Tiểu đường đi đôi với việc bạn sẽ phải chú ý đến mọi thứ bạn hấp thụ vào trong cơ thể. Bên cạnh đó, biết được lượng carbonhydrate mà bạn tiêu thụ và làm thế nào carbonhydrate có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu là vô cùng quan trọng.
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị chỉ nên sử dụng đồ uống có hàm lượng calo thấp hoặc đồ uống không calo. Lý do chính là để ngăn chặn sự tăng đột biến lượng đường trong máu. Lựa chọn đồ uống cẩn thận có thể giúp người tiểu đường tránh các tác dụng phụ, giúp kiểm soát và duy trì cân nặng.
4 thức uống tốt cho người tiểu đường
– Nước
– Trà không đường
– Cà phê
– Nước ép cà chua
Đồ uống không calo hoặc ít calo thường là lựa chọn đồ uống tốt nhất. Bạn có thể vắt một ít chanh hoặc nước cốt chanh tươi vào thức uống của bạn để có một ly giải khát ít calo. Hay luôn nhớ rằng kể cả những những lựa chọn ít đường chẳng hạn như nước ép rau quả cũng nên được hạn chế. Sữa ít béo là một lựa chọn dinh dưỡng phù hợp. Tuy nhiên, sữa ít béo chứa đường sữa tự nhiên. Vì vậy bạn cần phải cân nhắc kĩ lưỡng tổng lượng carbonhydrate trong ngày. Các sản phẩm sữa khác không được coi là đồ uống ít đường.
Nước
Khi nói đến việc uống nước là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường. Nước không làm tăng chỉ số đường huyết trong cơ thể bạn. Ngược lại, nếu lượng đường trong máu cao có thể gây nên mất nước.
Uống đủ nước có thể giúp cơ thể loại bỏ đường dư thừa qua nước tiểu. Viện Y Học Hoa Kỳ khuyến cáo nam giới nên uống khoảng 13 cốc ( khoảng 3,08l) mỗi ngày và phụ nữ nên uống khoảng 9 (2,13l) mỗi ngày. Bạn có thể thêm lát chanh, cam hoặc cách nhanh thảo mộc có hương vị như húng quế, bạc hà, hoặc nghiền một vài quả mâm xôi tươi vào thức uống.
Trà
Nghiên cứu cho thấy trà xanh có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe nói chung. Ngoài ra, trà xanh còn giúp giảm huyết áp và giảm mức cholesterol LDL có hại. Một số nghiên cứu cho rằng tối đa 6 cốc trà (1,42l) mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, dù là bất cứ loại trà nào (trà xanh, trà đen hay trà thảo dược), bạn đều nên tránh những loại có thêm đường. Nếu bạn không thích caffeine, Earl Grey và trà hoa nhài là những lựa chọn tuyệt vời.
Cà phê
Nghiên cứ năm 2012 cho thấy cà phê có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.Các nhà nghiên cứu cho rằng uống cà phê giảm khả năng mắc tiểu đường với những người uống 2-3 cốc cà phê mỗi ngày. Điều này cũng đúng với những người uống 4 cốc trở lên. Điều này đúng với cả cà phê thường và cà phê không caffein.
Như với trà, điều quan trọng nhất là cà phê phải hoàn toàn không đường. Thêm sữa, đường hoặc kem vào cà phê tăng hàm lượng calo và tăng lượng đường trong máu.
Nước ép rau quả
Hầu hết các loại nước ép trái cây phần lớn đều là đường. Bạn có thể sử dụng nước ép cà chua hoặc nước ép rau củ để thay thế.
3 thức uống có hại cho người tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường nên tránh xa những thức uống có đường để tránh tăng lượng đường trong máu và vượt quá lượng calo khuyến nghị. Những đồ uống có đường thường có rất ít giá trị dinh dưỡng vào chế độ ăn của bạn.
Đồ uống có ga
Đồ uống có ga chiếm vị trí hàng đầu trong danh sách những đồ uống cần tránh. Trung bình một lon nước có ga chứa 40g carbonhydrate và 150 calo. Đồ uống có đường dẫn đến tăng cân nhanh và ảnh hưởng xấu đến răng.
Nước tăng lực
Đồ uống tăng lực chứa nhiều caffein và carbonhydrate. Nghiên cứu cho thấy nước tăng lực không chỉ tăng lượng đường trong máu mà còn gây kháng insulin, gây nên nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Ngoài ra, quá nhiều caffein từ đồ uống tăng lực gây căng thẳng, tăng huyết áp và dẫn đến mất ngủ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới xức khỏe tổng quan của người tiểu đường.
Nước ép trái cây (có và không có đường)
Mặc dù nước ép trái cây khá tốt cho sức khỏe, nhưng đường nguyên chất từ trái cây làm tăng lượng carbonhydrate, dẫn đến tăng nguy cơ tăng cân. Các đồ uống có hương vị trái cây hoặc nước ép có thể chứa nhiều đường và lượng calo lớn như soda.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Healthline