Cân nặng sơ sinh thấp và nguy cơ béo phì
Ngày càng có nhiều lo ngại rằng tăng cân nhanh chóng trong những năm đầu đời, cho dù trẻ sinh ra có cân nặng bình thường khi sinh đủ tháng, hay sinh non và cân nặng sơ sinh thấp, đều có liên quan đến nguy cơ béo phì và rối loạn điều hòa glucose ở trong những năm sau này, không phụ thuộc vào cân nặng lúc sinh. Mối liên hệ giữa tăng cân nhanh với tình trạng cân nặng của trẻ em và người lớn sau này trong quần thể trẻ em nói chung đã được ghi nhận ngay từ những tuần đầu đời, 3 đến 6 tháng tuổi, cho đến 2 năm đầu và cả sau đó nữa.
Tình trạng nhẹ cân (low birth weight – LBW) có liên quan đến tình trạng béo phì ở trẻ em và người trưởng thành sau này và các bệnh liên quan như tăng huyết áp, tiểu đường và bệnh tim mạch. Trong một nhóm thuần tập gồm 463 trẻ sơ sinh hạn chế tăng trưởng trong tử cung có cân nặng <2211 g khi đủ tháng, chỉ số BMI ở trẻ 7 tuổi tỷ lệ thuận với mức tăng cân của trẻ trong 4 tháng đầu đời. Một nghiên cứu khác ở Hà Lan đã điều tra 403 người trưởng thành (19 tuổi) được sinh ra ở tuổi thai <32 tuần và nhận thấy rằng những người tăng cân nhiều trong vòng từ 0 đến 3 tháng tuổi có liên quan đến chỉ số BMI cao hơn ở tuổi 19.
Tình trạng nhẹ cân (low birth weight – LBW) có liên quan đến tình trạng béo phì ở trẻ em và người trưởng thành sau này.
Một nghiên cứu thuần tập công bố trên tạp chí Nature gần đây nghiên cứu gần 1000 trẻ em có cân nặng sơ sinh ≤2500g và tuổi thai ≤37 tuần đưa ra kết luận rằng tỷ lệ béo phì ở những trẻ sinh non có cân nặng sơ sinh 2001 đến 2500 g (11,2%) tương tự như tỷ lệ béo phì chung của quần thể trẻ và cao hơn so với trẻ sinh ra nặng <2000 g (4,8%).
Trong quần thể trẻ em nói chung, mối liên quan giữa tăng cân nhanh trong năm đầu đời ở những trẻ sinh non nhẹ cân có ý nghĩa tiên đoán mạnh mẽ tình trạng béo phì ở trẻ sau 8 tuổi. Dữ liệu của 3022 trẻ em trong Điều tra dọc quốc gia Hoa Kỳ về thanh thiếu niên cho thấy các một trong những yếu tố dự báo tốt nhất về tình trạng thừa cân ở trẻ em ở độ tuổi 6 đến 7 trẻ bị thừa cân sớm trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuổi và 4 đến 5 tuổi.
Trong một nhóm thuần tập gồm 1780 trẻ em ở Pháp, các yếu tố dự đoán tốt nhất về tình trạng thừa cân lúc 4 tuổi là có mẹ thừa cân và trẻ bị thừa cân khi 9 đến 24 tháng tuổi. Trong một nghiên cứu khác ở New York, Hoa Kỳ, yếu tố dự báo tốt nhất cho chỉ số BMI của người lớn trong một nhóm 261 phụ nữ (40 tuổi) là tiền sử tăng cân nhanh từ 1 đến 7 tuổi.
Nguyên nhân
Người ta thừa nhận rằng trẻ sơ sinh nhẹ cân chịu ảnh hưởng của các cơ chế thích ứng khác nhau với môi trường ngoài tử cung, trong đó có sự gia tăng chuyển hóa carbohydrate và hậu quả là tăng mỡ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như kháng insulin, béo phì và bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai. Những cơ chế này dẫn đến tăng nồng độ leptin thứ phát do tăng mức độ đề kháng của các thụ thể của nó, liên quan đến việc thiếu cảm giác no trong giai đoạn đầu đời, dẫn đến béo phì và rối loạn chuyển hóa ở tuổi thanh thiếu niên và tuổi trưởng thành, khi những trẻ sơ sinh này bị tiếp xúc với một môi trường dinh dưỡng với cung cấp dinh dưỡng quá mức trong những năm đầu đời.
Mối liên quan giữa tăng cân nhanh trong năm đầu đời ở những trẻ sinh non nhẹ cân có ý nghĩa tiên đoán mạnh mẽ tình trạng béo phì ở trẻ sau 8 tuổi.
Tăng trưởng bắt kịp (catch-up) ở trẻ có cân nặng lúc sơ sinh thấp cũng có vai trò trong cơ chế này. Tăng trưởng bắt kịp được định nghĩa là tốc độ tăng cân và/hoặc tăng trưởng cao hơn các giới hạn thống kê thông thường về độ tuổi và độ trưởng thành xảy ra trong một khoảng thời gian xác định, sau một thời gian ức chế tăng trưởng nhất thời. Tăng trưởng bắt kịp là một quá trình sinh lý liên quan đến sự phục hồi kích thước của một cơ thể, để nó có thể đạt được kích thước phù hợp với tuổi, giới tính và mức độ trưởng thành, tùy thuộc vào hoạt động của trục somatotropic, với sự gia tăng các thụ thể hormone.
Người ta nhận thấy rằng tăng trưởng bắt kịp> 0,67 SD sẽ liên quan đến béo phì trung tâm và kích hoạt kháng insulin, dẫn đến tăng tiết insulin bù đắp, ngay cả ở trẻ sơ sinh nhẹ cân có tốc độ tăng trưởng tăng nhưng vẫn nhỏ trong thời thơ ấu. Tăng trưởng bắt kịp sẽ thúc đẩy sự phục hồi của kích thước cơ thể và dự trữ chất béo mà không gây hậu quả nghiêm trọng đến cấu trúc trao đổi chất và thành phần cơ thể, sau một tuổi.
Một đánh giá gần đây đã được thực hiện để tìm kiếm bằng chứng về mối liên quan giữa trọng lượng thấp, kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2 ở người lớn, nghiên cứu tình trạng cơ thể và các con đường trao đổi chất. Nghiên cứu chỉ ra mối liên quan của nhiều yếu tố và kết luận, ở một số trẻ và người trưởng thành trước đây sinh non, tình trạng kháng insulin và tăng mỡ bụng bắt nguồn từ sự biến đổi của gen thụ thể glucocorticoid. Nồng độ glucocorticoid cao hơn kích hoạt trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận, thúc đẩy việc tiêu thụ thức ăn hợp khẩu vị, kích hoạt các trung tâm khoái cảm của não và kích hoạt sự tích tụ nhiều hơn các tế bào mỡ. Do đó, những người trưởng thành có tiền sử sinh non có thể tăng nhạy cảm với các yếu tố gây căng thẳng, dẫn đến sản xuất quá mức glucocorticoid, kích thích các tiền tế bào mỡ tăng sinh, làm tăng sự lắng đọng mỡ ở bụng.
Nếu bạn đang băn khoăn về việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé, liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
ThS. BS Đoàn Ngọc Hà
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Nature