Còi xương và suy dinh dưỡng là tình trạng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên hai tình trạng này thường bị nhầm lẫn là giống nhau. Điều này không hoàn toàn đúng, còi xương và suy dinh dưỡng đều đề cập đến sự thiếu hụt vi chất và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhưng bản chất của chúng lại khác nhau. Vậy còi xương và suy dinh dưỡng là gì?
Còi xương và suy dinh dưỡng là gì?
Còi xương là một chứng rối loạn về xương do thiếu những chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển của xương như vitamin D, canxi hoặc phosphor. Bệnh còi xương có thể làm cho xương yếu và mềm, khiến trẻ chậm phát triển và nghiêm trọng hơn là biến dạng xương.
Tham khảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu, chứ không chỉ riêng vitamin D, canxi hoặc phospho. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có cân nặng nhẹ hơn so với lứa tuổi và có thể kèm theo bệnh còi xương.
Nguyên nhân
Bệnh còi xương thường gặp nhất ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Trẻ em có nguy cơ bị còi xương cao nhất vì xương của trẻ trong giai đoạn này rất cần các chất khoáng để phát triển. Một yếu tố quan trọng gây còi xương là do trẻ bị thiếu vitamin D. Thiếu vitamin D khiến cơ thể không duy trì đủ lượng canxi và phospho. Khi tình trạng này xảy ra, cơ thể sẽ giải phóng canxi, phospho từ xương và làm cho xương yếu và mềm. Trẻ nhỏ có thể không nhận đủ vitamin D do nơi sinh sống có ít ánh sáng mặt trời, trẻ theo chế độ ăn chay hoặc không uống các sản phẩm từ sữa.
Tham khảo: Gói khám, tư vấn dinh dưỡng tăng cân nặng hiệu quả cho trẻ em.
Trong khi đó, suy dinh dưỡng là một vấn đề toàn cầu , tình trạng này còn chịu ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường, kinh tế và y tế. Tuy nhiên chế độ ăn không đủ chất dinh dưỡng gây thiếu hụt về cả năng lượng và các vi chất vẫn là nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy dinh dưỡng.
Dấu hiệu nhận biết
Những triệu chứng của bệnh còi xương gồm: trẻ quấy khóc, ngủ hay bị giật mình, ra nhiều mồ hôi, chậm tăng trưởng chiều cao, gãy xương, chuột rút cơ, dị tật răng (chậm hình thành chân răng, men răng kém, tăng số lượng sâu răng), hoặc dị tật xương (xương ức nhô ra, hộp sọ có hình dạng kỳ lạ, chân vọng kiềng, cột sống cong).
Khác với bệnh còi xương, trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ có những biểu hiện như: mệt mỏi, chán ăn, đề kháng kém, trẻ chậm phát triển cân nặng chiều cao, trẻ chậm biết đi, đứng…
Cách điều trị
Suy dinh dưỡng: Hầu hết những tình trạng thiếu hụt đều sẽ được cải thiện sau khi được bổ sung. Tuy nhiên, với trẻ em sự thiếu hụt cân nặng và chiều cao có thể gây ra những tác động lâu dài. Cha mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em như chất đạm, tinh bột, vitamin, chất khoáng và nước để trẻ phát triển toàn diện nhất.
Còi xương: Điều trị còi xương tập trung vào việc bổ sung vitamin hoặc khoáng chất bị thiếu trong cơ thể. Điều này sẽ giúp loại bỏ hầu hết các triệu chứng liên quan đến bệnh còi xương. Với trẻ bị thiếu vitamin D, các chuyên gia khuyên trẻ nên tăng cường tiếp xúc với ánh mặt trời hoặc sử dụng một số thực phẩm giàu vitamin D như cá, gan động vật, sữa và trứng.
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.
BS. Tùng Duy
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Healthline