Nên sử dụng loại dầu ăn nào?

27/05/2023 -  Chưa phân loạiKiến thức dinh dưỡng

Dầu ăn là hỗn hợp cần cho nhiều công thức nấu ăn yêu thích và đóng vai trò quan trọng trong các kỹ thuật nấu ăn khác nhau, từ áp chảo và chiên đến quay và nướng. Trong khi nhiều công thức nấu ăn chỉ định loại dầu nào sẽ sử dụng, một số thì không. Thực tế là bạn thực sự có thể có được một bữa ăn ngon bằng cách thử nghiệm loại dầu ăn khác với công thức có sẵn. Dưới đây là tổng quan về lợi ích sức khỏe, cách sử dụng tốt nhất của các loại dầu ăn thông thường, thông tin chi tiết về lợi ích sức khỏe và cách bảo quản các loại dầu ăn đúng cách.

Dầu ăn: Lợi ích sức khỏe, điểmbốc  khói và cách sử dụng tốt nhất

1. Dầu ô liu siêu nguyên chất

Loại dầu ô liu này có thể là loại dầu ăn nổi tiếng nhất và được sử dụng thường xuyên nhất. Dầu ô liu siêu nguyên chất nổi tiếng là một loại chất béo lành mạnh, linh hoạt. Nó là một lựa chọn tuyệt vời nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa, chất béo có lợi cho tim và liên quan đến phòng chống ung thư. Vì những lợi ích này và được bày bán rộng rãi, bạn có thể thấy mình đang sử dụng dầu ô liu cho mọi loại chế biến thực phẩm.

Nhưng dầu ôliu siêu nguyên chất có điểm bốc khói khá thấp (nhiệt độ mà dầu bắt đầu phân hủy và giải phóng các gốc tự do gây hại) có nghĩa là nó không phải lúc nào cũng là loại dầu tốt nhất để nấu ăn – ít nhất là không nấu ở nhiệt độ trên 191°C. Vì lý do này, dầu ô liu siêu nguyên chất thường được khuyên dùng cho các món ăn lạnh hơn như nước chấm, sa lát và nước xốt. Bạn có thể bảo quản dầu oliu siêu nguyên chất trong một chai chứa mờ đục ở một nơi tối, mát mẻ.

 ***THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT: Cần bổ sung dầu ăn cho trẻ dưới 3 tuổi, vì sao?

2. Dầu ô liu nhẹ

Dầu ô liu nguyên chất có thể được chú ý nhiều nhất đối với hầu hết mọi người, nhưng loại dầu oliu “nhẹ” cũng có chứa nhiều đặc tính tăng cường sức khỏe tương tự. Dầu ô liu nhẹ có điểm bốc khói cao hơn nhiều so với dầu ôliu nguyên chất (khoảng 243°C). Do đó, loại dầu này lý tưởng hơn khi nấu ở nhiệt độ cao, như áp chảo, quay và nướng.

Dầu ô liu nhẹ cũng có thể được sử dụng trong nướng bánh, nhưng lưu ý rằng hương vị của nó có thể quá nồng. Và đừng để bị lừa bởi tên của nó. Dầu ô liu này không chứa ít calo hơn các loại khác. Thay vào đó, tên gọi “nhẹ” đề cập đến hương vị trung tính hơn của nó. Loại dầu này nên được bảo quản trong một chai chứa mờ đục ở một nơi tối, mát mẻ.

3. Dầu dừa

Giống như hầu hết các loại dầu khác, dầu dừa có hai loại: tinh luyện hoặc chưa tinh luyện. Dầu dừa tinh luyện có điểm bốc khói là 232°C. Dầu dừa hoạt động tốt khi dùng để áp chảo, rang và có vị dừa nhẹ, trung tính. Mặt khác, dầu dừa nguyên chất mang lại hương vị dừa đặc trưng hơn và có thể được sử dụng ở nhiệt độ lên tới 177°C. Cả hai loại đều thích hợp để nướng với tỷ lệ 1:1 đối với bơ hoặc các loại dầu khác. Dầu dừa có thể được bảo quản trong hộp thủy tinh ở nơi tối, mát mẻ.

4. Dầu hạt cải và các loại dầu thực vật khác

Các loại dầu thực vật được sử dụng thông dụng trong nhà bếp, dầu hạt cải được phát triển vào những năm 1970 bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Manitoba. Trong khi các loại dầu thực vật khác có nguồn gốc từ hỗn hợp các loại hạt thì dầu hạt cải có nguồn gốc từ cây hạt cải dầu. Quá trình tinh chế của cả dầu hạt cải và các loại dầu thực vật khác khiến chúng có hương vị trung tính và điểm bốc khói trung bình cao là 204°C. Điều này làm cho các loại dầu thực vật này hữu ích cho việc xào, áp chảo, chiên và nướng. Dầu thực vật có thể bảo quản ở một nơi tối, mát mẻ.

5. Dầu bơ

Nếu bạn biết rằng bơ chứa đầy chất béo không bão hòa đơn lành mạnh thì bạn sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng dầu của chúng cũng vậy. Ngoài hàm lượng cao các chất béo tốt này, dầu bơ còn có điểm bốc khói cao nhất so với bất kỳ loại dầu thực vật nào. Cụ thể là, 271°C đối với dầu bơ đã tinh chế và lên đến 249°C đối với loại dầu bơ chưa tinh chế. Đây là lựa chọn lý tưởng để chiên, quay và nướng. Mặc dù dầu bơ được coi là dầu làm tăng hương vị của các loại thực phẩm nấu kèm, nhưng hãy chọn phiên bản tinh chế nếu bạn thích hương vị nhẹ nhàng, không quá nồng. Bảo quản dầu bơ nơi tối, mát hoặc trong tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn.

 ***THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT: Điểm bốc khói của dầu ăn là gì?

6. Dầu đậu phộng

Dầu đậu phộng thường được sử dụng trong các món ăn Thái Lan, Trung Quốc và châu Á khác, bởi đây là dầu tinh chế, với điểm bốc khói 232°C, rất thuận lợi cho việc xào rán ở nhiệt độ cao. Dầu đậu phộng cũng hoạt động tốt trong chiên số lượng lớn. Đó là lý do tại sao ngành công nghiệp thực phẩm phụ thuộc rất nhiều vào nó cho các món trong thực đơn như khoai tây chiên và gà rán. Mặt khác, dầu đậu phộng chưa tinh chế có điểm bốc khói là 160°C. Thêm dầu đậu phộng vào nước xốt để tăng thêm hương vị. Bảo quản dầu đậu phộng ở một nơi tối, mát mẻ.

7. Dầu mè

Dầu mè có thể là người hùng thầm lặng mà bạn cần trong nấu nướng. Với nhiều chất béo không bão hòa đơn và chất chống oxy hóa, dầu mè có thể cạnh tranh với dầu ô liu như một lựa chọn lành mạnh để nấu ăn. Điểm khói của dầu mè ở mức trung bình từ 177 – 204°C )có nghĩa là nó có thể được sử dụng để xào và áp chảo cũng như thêm hương vị như một loại gia vị). Bảo quản dầu mè trong tủ lạnh để có kết quả tốt nhất.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Bác sĩ Đoàn Hồng – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Heathline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY