đó nữ giới trưởng thành nên bổ sung 18mg mỗi ngày. Và đối với phụ nữ mang thai, họ nên bổ sung 27mg sắt mỗi ngày.

Bạn nên chú ý để các loại thuốc bổ sung sắt ngoài tầm với của trẻ, hoặc nếu với trẻ bị thiếu máu, bạn cần lựa chọn loại phù hợp. Do trẻ có thể tích máu thấp hơn nên trẻ cũng sẽ dễ bị ngộ độc sắt hơn.

Làm thế nào để hấp thụ sắt hiệu quả

Cho dù bạn đã tăng lượng sắt thông qua thực phẩm hay chất bổ sung, nhưng điều quan trọng là  cần đảm bảo cơ thể có thể dễ dàng xử lý lượng sắt bổ sung mà bạn đưa vào. Dưới đây là một số yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm lượng sắt mà cơ thể bạn hấp thụ.

Các yếu tố làm tăng hấp thu sắp

Khi bạn ăn thực phẩm chứa nhiều sắt hoặc sử dụng chất bổ sung, bạn nên ăn thực phẩm giàu vitamin C hoặc dùng chất bổ sung vitamin C cùng lúc vì vitamin C sẽ giúp tăng hấp thu sắt trong cơ thể. Một số thực phẩm giàu vitamin C bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn khi bổ sung sắt gồm trái cây họ cam quýt, dâu tây, rau lá xanh đậm.

Vitamin A và beta-caroten giúp cơ thể sản xuất vitamin A, cũng có thể giúp cơ thể hấp thu nhiều sắt hơn. Bạn có thể tìm thấy vitamin A trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật như cá và gan. Beta-caroten thường được tìm thấy trong các loại trái cây và rau củ có màu đỏ, cam hoặc vàng như cà rốt, bí ngô, khoai lang, xoài…

Các yếu tố làm giảm hấp thu sắt

Các yếu tố làm giảm hấp thu sắt | viamclinic.vn

Canxi từ cả chất bổ sung và từ thực phẩm có thể khiến cơ thể khó hấp thu sắt hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn không nên loại bỏ canxi hoàn toàn trong khi đang tăng cường sắt. Thay vào đó, bạn chỉ không nên ăn thực phẩm giàu canxi ngay trước hoặc sau khi bổ sung sắt.

Mộ số thực phẩm giàu canxi gồm: Sữa và chế phẩm từ sữa, đậu tương, các loại hạt và quả sung.

Acid phytic cũng làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt nếu bạn là người ăn chay. Tuy nhiên, chất này chỉ ảnh hưởng đế sự hấp thu sắt trong một bữa ăn duy nhất chứ không kéo dài cả ngày. Nếu bạn không ăn thịt, bạn nên cố gắng tránh ăn thực phẩm giàu acid phytic cùng với thực phẩm giàu sắt. Thực phẩm giàu acid phytic có thể kể đến gồm: Hạt óc chó, quả hạch brazil và hạt mè.

Đọc thêm bài viết: 12 loại rau củ giàu chất dinh dưỡng giúp bạn khỏe mạnh mỗi ngày

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Bạn nên đi khám đối với một số trường hợp nồng độ hemoglobin thấp không thể khắc phục được chỉ bằng chế độ ăn và chất bổ sung. Ngoài ra bạn nên đi khám với các bác sĩ chuyên khoa nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây trong khi bổ sung để tăng cường lượng hemoglobin của mình:

  • Da và nướu nhợt nhạt
  • Mệt mỏi và yếu cơ
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Đau đầu thường xuyên
  • Vết bầm tím thường xuyên hoặc không vì lý do gì

Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản và những thay đổi bạn thực hiện, có thể mất từ vài tuần đến gần một năm để tăng nồng độ hemoglobin trong cơ thể. Cũng như bất kỳ chất bổ sung nào, bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng chất bổ sung để tăng cường hemoglobin.

Xem thêm video hấp dẫn:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Tạ Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY