Lợi ích sức khỏe của hạt lạc (đậu phộng)

15/06/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Hạt lac có lời ích gì cho sức khỏe? Hạt lạc được xếp vào nhóm các loại hạt giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Hạt lạc còn được biết đến là rất giàu protein, chất béo và các chất dinh dưỡng khác giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Peanut là gì? Tác dụng của Peanut đối với sức khoẻ

Lạc là một loại cây họ đậu có nguồn gốc từ Nam Mỹ , và cùng được xếp chung nhóm với các loại hạt như đậu nành, đậu lăng… trong các thực phẩm dinh dưỡng. Lạc rất giàu protein, chất béo và nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy hạt lạc thậm chí còn hữu ích cho việc giảm cân và có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hãy cùng phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về hạt lạc trong bài viết dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng của hạt lạc

Peanuts: Side effects of eating too many at a time | HealthShots

Trong 100g hạt lạc sống cung cấp 567 kcal, 7% nước, 25.8g  protein, 16.1g  tinh bột, 4.7g đường, 8.5g chất xơ, đặc biệt hạt lạc cung cấp đến 49.2g chất béo và trong đó có chứa 40g chất béo không bão hòa, 15.56g omega.

Ngoài ra, hạt lạc còn cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng như: Biotin, đồng, niacin-vitamin B3, folate-vitamin B9, mangan, vitamin E, vitamin B1, phosphor và magie. Đặc biệt hạt lạc chứa nhiều hợp chất thực vật có tác dụng chống oxy hóa không kém các loại trái cây. Các chất chống oxy hóa được tìm thấy trong hạt lạc bao gồm acid p-Coumaric, resveratrol, isoflavones, acid phytic, phytoterol… Tuy nhiên hầu hết các chất chống oxy hóa chỉ tồn tại khi hạt lạc chưa được nấu chín, vì vậy sử dụng dầu ép từ hạt lạc là một cách tuyệt vời để nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng từ lạc.

Tác dụng của hạt lạc

Giảm cân

Loose weight or Lose weight? Which is correct?(English Grammar) - One Minute English

Hạt lạc đã được nghiên cứu rộng rãi về việc duy trì cân nặng. Mặc dù có nhiều chất béo và calo, nhưng hạt lạc dường như không góp phần làm tăng cân. Trên thực tế, các nghiên cứu quan sát đã chỉ ra rằng tiêu thụ lạc có thể giúp duy trì cân nặng hợp lý và giảm nguy cơ béo phì. Một số yếu tố khiến hạt lạc trở thành thực phẩm giúp giảm cân là:

  • Hạt lạc làm giảm lượng thức ăn bằng cách tăng cường cảm giác no hơn so với các món ăn nhẹ. Thêm vào đó, khi hạt lạc nguyên hạt không được nhai kỹ, một phần trong số chúng có thể đi qua hệ tiêu hóa của bạn mà không được hấp thụ
  • Hàm lượng cao protein và chất béo không bão hòa đơn trong hạt lạc có thể làm tăng quá trình đốt cháy calo.
  • Hạt lạc là một nguồn chất xơ hòa tan rất tốt ho cơ thể, một chế độ ăn giàu chất xơ đã được chứng minh là giúp giảm nguy cơ tăng cân.

Thắc mắc: Bạn muốn giảm cân nhưng chưa tìm được giải pháp hiệu quả?

>> Xem ngay bài viết: dinh dưỡng cho người thừa cân để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Eating Your Way to a Healthy Heart | Nutrition Made Simple

Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các chất dinh dưỡng trong hạt lạc như magie, niacin, đồng, acid oleic và nhiều chất oxy hóa giúp bảo vệ chống lại các bệnh lý tim mạch.

>> Có thể bạn quan tâm: thực đơn dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch và những lưu ý bạn nên biết!

Phòng ngừa sỏi mật

Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không? Cách chữa trị sỏi mật

Hai nghiên cứu quan sát cho thấy ăn lạc thường xuyên giúp giảm nguy cơ sỏi mật ở cả nam và nữ. Vì hầu hết các loại sỏi mật chủ yếu bao gồm cholesterol và tác dụng làm giảm hấp thụ cholesterol từ phytosterol của hạt lạc được cho là nguyên nhân giúp ngăn ngừa tình trạng này.

Những nguy cơ không mong muốn khi ăn lạc

Ngộ độc aflatoxin

Aflatoxins | Podcast | Chemistry World

Đối với các loại hạt nói chung, chúng đều có nguy cơ nhiễm nấm mốc và tạo ra độc tố aflatoxin. Các triệu chứng chính của ngộ độc aflatoxin bao gồm chán ăn và đổi màu vàng của mắt (vàng da), đây là những dấu hiệu điển hình của các vấn đề về gan. Ngộ độc aflatoxin nghiêm trọng có thể dẫn đến suy gan và ung thư gan. Điều quan trọng để phòng chống nguy cơ nhiễm aflatoxin là luôn bảo quản khô và giữ độ ẩm thấp cho các loại hạt.

Chất kháng dinh dưỡng

Chất kháng dinh dưỡng có trong trái cây, rau củ

Lạc có chứa một số chất làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Trong số các chất kháng dinh dưỡng , acid phytic là một chất đặc biệt cần chú ý. Acid phytic (phytate) được tìm thấy trong tất cả các loại hạt ăn được, các loại hạt, ngũ cốc và các loại đậu. Trong lạc, tỷ lệ chất này dao động từ 0,2–4,5%. Acid phytic làm giảm nồng độ sắt và kẽm trong lạc, điều này có thể là một vấn đề đối với những người ăn chay. Tuy nhiên, đối với những người ăn theo một chế độ ăn cân bằng và sử dụng thịt thường xuyên thì đây không phải là một vấn đề đáng lo ngại.

Di ứng lạc

Peanut allergy: Six genes found that drive allergic reaction

Lạc là một trong những thực phẩm gây dị ứng phổ biến. Dị ứng với lạc được ước tính ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số. Dị ứng lạc có khả năng đe dọa tính mạng vì vậy những người bị dị ứng nên tránh sử dụng tất cả các sản phẩm có chứa lạc.

Lạc rất phổ biến vì chúng rất tốt cho sức khỏe. Loại hạt này là một nguồn protein thực vật tuyệt vời và chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật. Chúng có thể hữu ích như một phần của chế độ ăn giảm cân và có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý. Tuy nhiên, do hàm lượng năng lượng và chất béo cao chúng ta không nên ăn quá nhiều lạc mỗi ngày.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/viamclinic.

BS. Tùng Duy

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

The Healhline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY