Sự phát triển vị giác ở trẻ

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Vị giác kết hợp với trí tò mò tự nhiên của bản thân giúp trẻ khám phá thế giới rộng lớn. Ngay cả trước khi trẻ bắt đầu ăn dặm, vị giác có thể giúp trẻ khám phá xem trẻ thích hay không thích các kết cấu và hương vị khác nhau. Cùng tìm hiểu về sự phát triển vị giác của trẻ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM nhé!

How to Get Kids to Eat Healthier Series: Kids Eating Strawberries - Feeding My Kid

Khi nào vị giác của trẻ phát triển?

Vị giác của trẻ bắt đầu phát triển trong bụng mẹ. Khi mang thai được 9 tuần, miệng và lưỡi của trẻ đã hình thành cùng với những nụ vị giác đầu tiên.

Khi ở trong bụng mẹ nước ối bao quanh trẻ trong tử cung. Trẻ hít thở và nuốt chất lỏng này một cách tự nhiên, điều này giúp phát triển phổi và hệ tiêu hóa. Hương vị của thức ăn bạn ăn và thức ăn bạn uống sẽ đi qua máu và vào nước ối. Khi trẻ nếm nước ối, trẻ sẽ có trải nghiệm đầu tiên về các mùi vị khác nhau. Trẻ cũng có thể ngửi thấy chúng. Cho dù bạn đã ăn thức ăn ngọt, mặn hay cay, em bé của bạn sẽ đều được nếm thử. Sau khi chào đời, vị giác mới của trẻ rất nhạy cảm. Trẻ có thể nhận biết vị chua ngọt nhưng lại thích ngọt hơn. Đây là một lý do khiến trẻ yêu thích mùi vị sữa mẹ của bạn. Các giác quan của vị giác và khứu giác được liên kết với nhau và khứu giác của trẻ cũng phát triển tốt khi mới sinh. Trẻ có thể ngửi thấy khi mẹ cho trẻ bú, và thậm chí ngửi thấy sự khác biệt giữa sữa mẹ của bạn và của mẹ khác.

Vị giác của trẻ sẽ phát triển như thế nào?

Vị giác của trẻ khi mới sinh đã rất tốt, nhưng số lượng vị giác trong miệng và phản ứng của bé với các vị khác nhau sẽ tăng lên khi bé lớn lên.

Sơ sinh đến 3 tháng

Ở giai đoạn này, khứu giác của trẻ rất nhạy cảm. Trên thực tế, khi còn bé sự phân bố vị giác trong miệng rộng hơn so với khi trưởng thành. Các chồi vị giác ở trẻ sơ sinh có thể được tìm thấy trên amidan và mặt sau của cổ họng, cũng như trên lưỡi. Trong ba tháng đầu tiên, trẻ có thể phân biệt được vị ngọt và vị đắng. Chúng thường thích hương vị ngọt ngào, giống như mùi vị của sữa mẹ.

3 đến 6 tháng

Đến 3 tháng tuổi, lưỡi của trẻ đã phát triển. Bạn có thể nhận thấy rằng trẻ thích cho mọi thứ vào miệng, chẳng hạn như đồ chơi hoặc tay. Điều này cho thấy trẻ đang sử dụng lưỡi của mình để thử và cảm nhận các kết cấu và mùi vị khác nhau. Khoảng 5 tháng tuổi, vị giác của trẻ đã thay đổi và trẻ có thể phản ứng nhiều hơn với các vị mặn. Tuy nhiên, đây chưa phải là lúc ​​mẹ có thể cho trẻ ăn mặn trong giai đoạn này.

6 đến 12 tháng

Sau sáu tháng không có gì khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, nên có thể hiểu tại sao những hương vị mới khi trẻ bất đầu ăn thức ăn đặc sẽ khiến trẻ ngạc nhiên. Việc trẻ nghi ngờ mùi vị thức ăn lúc đầu sau quen dần với vị ngọt của sữa là điều đương nhiên. Một khi trẻ đã làm quen với thức ăn đặc, có thể bạn sẽ thấy rằng bé yêu của bạn ngay lập tức thích mùi vị của một số loại thức ăn mới. Trẻ cũng có thể từ chối một số loại thực phẩm và đôi khi cha mẹ phải cho trẻ thử nhiều lần để chúng dần làm quen và thích nghi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên cho trẻ ăn một loại thức ăn mới ít nhất tám lần trước khi quyết định bé không thích món đó. Đến khoảng 7 tháng hoặc 8 tháng, trẻ sẽ có kỹ năng bốc cầm nắm thức ăn để ăn thử. Đây là cơ hội tốt để mẹ có thể cho trẻ thử các vị mới và khám phá các kết cấu khác nhau với nhiều loại trái cây hoặc rau củ mềm.

Liệu trẻ có thừa hưởng sở thích cũng như khẩu vị của cha mẹ?

Sở thích vị giác của trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, di truyền chỉ là một trong số đó. Trẻ có thể có xu hướng thích những thức ăn đã tiếp xúc khi còn trong bụng mẹ, nhưng trẻ cũng sẽ có xu hướng thích những thức ăn mà chúng đã quen. Nếu bạn cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn, nhiều khả năng bé sẽ tiếp tục ăn khi lớn hơn. Trẻ cũng học theo và bắt chước phản ứng của cha mẹ với thức ăn. Vì vậy, tốt hơn hết là cha mẹ đừng để trẻ nhận rằng mình không thích thực phẩm cụ thể nào – đặc biệt là những loại thực phẩm lành mạnh mà bạn đang cố gắng khuyến khích trẻ ăn. Việc trẻ có thích đa dạng các loại thưc phẩm hay không cũng có thể phụ thuộc vào thời gian bạn cho con bú. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hương vị khác nhau trong sữa mẹ có thể có tác động tích cực đến vị giác của trẻ và khiến trẻ cởi mở dễ chấp hơn với việc ăn các loại thức ăn khác nhau khi lớn hơn.

Làm cách nào để giúp trẻ thưởng thức nhiều loại thức ăn khác nhau?

Cho trẻ thử nhiều loại thức ăn khác nhau, với nhiều mùi vị và kết cấu khác nhau, có thể giúp trẻ thích thú với nhiều loại thức ăn khi lớn hơn bởi đây là những thức ăn và hương vị mà chúng đã quen từ lúc nhỏ. Khi lần đầu tiên cho trẻ ăn thức ăn đặc, hãy chọn trái cây hoặc rau xay nhuyễn. Sau đó dần dần giới thiệu các hương vị mới. Tuy nhiên, đừng quá rụt rè. Bạn hãy chế biến các món ăn đa dạng để trẻ có thể thử.

Hãy để bé khám phá thức ăn theo tốc độ của riêng mình. Một vài vị đầu tiên trẻ có thể nếm thử và khám phá bằng lưỡi sau đó nhè ra. Tuy nhiên với sự khuyến khích và hỗ trợ, bạn có thể giúp cô ấy làm quen với các mùi vị khác nhau và cảm thấy tự tin khi thử các món ăn mới.

Bạn cần tránh thực phẩm chế biến sẵn, và không thêm muối hoặc đường vào thức ăn của trẻ. Thận trẻ không thể đối phó với chế độ ăn quá nhiều muối và đường có thể gây sâu răng cho trẻ. Bạn cũng không nên cho trẻ nếm thức ăn mặn hoặc nhiều đường, vì trẻ có thể bắt đầu thích chúng hơn những lựa chọn lành mạnh hơn.

Tại sao trẻ lại cho bất cứ thứ gì vào miệng?

Developmental milestones: taste - BabyCentre UK

Trẻ sử dụng miệng như một cách để khám phá, học hỏi và cảm nhận thế giới xung quanh. Ở trẻ sơ sinh, miệng nhạy cảm hơn bàn tay hoặc ngón tay. Vì vậy, dùng miệng là một cách thuận tiện để trẻ nhận biết các kết cấu và mùi vị khác nhau – cả thực phẩm và phi thực phẩm. Đó là lý do tại sao bạn thường thấy trẻ nhỏ nhặt đồ chơi, sách và các đồ vật khác và ngay lập tức cho vào miệng.

Bạn cần lưu ý để tránh cho trẻ không cho thứ gì sắc nhọn, bẩn hoặc nguy hiểm vào miệng. Nhưng bạn có thể giúp trẻ học hỏi bằng cách đưa ra những đồ chơi thú vị và phù hợp với lứa tuổi để trẻ khám phá bằng miệng. Nên giới thiệu cho trẻ những đồ chơi có kết màu sắc khác nhau, có thể có thêm ánh sáng hoặc tiếng động cũng là những điều thú vị với trẻ. Và khi được 12 đến 18 tháng tuổi, bé ít sử dụng miệng hơn để khám phá và nhận biết các đồ vật.

Làm thế nào để giúp con trẻ có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để có cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện? Liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

BS. Nguyễn Hoài Thu

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Tổng hợp từ Kid Health



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY