Phốt pho là khoáng chất nhiều thứ hai trong cơ thể, sau canxi. Cơ thể cần có phốt pho để lọc chất thải và sửa chữa mô và tế bào. Hầu hết mọi người nhận được lượng phốt pho cần thiết thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Trên thực tế, việc dư thừa phốt pho trong cơ thể thường gặp hơn là thiếu. Bệnh thận hoặc ăn quá nhiều phốt pho và không đủ canxi có thể dẫn đến dư thừa phốt pho. Tuy nhiên, một số tình trạng sức khỏe nhất định (chẳng hạn như bệnh tiểu đường và nghiện rượu) hoặc dùng thuốc (một số thuốc kháng axit) có thể khiến mức phốt pho trong cơ thể bạn giảm xuống quá thấp. Mức phốt pho quá cao hoặc quá thấp có thể gây ra các biến chứng như bệnh tim, đau khớp hoặc mệt mỏi.
Contents
Phốt pho có tác dụng gì?
Bạn cần phốt pho để giữ cho xương chắc khỏe, giúp tạo năng lượng và vận động cơ bắp. Ngoài ra, phốt pho giúp:
-
- Xây dựng răng chắc khỏe
- Quản lý cách cơ thể dự trữ và sử dụng năng lượng
- Giảm đau cơ sau khi tập thể dục
- Lọc chất thải trong thận
- Phát triển, duy trì và sửa chữa mô và tế bào
- Sản xuất DNA và RNA – các khối cấu tạo di truyền của cơ thể
- Cân bằng và sử dụng các loại vitamin như vitamin B và D, cũng như các khoáng chất khác như iốt, magiê và kẽm
- Duy trì nhịp tim đều đặn
- Tạo điều kiện dẫn truyền thần kinh.
Thực phẩm nào chứa phốt pho?
Hầu hết các loại thực phẩm đều chứa phốt pho. Trong đó, thực phẩm giàu protein là nguồn phốt pho tuyệt vời, gồm các loại như: Thịt và gia cầm; cá; trứng; sữa và các sản phẩm từ sữa khác.
Khi chế độ ăn uống của bạn có đủ canxi và protein, bạn sẽ có đủ phốt pho vì nhiều loại thực phẩm chứa nhiều canxi cũng có nhiều phốt pho. Không những vậy, một số nguồn thực phẩm không chứa protein cũng chứa phốt pho. Ví dụ: các loại ngũ cốc; khoai tây; tỏi; hoa quả sấy khô; đồ uống có ga. Bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều phốt pho hơn so với làm từ bột mì trắng. Tuy nhiên, phốt pho trong quả hạch, hạt, ngũ cốc và đậu liên kết với phytate, chất này sẽ được hấp thụ kém.
Bạn cần bao nhiêu phốt pho?
Lượng phốt pho bạn cần trong chế độ ăn uống tùy thuộc vào độ tuổi của bạn: Người lớn cần ít phốt pho hơn trẻ em từ 9 đến 18 tuổi, nhưng nhiều hơn trẻ em dưới 8 tuổi.
Chế độ ăn kiêng được khuyến nghị (RDA) cho phốt pho như sau:
-
- Người lớn (từ 19 tuổi trở lên): 700mg
- Trẻ từ 9 đến 18 tuổi: 1.250mg
- Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 500mg
- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 460mg
- Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi: 275mg
- Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi: 100mg.
Rất ít người cần bổ sung phốt pho. Hầu hết mọi người có thể nhận được lượng phốt pho cần thiết thông qua thực phẩm họ ăn.
Quá nhiều phốt pho sẽ có ảnh hưởng gì?
Quá nhiều photphate có thể gây độc. Việc dư thừa khoáng chất có thể gây tiêu chảy, cũng như làm cứng các cơ quan và mô mềm. Lượng phốt pho cao có thể ảnh hưởng đến khả năng cơ thể sử dụng hiệu quả các khoáng chất khác chẳng hạn như sắt, canxi, magiê và kẽm.
Rất hiếm khi có quá nhiều phốt pho trong máu của bạn. Thông thường, chỉ những người có vấn đề về thận hoặc những người có vấn đề trong việc điều chỉnh lượng canxi mới xuất hiện vấn đề này.
Khi bạn có quá ít phốt pho
Một số loại thuốc có thể làm giảm mức phốt pho trong cơ thể bạn, bao gồm:
-
- Insulin
- Chất gây ức chế ACE
- Thuốc corticosteroid
- Thuốc kháng axit
- Thuốc chống co giật.
Các triệu chứng của phốt pho thấp có thể bao gồm:
-
- Đau xương khớp
- Ăn mất ngon
- Cáu kỉnh hoặc lo lắng
- Mệt mỏi
- Phát triển xương kém ở trẻ em.
Nếu bạn dùng những loại thuốc này, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc bạn có nên ăn thực phẩm có nhiều phốt pho hay bổ sung phốt pho hay không.
Làm thế nào để có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, phù hợp cho sức khỏe cả gia đình? Liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Healthline