Mẹo giúp bé chuyển sang bú bình một cách dễ dàng

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cho con bú sẽ là sự tiếp xúc gần gũi nhất giữa mẹ và con, nó khiến bạn cảm thấy mình là người mẹ hạnh phúc và tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể cho con bú trực tiếp được.

13 Best Baby Bottles for Every Feeding Need

Có thể bạn sẽ phải đi làm, hoặc bạn có việc gấp, phải rời khỏi nhà trong vài tiếng đồng hồ. Do vậy, bé sẽ cần phải tập làm quen với việc bú bình để người khác có thể chăm sóc và cho bé ăn.

Chắc chắn rằng, bạn không thể cứ “dính” lấy bé 24/7 trong 6 tháng đầu chỉ để cho bé bú được. Dỗ dành bé làm quen với việc bú bình có thể sẽ gặp khó khăn lúc ban đầu, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được. Dưới đây là một số mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng:

Nên nhớ rằng: Thời gian là yếu tố quan trọng nhất

Các chuyên gia thường khuyên rằng, bạn không nên cho trẻ bú bình, cho đến khi trẻ đủ 4 tuần, vì nếu được cho bú bình trước thời điểm này, trẻ có thể sẽ thấy “sợ” núm vú của mẹ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để trẻ quá lớn mới tập cho trẻ bú bình, vì khi đó, trẻ đã quá quen với việc bú mẹ và sẽ từ chối bú bình.

Khoảng thời gian khi trẻ được 4- 6 tuần là khoảng thời gian tốt nhất. Nếu bạn đã bỏ lỡ khoảng thời gian này, thì bạn vẫn có thể giúp bé làm quen với việc bú bình, nhưng sẽ khó khăn hơn một chút.

Bạn nên bắt đầu cho trẻ bú bình một vài lần, khi trẻ đang trong trạng thái vui vẻ và bình tĩnh. Bạn cũng phải đảm bảo rằng khi đó trẻ không quá đói. Nếu trẻ đang đói, đang khó chịu vì một vấn đề gì đó thì trẻ sẽ không đủ kiên nhẫn để thử một trải nghiệm mới.

Do ở gần vú của mẹ

Nhiều trẻ sẽ cảm thấy khó chịu khi vú của bạn ở rất gần trẻ mà trẻ lại không được bú. Nếu trẻ từ chối việc bú bình, thì đó có thể đó đơn thuần là vì người cho bé bú bình là bạn. Sự có mặt của bạn khiến trẻ nhớ đến việc bú mẹ nhiều hơn. Do vậy, việc bạn cần làm đơn giản chỉ là bước ra khỏi phòng, và để một thành viên khác trong gia đình tập cho trẻ bú bình, ví dụ như bố của bé, hoặc ông bà. Khi không có sự có mặt của “vú của mẹ” có thể bé sẽ dễ dàng chấp nhận việc bú bình hơn.

Thử nghiệm với nhiều loại bình

Việc này có thể sẽ hơi mất thời gian và khá tốn kém, nhưng rất nhiều bà mẹ thấy rằng việc thử nhiều bình khác nhau để tìm ra loại bình thích hợp với trẻ là điều hết sức cần thiết.

Một số trẻ sẽ chỉ chấp nhận những loại bình có hình dáng bình và núm vú gần giống với vú mẹ. Bạn nên kiên nhẫn và thử nghiệm nhiều loại bình với nhiều loại núm vú có hình dáng và chất liệu khác nhau. Một số trẻ sẽ thích dùng núm vú cao su hơn là núm vú làm từ silicone.

Mức độ chảy của sữa

Vấn đề không chỉ nằm ở hình dáng núm vú, đôi khi, do sữa chảy quá nhanh khiến trẻ bị nghẹn cũng là nguyên nhân khiến trẻ không chấp nhận việc bú bình. Hãy tìm cách để sữa chảy chậm lại, thậm chí bạn có thể sử dụng loại bình mà sữa chỉ chảy ra khi em bé có hành động mút (no – drip bottle).

Làm ấm sữa

Đôi khi sữa quá lạnh hoặc quá nóng cũng là vấn đề. Bạn nên giữ sữa ở nhiệt độ tương đương với nhiệt độ cơ thể.

Thay đổi không gian

Nếu bạn vẫn thất bại trong việc cho bé tập bú bình, hãy thử thay đổi không gian khi cho bé bú, để làm mọi thứ khác đi so với khi bé được bú mẹ. Ví dụ, nếu bình thường bạn cho bé bú mẹ trong bóng tối, thì khi cho bé bú bình, bạn nên bật đèn sáng. Bạn cũng có thể đặt bé trên ghế đàn hồi, hoặc nếu bé quấy khóc khi được cho bú bình khi đang ngồi trong lòng bạn, bạn có thể cho bé đi vòng quanh.

Cho bé thử trước

Bạn có thể bóp ra một chút sữa từ trong bình để sữa chảy ra bên ngoài bình  và bên ngoài núm vú cho bé nếm thử, bé sẽ biết rằng, loại sữa trong bình cũng không khác với loại sữa bình thường bé hay bú từ mẹ

Bạn nếm trước

Có những chuyên gia cho rằng, sữa mẹ sau khi được vắt ra và bảo quản có thể có chứa quá nhiều enzyme lipase. Lipase là loại enzyme giúp phân hủy chất béo và giúp bé tiêu hóa được sữa.  Nhưng nếu sữa mẹ có quá nhiều enzyme này, sữa sẽ có vị như xà phòng hoặc có vị kim loại. Sữa này vẫn có thể uống được, nhưng trẻ có thể sẽ từ chối uống vì mùi vị kỳ lạ này. Nếu sữa mẹ được bảo quản đã bị ôi hoặc thiu, bạn nên bỏ đi. Giải pháp cho bạn: hâm sữa nóng lên một chút trước khi bảo quản. Việc này sẽ khiến sữa bị mất đi một số chất dinh dưỡng và yếu tố miễn dịch, nhưng không phải là mất đi tất cả giá trị dinh dưỡng.

Không cho bé bú bình

Bú bình không phải là lựa chọn duy nhất của bạn. Hãy thử cho bé uống bằng thìa, bằng xi lanh hoặc ngón tay, với ống dẫn lưu sữa (a finger feeder).

Tổng kết

Đôi khi, bé sẽ từ chối bú sữa từ bình. Việc này có thể sẽ khiến bạn lo ngại rằng, bé có thể sẽ bị đói khi bạn vắng nhà. Nhưng đừng lo lắng, khi mà không còn lựa chọn nào khác và bé thì đang rất đói, bé sẽ chấp nhận bú bình một cách tự nhiên. Hoặc có thể là bé chưa sẵn sàng, bé sẽ chấp nhận bú bình ngay khi bé sẵn sàng.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

ThS. BS Trần Thị Thu Nguyệt

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Tổng hợp từ Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY