Trẻ em cần hoạt động thể chất bao nhiêu mỗi ngày?

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Điều này phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và cả những hoạt động khác trong ngày của trẻ. Đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi) nên vận động khoảng 60 phút và có thể nhiều hơn đối với trẻ ở độ tuổi đi học và thanh thiếu niên (từ 6 đến 17 tuổi ). Điều này nghe có vẻ nhiều, nhưng bạn đừng lo lắng! Bởi trẻ có thể đáp ứng được với các mức hoạt động thể chất được khuyến nghị. Và bạn sẽ sớm khám phá ra những cách dễ dàng và thú vị để giúp trẻ đáp ứng được với khuyến nghị về vận động kể trên. Hãy khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động phù hợp với lứa tuổi rất đa dạng và đầy thú vị.

Quotes about Kids Playing (73 quotes)

Khuyến nghị cho trẻ em mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi)

Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi) nên vận động hàng ngày để tăng trưởng và phát triển. Các bậc phụ huynh nên khuyến khích trẻ vận động khi con chơi.

Khuyến nghị cho trẻ em và thanh thiếu niên đang tuổi đi học (từ 6 đến 17 tuổi)

Trẻ em và thanh thiếu niên từ 6 đến 17 tuổi nên vận động  60 phút (1 giờ) trở lên với các hoạt động thể chất ở cường độ trung bình đến mạnh mỗi ngày. Trẻ có thể tập thể dục nhịp điệu hay các hoạt động giúp xương chắc khỏe (như chạy hoặc nhảy) 3 lần mỗi tuần và các bài tập giúp cơ bắp phát triển như leo núi hoặc chống đẩy 3 lần mỗi tuần.

Dưới đây là 3 môn thể dục thể thao trẻ có thể lựa chọn tập luyện hàng tuần:

1. Các bài tập thể dục có nhịp điệu Aerobic, tăng cường hoạt động cho tim mạch

Với 60 phút hoạt động thể chất hàng ngày, trẻ có thể lựa chọn các bài tập thể dục, hay đi bộ, chạy hoặc bất cứ thứ gì làm tăng nhịp tim. Bạn nên khuyến khích trẻ tập các bài tập aerobic ít nhất 3 ngày một tuần đây là những hoạt động thể lực khiến trẻ thở nhanh và tim đập mạnh.

2. Các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp

Bao gồm các hoạt động như leo núi hoặc chống đẩy, nên tập ít nhất 3 ngày mỗi tuần mỗi lần 60 phút hoặc hơn.

3. Các bài tập tăng cường sức mạnh cho xương

Bao gồm các hoạt động như nhảy hoặc chạy, nên tập ít nhất 3 ngày mỗi tuần mỗi lần 60 phút hoặc hơn.

Làm cách nào để biết trẻ đang tập luyện các bài tập với cường độ trung bình hay mạnh?

Dưới đây là hai cách để biết được đâu là một hoạt động thể lực cường độ trung bình và mạnh:

– Có một thang điểm đánh giá mức độ hoạt động thể lực từ 0 đến 10, trong đó ngồi yên nghỉ ngơi tĩnh tại nằm ở mức 0 và mức độ hoạt động cao nhất là 10, hoạt động cường độ vừa phải là 5 hoặc 6. Khi trẻ hoạt động cường độ vừa phải, tim của chúng sẽ đập nhanh hơn và chúng sẽ thở nhanh hơn và gấp hơn nhiều so với khi nghỉ ngơi hoặc ngồi. Hoạt động cường độ mạnh là cấp độ 7 hoặc 8. Khi trẻ thực hiện hoạt động cường độ mạnh, tim của chúng sẽ đập nhanh hơn nhiều so với bình thường và chúng sẽ thở khó hơn nhiều so với bình thường.

– Một ví dụ khác, là khi con bạn đi bộ đến trường với bạn bè vào mỗi buổi sáng là khi trẻ đang hoạt động thể lực cường độ vừa phải. Nhưng khi ở trường, trẻ chạy hoặc đuổi theo người khác bằng cách chơi trò đuổi bắt trong giờ giải lao thì có thể chúng đang hoạt động với cường độ mạnh.

Thế nào là các hoạt động “phù hợp với lứa tuổi”?

Một số hoạt động thể chất phù hợp với trẻ em hơn thanh thiếu niên. Ví dụ, trẻ nhỏ hơn thường tăng cường cơ bắp của chúng khi chúng tập thể dục, chơi trong phòng tập thể dục hoặc leo cây. Trẻ em thường không cần các bài tập tăng cường cơ bắp nặng như nâng tạ. Khi trẻ lớn hơn và trở thành thanh thiếu niên, chúng có thể bắt đầu các bài tập như nâng tạ hoặc khi tham gia vào các đội bóng đá, bóng rổ sẽ có các bài tập rèn luyện thể chất.

Làm thế nào để giúp con trẻ có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để có cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

BS. Nguyễn Hoài Thu

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo CDC



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY