Trẻ nhỏ ăn dặm có cần thêm gia vị mặn không?

29/12/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Bữa ăn bổ sung của trẻ tập ăn dặm không chỉ cần đảm bảo tính đa dạng, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà còn cần chú ý đến việc sử dụng các gia vị mặn hợp lí. Một chế độ ăn thiếu hoặc thừa muối (natri) đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

ĂN DẶM

Chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ nhỏ có cần thêm gia vị mặn không?

Từ khi tròn 6 tháng tuổi (183 ngày sau sinh), sữa mẹ không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Do đó, cần cho trẻ ăn bổ sung ngoài sữa mẹ. 6 tháng là thời điểm thích hợp để trẻ bắt đầu ăn dặm / ăn bổ sung vì:

  • Sự thèm ăn của bé sẽ tăng lên và chúng sẽ không còn được thỏa mãn khi chỉ ăn sữa.
  • 6 tháng – 183 ngày là thời điểm tốt để bắt đầu ăn dặm nhằm tránh tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ phát triển đủ để tiêu hóa các thức ăn đặc hơn.

Ăn bổ sung là thời kỳ bé chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa sang chế độ ăn các thức ăn giống như của người lớn. Chế độ ăn dặm của trẻ thường được bổ sung thêm các thức ăn đặc khác ngoài sữa mẹ như bột, cháo,cơm, rau, hoa quả, trứng, thịt cá tôm…. Đây là những thức ăn bổ sung cho sữa mẹ, chứ không hoàn toàn thay thế được sữa mẹ để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ. Thức ăn bổ sung phải là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và đủ về mặt số lượng để trẻ có thể tiếp tục phát triển.

Bữa ăn bổ sung không chỉ cần đảm bảo tính đa dạng, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà còn cần chú ý đến việc sử dụng các gia vị mặn hợp lí. Một chế độ ăn thiếu hoặc thừa muối (natri) đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Vai trò của muối đối với bữa ăn bổ sung của trẻ

Natri và Clo là thành phần chủ yếu có trong muối và là hai nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Điều này có nghĩa rằng trong tất cả các giai đoạn phát triển trẻ đều cần bổ sung muối.

Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn mà lượng muối cung cấp là khác nhau. Lượng muối cần bổ sung cho từng nhóm tuổi ở trẻ

Nhu cầu khuyến nghị về Natri/Muối

Nhu cầu khuyến nghị về Natri/Muối

Như vậy có thể thấy nhu cầu về muối hay natri của trẻ dưới 1 tuổi là rất nhỏ, bên cạnh đó các thực phẩm trẻ thường ăn như sữa có khoảng 240mg Natri/l, một bát bột cho trẻ có khoảng 75mg Natri…. Vậy nên với trẻ dưới 1 tuổi việc bổ sung gia vị, muối là không cần thiết. Thậm chí chức năng thận của trẻ dưới 12 tháng tuổi rất non nớt và việc mẹ nêm quá nhiều muối/mắm khi nấu bột/cháo sẽ

  • khiến trẻ có thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn,
  • thận phải làm việc nhiều, lâu dài dễ đưa đến tổn hại chức năng thận.
  • nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai
  • ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm còn có thể gây tổn thương não bộ của trẻ.

Ở trẻ mới ăn dặm, trẻ hoàn toàn chưa biết phân biệt mặn nhạt là gì. Tuy nhiên một số mẹ đã nhầm lẫn ở đây và hay có thói quen nếm thức ăn cho trẻ, nghĩ rằng trẻ em cũng giống mình, phải vừa miệng thì trẻ ăn mới ngon. Tuy nhiên, quan niệm này tiềm ẩn nguy cơ lâu dài cho sức khỏe của trẻ. Không những thế, việc mẹ nêm quá nhiều muối/mắm khi nấu bột/cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn, thận phải làm việc nhiều, lâu dài dễ đưa đến tổn hại chức năng thận, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai.…

Với trẻ trên 1 tuổi, muối cần được tiêu thụ hàng ngày nhưng chỉ cần một lượng rất ít và mẹ có thể bắt đầu nêm gia vị vào bữa ăn của trẻ. Nếu tính cả lượng muối có trong nước mắm, nước chấm các loại, bột canh, hạt nêm và thực phẩm thì cơ thể trẻ 1-2 tuổi chỉ cần 2,3/ngày. Trong chế biến bữa ăn bổ sung cho trẻ 1-2 tuổi có thể sử dụng những gia vị mặn chứa natri nhưng với số lượng hợp lý (1,5g muối/ngày) vì một phần nhu cầu muối của trẻ đã được cung cấp 20% từ các thực phẩm chế biến sẵn và 10% từ các thực phẩm tự nhiên.

Ngoài bổ sung các gia vị tạo vị mặn như muối, nước mắm, hạt nêm mẹ có thể cho một lượng phô mai phù hợp vào bát bột/cháo của trẻ thay thế cho nước mắm/muối. Vì phomai cũng có vị mặn. Hàm lượng canxi của phô mai cao hơn so với sữa nguyên chất. Đồng thời, protein và chất béo cũng được cô đặc, do đó hàm lượng protein của phô mai gấp 7,8 lần sữa và hàm lượng chất béo gấp 6,5 lần sữa. Hàm lượng natri của phô mai gấp 9,2 lần so với sữa nguyên chất. Tuy nhiên 100g phô mai chứa 160mg natri, không ảnh hưởng quá nhiều đến lượng muối nạp vào cơ thể. Với 1 viên phô mai 15g thì lượng natri cung cấp cho trẻ chỉ khoảng 24mg và không bị vượt quá mức khuyến nghị natri của trẻ. Mẹ nên cho phomai vào bát bột của trẻ sau khi cho dầu ăn. Như vậy, bát bột/cháo của trẻ cũng sẽ thơm, ngon, ngậy và không quá nhạt.

Nêm gia vị mặn hợp lí vào bột/cháo là rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Đối với trẻ từ khi mới ăn dặm cho đến 12 tháng mẹ không nên thêm gia vị mặn vào bột/cháo của trẻ. Từ khi bé được 1 tuổi đến 2 tuổi, mẹ nên nêm nhạt hơn so với cảm nhận vị mặn của người lớn vì bé chỉ cần 2,3g muối/ngày. Như vậy sẽ tránh được thói quen ăn mặn sau này, phòng ngừa tăng huyết áp và các bệnh tim mạch cho trẻ trong tương lai.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

BS. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY