Triệu chứng mất nước ở trẻ sơ sinh

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Mất nước (Dehydration) là hậu quả của hiện tượng lượng nước mất qua mồ hôi, nôn hay tiêu chảy – nhiều hơn lượng nước được đưa vào cơ thể. Trẻ thường bị mất nước do hậu quả của một viêm nhiễm gây ra sốt cao hoặc nôn và tiêu chảy nhiều.

Dehydration in Infants: Signs, Causes, Treatment, Prevention

Ngoài ra, trẻ bị ốm thường xuyên không muốn ăn hoặc uống cũng góp phần gây ra mất nước. Hầu hết các trường hợp bị mất nước đều không quá nghiêm trọng, nhưng nếu không điều trị, mất nước có thể đe dọa tính mạng. Trong những trường hợp nặng, trẻ có thể cần được truyền nước qua tĩnh mạch để cung cấp nước lại cho cơ thể.

Tã khô

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của mất nước ở trẻ sơ sinh là tã của bé không ẩm ướt. Nếu tã của bé khô ráo trong 6 đến 8 tiếng nghĩa là bé đã bị mất nước. Ngoài ra, trẻ chỉ có một lượng nhỏ nước tiểu có màu tối hơn bình thường hoặc có mùi nặng hơn bình thường cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị mất nước.

Không có nước mắt

Trẻ sơ sinh bị mất nước sẽ khóc mà không có chút nước mắt nào. Trên thực tế, con của bạn có thể khóc nhiều hơn bình thường bởi vì mất nước sẽ khiến bé thấy khó chịu và kích thích, nhưng khi tình trạng mất nước nặng hơn thì nước mắt sẽ không được tạo ra bởi vì cơ thể đang rất thiếu nước.

Thóp của trẻ bị lõm sâu

Thóp của trẻ sơ sinh vẫn chưa đóng kín hoàn toàn nên có thể đây là dấu hiệu nhận biết liệu trẻ có bị mất nước hay không. Khi trẻ bị mất nước, thóp có thể sẽ bị lõm xuống. Mắt trẻ cũng bị trũng xuống. Nếu bạn thấy hiện tượng này thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ Nhi khoa bởi vì đây có thể là dấu hiệu của mất nước nặng cần phải chăm sóc y tế ngay.

Trẻ ít hoạt động

Trẻ bị mất nước sẽ hoạt động ít hơn so với bình thường hoặc có thể buồn ngủ hoặc ngủ li bì. Nếu con của bạn rất buồn ngủ hoặc ngủ rất khó đánh thức thì đó có thể là dấu hiệu của mất nước nghiêm trọng, và bạn nên thông báo ngay với bác sĩ.

Da khô và lạnh

Khi trẻ sơ sinh bị mất nước, da của trẻ khi chạm vào sẽ có cảm thấy khô và mát hoặc lạnh. Môi trẻ cũng sẽ bị khô và nứt nẻ. Đặc biệt, chân và tay trẻ khi chạm vào cảm thấy lạnh, có các mảng màu khác cũng có thể là dấu hiệu của mất nước nặng. Nếu bạn nghi ngờ bé bị mất nước, thử véo da của bé bằng hai đầu ngón tay trỏ và ngón tay cái. Nếu da của trẻ vẫn giữ nguyên tình trạng như lúc véo da sau khi bạn đã thả ra thì nghĩa là trẻ đã bị mất nước.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Livestrong



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY