Sử dụng thực phẩm ăn liền thông thái

17/11/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cuộc sống bận rộn khiến không ít người lựa chọn thực phẩm ăn liền cho bữa ăn của mình được tiện lợi như cháo ăn liền, trứng ăn liền, khoai tây ăn liền… Vậy, chúng ta có thể hiểu thực phẩm ăn liền thực chất là gì và nên sử dụng như thế nào?

Make Your Instant Noodle Healthier: 12 Toppings and Tips

Nhận diện thực phẩm ăn liền

PGS. TS. BS Nguyễn Xuân Ninh – Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam kiêm Trưởng Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cho biết, không có tài liệu hướng dẫn chính thức nào về thực phẩm ăn liền. Cụm từ ăn liền có lẽ xuất phát từ cụm từ “Fast food” – “Đồ ăn nhanh”.

“Có thể tạm chia ra 2 nhóm lớn theo cách thức sản xuất. Sản xuất thủ công, ăn ngay, trong 1-2 ngày không nhãn mác, hoặc nhãn mác rất thô sơ như ngày sản xuất, sử dụng trong 3 ngày ( bánh dày, bánh gai, bánh cốm)… Ngoài ra còn loại thực phẩm ăn liền sản xuất công nghiệp có nhãn mác, bảo quản được lâu hơn như mỳ ăn liền, bánh kẹo bán ở siêu thị. Hoặc có loại phải pha chế với nước nóng, nước ấm trong vài phút; có loại cao cấp hơn như bột thực phẩm bổ sung, dùng như bữa ăn để tăng cơ, tăng cân, bữa ăn sau tập. Gần đây, trên thị trường còn có các sản phẩm ăn liền như cháo tươi, trứng ăn liền, cơm tự sôi…” – PGS. TS. BS Nguyễn Xuân Ninh lý giải.

Tham khảo thêm: Có nên cắt bỏ hoàn toàn dầu mỡ trong bữa ăn hàng ngày?

Thực phẩm đóng hộp ăn liền

Thực phẩm đóng hộp ăn liền.

Nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng khi thường xuyên sử dụng thực phẩm ăn liền

Nhìn chung, thực phẩm ăn nhanh, ăn liền thường có giá trị dinh dưỡng không mấy cân đối.

“Hầu như chất bột đường, chất béo chiếm phần lớn. Chất đạm, chất xơ, vitamin, chất khoáng lại không nhiều. Có loại cũng chỉ cũng chỉ chứa 1-2 loại cần cho mục tiêu riêng biệt (ví dụ như đạm whey, bột bữa ăn thể thao…) nên không thật phù hợp với yêu cầu của một bữa ăn chính, đôi khi chỉ là những bữa phụ thêm, khi cơ nhỡ, hoặc sau tập thể thao hoặc vặt như quà, bánh” – BS Nguyễn Xuân Ninh nhấn mạnh.

Tham khảo ngay: Gói khám, tư vấn dinh dưỡng nâng cao cho người trưởng thành.

Nếu thường xuyên sử dụng, người dùng cần có kiến thức về dinh dưỡng, dùng đúng mục đích. “Ví dụ như nếu ăn mỳ ăn liền thì cần có thêm 1 lạng thịt, hoặc 1-2 quả trứng, 1 nắm rau thì thành bữa ăn khá cân đối. Tuy nhiên, mỗi tuần cũng chỉ nên ăn 1-2 lần. Tránh ăn thường xuyên mỳ tôm, không đạm, không chất xơ thì sẽ thiếu dinh dưỡng, ăn lâu dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe. Còn đối với trẻ em 1-2 tuổi. liên tục ăn cháo ăn liền, cháo dinh dưỡng nấu bán sẵn thì cũng rất dễ bị suy dinh dưỡng” – PGS. TS. BS Nguyễn Xuân Ninh khuyến cáo.

Thực phẩm ăn liền nhập khẩu thu hút giới trẻ

Thực phẩm ăn liền nhập khẩu thu hút giới trẻ.

Đọc kỹ nhãn mác là một tiêu chí đảm bảo an toàn thực phẩm

Tuy nhiên, một trong những vấn đề người tiêu dùng băn khoăn hiện nay là trong các sản phẩm này có chứa các chất bảo quản hoặc chất lượng cũng như nguồn gốc nguyên liệu….Theo PGS. TS. BS Nguyễn Xuân Ninh, việc đọc nhãn sản phẩm có ý nghĩa quan trọng, do đó, người tiêu dùng cần nắm chắc những nguyên tắc trong đọc nhãn sản phẩm.

“Người sản xuất sẽ cho các chất phụ gia, điều vị, nhằm có màu sắc, mùi vị và đặc biệt bảo quản được lâu hơn. Nếu cơ sở sản xuất làm theo đúng khuyến nghị về các chất bảo quản, phẩm màu cho phép, về chủng loại, liều lượng thì không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại dùng loại không cho phép, không đúng liều lượng thì sẽ có hại cho sức khỏe”.

Mặt khác, nguồn nguyên liệu sử dụng cũng rất quan trọng đảm bảo sản phẩm có an toàn hay không, quy trình chế biến và bảo quản có đảm bảo VSTP hay không cũng là một vấn đề. Hằng năm vẫn có nhiều vụ ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính xảy ra liên quan đến các vấn đề này.

Việc đọc nhãn mác giúp chúng ta sử dụng đúng liều lượng, mục đích, nhu cầu, phân biệt thật giả, không bị ăn phải những thứ mình đang kiêng kỵ. Ví dụ như người bị bệnh tăng huyết áp thì không nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều muối, bệnh nhân đái tháo đường thì chọn loại ít chất bột đường, bệnh nhân mắc bệnh thận thì nên kiêng đồ ăn chứa nhiều kali, béo phì thì chọn loại có năng lượng thấp…

PGS-TS -BS Nguyễn Xuân Ninh-Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, phụ trách phòng khám, tư vấn dinh dưỡng VIAM

PGS. TS. BS Nguyễn Xuân Ninh – Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam kiêm Trưởng Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Sử dụng thực phẩm ăn liền đúng cách

Theo khuyến cáo của PGS. TS. BS Nguyễn Xuân Ninh, để không ảnh hưởng đến sức khỏe việc sử dụng các sản phẩm ăn liền nên được thực hiện một cách thông thái.

Trước tiên, người tiêu dùng phải hiểu rõ thành phần dinh dưỡng của loại thực phẩm này phù hợp đối tượng nào, dùng khi nào, mỗi đơn vị đáp ứng bao nhiêu phần trăm giá trị dinh dưỡng trong ngày.

Với các sản phẩm sản xuất thủ công, ăn nhanh trong vài ngày có nguy cơ rất cao như quá hạn sử dụng hoặc nhiễm khuẩn, ôi thiu thì người tiêu dùng cần chú ý để không sử dụng các sản phẩm này. Cũng cần xem hoặc hỏi rõ ngày sản xuất, nơi sản xuất có uy tín, kinh nghiệm chọn lựa, có mùi vị, đặc điểm bất thường thì tránh sử dụng.

Còn đối với các thực phẩm sản xuất công nghiệp, đóng gói kín, có nhãn mác rõ ràng theo đúng quy định thì người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng. Đừng quên kiểm tra mùi vị, màu sắc của sản phẩm. Không nên chỉ quan tâm đến giá cả mà bỏ qua các yếu tố an toàn thực phẩm khác.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

PGS. TS. BS Nguyễn Xuân Ninh

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Phương Trang – Đài Tiếng nói Việt Nam



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY