Tầm quan trọng của kali trong chế độ ăn của trẻ em

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Vì sao kali lại là chất dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn của trẻ? Thực phẩm nào giàu kali? Và điều gì sẽ xảy ra nếu mức kali trong cơ thể trẻ quá cao hoặc quá thấp?

Potassium là gì? Những điều có thể bạn chưa biết về Potassium

Tầm quan trọng của kali trong chế độ ăn của trẻ

Kali là một khoáng chất quan trọng mà cha mẹ cần tìm cách bổ sung trong chế độ ăn của trẻ, đặc biệt là nếu trẻ bắt đầu phàn nàn về việc hay đau bụng.

Mặc dù bổ sung kali không giúp giảm đau nhưng một chế độ ăn uống có nhiều thực phẩm giàu kali rất có lợi cho sức khỏe vì sẽ giúp: 

    • Kiểm soát huyết áp
    • Giảm nguy cơ sỏi thận
    • Giảm mất xương khi già.

Hầu hết trẻ em đều được cung cấp đủ kali nếu trẻ được ăn một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đa dạng các loại thực phẩm.

Hạ kali máu – Kali thấp ở trẻ em

Rất hiếm khi trẻ bị thiếu kali do chế độ ăn nghèo kali. Nhưng nếu trẻ bị nôn và tiêu chảy dẫn đến mất nước hoặc đổ mồ hôi quá nhiều, trẻ có thể bắt đầu có những dấu hiệu của việc thiếu kali (hạ kali máu). Kali có thể bị mất qua tiêu chảy, nôn mửa cũng như mồ hôi. Đôi khi sự thiếu hụt magie cũng có thể liên quan đến mất kali và hạ kali máu.

Các triệu chứng thiếu kali nhẹ có thể bao gồm yếu cơ, táo bón, mệt mỏi và khó chịu. Nếu hạ kali máu ở mức vừa hoặc nặng, sẽ xuất hiện các triệu chứng như tiểu nhiều, khó thở, tê liệt cơ bắp và rối loạn nhịp tim. Hạ kali máu nặng có thể đe dọa đến tính mạng.

Cha mẹ cần phải nắm được các triệu chứng mất nước ở trẻ.  Mặc dù mất nước có thể  là một trong những lý do khiến trẻ hạ kali máu, nhưng tình trạng này còn có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm khác. Một số triệu chứng phổ biến của mất nước bao gồm khô khô miệng, giảm lượng nước tiểu và lạnh tay chân. Và trong trường hợp này thì chắc chắn là phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Một trong những phương pháp điều trị mất nước tốt nhất chính là bù nước qua những cách cách như sử dụng như dung dịch bù nước đường uống và chế độ ăn BRAT (chuối, gạo, sốt táo, bánh mỳ nướng là các loại thực phẩm giúp cầm tiêu chảy) cũng có thể giúp khôi phục mức kali. Tuy nhiên, bù nước cũng không thể giải quyết được tình trạng hạ kali máu nếu không dung dịch bù nước không có chứa kali.

Tăng kali máu – Quá nhiều kali cũng có thể là một vấn đề

Tăng kali máu cũng nguy hiểm như hạ kali máu. Tuy nhiên, tình trạng tăng kali máu rất hiếm khi xảy ra nếu chỉ qua chế độ độ ăn mà không sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung kali hoặc có vấn đề về thận.

Tăng kali máu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như vấn đề về nhịp tim, vì vậy không nên sử dụng viên uống kali bổ sung cho trẻ trừ khi bác sĩ nhi khoa có khuyến cáo cụ thể. Các triệu chứng khác của tăng kali máu bao gồm mệt mỏi và tê ngứa chân tay.

Lượng kali khuyến nghị

Lượng kali khuyến nghị là 2000mg/ngày cho trẻ mới biết đi, 2300mg/ngày với trẻ nữ và 3000mg/ ngày với trẻ nam ở độ tuổi thanh thiếu niên, và ở người lớn thì lượng khuyến nghị là 3400mg/ngày. Tuy không cần thiết phải đếm từng lượng kali con bạn ăn vào mỗi ngày, nhưng hãy đảm bảo các loại thực phẩm bạn cho con ăn là những thực phẩm giàu kali để con được cung cấp đủ kali mỗi ngày.

Các loại thực phẩm giàu kali

Khi cha mẹ nghĩ về việc bổ sung thêm kali vào chế độ ăn của trẻ, điều đầu tiên họ nghĩ đến là cho trẻ ăn nhiều chuối hơn. Nhưng ngoài chuối vẫn còn nhiều loại thực phẩm khác giàu kali như:

    • Cá, đặc biệt là cá hồi và cá ngừ
    • Thịt gà
    • Thịt bò
    • Cà chua và các sản phẩm cà chua, chẳng hạn như nước ép cà chua, súp cà chua và sốt cà chua
    • Các loại hạt
    • Nho khô, mận khô và các loại trái cây sấy khô khác
    • Khoai tây
    • Các loại đậu, bao gồm đậu Hà Lan, đậu nành và đậu lăng
    • Chuối
    • Rau bina
    • Đu đủ
    • Sữa và nhiều sản phẩm từ sữa, bao gồm sữa lắc, phô mai và sữa chua
    • Bắp cải
    • Nước cam
    • Bông cải xanh
    • Cam
    • Dưa hấu
    • Bí đao và các loại rau màu vàng đậm khác.

Nhiều loại ngũ cốc ăn sáng tăng cường đặc biệt là ngũ cốc nguyên cám và các sản phẩm khác được làm từ 100% bột mì nguyên hạt (như bánh mì, gạo nâu hoặc bột yến mạch) cũng là nguồn cung cấp kali tốt. Không giống như các vitamin và khoáng chất khác, chẳng hạn như vitamin A, Vitamin C, canxi và sắt nhãn dinh dưỡng thường không liệt kê lượng kali có trong thực phẩm. Vì vậy việc tìm hiểu loại thực phẩm nào giàu kali lại càng cần thiết hơn.

Chế độ ăn kiêng hạn chế kali

Một số trẻ cũng có thể ăn chế độ ăn hạn chế kali. Điều này không phổ biến nhưng có thể xảy ra ở trẻ em bị bệnh thận nặng. Chế độ ăn cho bệnh suy thận nặng có thể bao gồm hạn chế kali, tùy thuộc vào quá trình điều trị.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

BS Nguyễn Hoài Thu

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Verywell Family



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY